Tác giả: Yamada Amy
Thể loại: Truyện Khác
Nguồn:
Trạng thái: FULL
Số chương: 11
Tần suất cập nhật: 1 phút/chương
Ngày đăng: 5 năm trước
Cập nhật: 5 năm trước
Tác giả :Yamada Amy
Yamada Amy tên thật là Yamada Futaba, sinh năm 1959 ở Tokyo. Bà từng theo học tại khoa Văn học Nhật Bản thuộc trường đại học Minh Trị, tuy nhiên vào năm 1981, bà bỏ dở công việc học tập của mình rồi vừa đi làm thêm vừa tranh truyện manga. Một số tác phẩm manga đã được bà công bố trong thời gian này, và đến năm 1985, Yamada Amy chuyển sang viết tiểu thuyết với tác phẩm đầu tay Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường (Bedtime Eyes). Tiếp sau đó, Yamada Amy còn cho ra đời rất nhiều các tác phẩm có giá trị khác như Sống lưng của Jesse, Soul Music Lovers Only, Animal Logic v.v. Trong đó, riêng Soul Music Lovers Only giành được giải Naoki lần thứ 97 vào năm 1987, đây là giải thưởng văn học danh giá nhất Nhật Bản dành cho các tác phẩm văn học đại chúng; còn Sống lưng của Jesse lọt vào danh sách đề cử giải Akutagawa.
Yamada Amy nổi tiếng với các tác phẩm viết về tình yêu nam nữ đề cao bản năng nhục thể. Người da đen cũng là những nhân vật thường xuyên xuất hiện trong tiểu thuyết và truyện của bà. Tình yêu dưới ngòi bút của Yamada Amy vừa ngọt ngào, vừa đau đớn và đậm đặc. Trong dịp nhận giải Akutagawa, giải thưởng văn học danh giá nhất dành cho dòng văn học hàn lâm Nhật Bản, Wataya Risa (giành giải khi mới 19 tuổi với tác phẩm The Back I Want to Kick, trở thành tác giả trẻ tuổi nhất trong lịch sử được trao giải này) và Kanehara Hitomi (giành giải với tác phẩm Snakes and Earrings khi mới 20 tuổi) cùng cho rằng, các tác phẩm của Yamada Amy có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều nhà văn Nhật hiện đại.
Tác phẩm
Cùng với Những ngón tay của nghệ sỹ dương cầm, Sống lưng của Jesse, Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường là truyện dài nằm trong bộ ba tác phẩm có cùng motip mối quan hệ giữa một người đàn ông Châu Phi và một phụ nữ Nhật Bản của nữ nhà văn Amy Yamada. Được xuất bản vào năm 1985, câu chuyện xoay quanh mối quan hệ đầy dông bão, không tách rời khỏi tình dục và bạo lực, giữa nữ nhân vật chính-Kim, một ca sỹ Nhật Bản hát nhạc Jazz tại hộp đêm và Spoon- một lính Mỹ da đen đảo ngũ. Đó là một tình yêu bản năng, cuồng nhiệt, không toan tính và băng qua mọi giới hạn của hai con người tận đáy cùng xã hội. Tình yêu ấy tồn tạo trong một thế giới dường như quá cách biệt với những gì bình lặng, nơi những cam kết không có chỗ, nơi người ta phải tìm đến chiếc thìa như một xác tín cho sự tồn tại, nơi không có lý trí, không tương lai, không đi đến đâu và cũng chẳng kết thúc khi đã bị chia cắt. Tình yêu đó, chân thật, mạnh mẽ, và chỉ cần duy nhất chính nó để tồn tại, để ám ảnh “Bây giờ thì tôi sẽ không thể nào thoát ra khỏi cái ảo giác tựa như đôi mắt sáng quắc ấy đang đợi mình trong chăn được nữa”.
Với giọng văn chân thực, đẫm chất thế tục,Yamada viết về sex một cách thẳng thắn và tràn đầy hứng khởi, nhưng chủ đề của tác phẩm nói với ta nhiều hơn là sex, đó là một tình yêu thực sự có thể nảy mầm từ bất cứ mảnh đất nào.
Ngay khi xuất hiện, Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường đã giành được những lời ca ngợi hết mực của một số thành viên ban giám khảo giải Văn Nghệ và đã trúng giải. Tuy nhiên, dư luận lúc ấy lại quan tâm tới yếu tố tình dục được mô tả vô cùng sinh động trong đó hơn là bản thân tác phẩm. Nó thậm chí còn bị gán mác “một loại truyện giường chiếu” cho đến khi người ta nhận ra giá trị đích thực vượt trên cả những yếu tố tình dục. Trả lời Yoshimoto Banana trong một cuộc đối thoại, Yamada Amy nói rằng: “Người ta bảo tôi thích viết về sex, nhưng cái tôi muốn viết không phải là sex. (…) Tôi muốn viết về những cái được sinh ra từ sex, vì vậy mà tôi phải miêu tả nó một cách chi tiết. Tuy nhiên người ta không hiểu được điều này, (…).”
Yamada Amy cảm nhận rõ ràng rằng, từ khi sinh ra con người đã có một cơ thể hoàn mỹ, dù lí trí và tinh thần có to lớn đến đâu thì thứ nâng đỡ và chi phối chúng vẫn chính là nhục thể. Con người khám phá ra sức hấp dẫn của nhau, khẳng định tình yêu dành cho nhau và khắc sâu hơn nữa điều ấy bằng cách chạm vào cơ thể nhau. Các nhân vật của Yamada Amy yêu bằng toàn bộ cơ thể. Họ phải đón nhận tất cả: niềm vui, sự dằn vặt, sự đau đớn bằng cơ thể của mình. Đó là thứ tình yêu của bản năng nhục thể. Đó là thứ tình yêu đẹp. Bà cho rằng: “Khi bạn yêu cơ thể ai đó, ấy là bạn đã yêu tâm hồn người ta rồi.” Trân trọng nhục thể, để từ đó yêu mến tâm hồn.
Tác giả : Yamada Amy
Thể loại: Truyện Khác
Nguồn:
Trạng thái: FULL
Số chương: 11
Tần suất cập nhật: 1 phút/chương
Ngày đăng: 5 năm trước
Cập nhật: 5 năm trước
Tác giả :Yamada Amy
Yamada Amy tên thật là Yamada Futaba, sinh năm 1959 ở Tokyo. Bà từng theo học tại khoa Văn học Nhật Bản thuộc trường đại học Minh Trị, tuy nhiên vào năm 1981, bà bỏ dở công việc học tập của mình rồi vừa đi làm thêm vừa... vẽ tranh truyện manga. Một số tác phẩm manga đã được bà công bố trong thời gian này, và đến năm 1985, Yamada Amy chuyển sang viết tiểu thuyết với tác phẩm đầu tay Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường (Bedtime Eyes). Tiếp sau đó, Yamada Amy còn cho ra đời rất nhiều các tác phẩm có giá trị khác như Sống lưng của Jesse, Soul Music Lovers Only, Animal Logic v.v. Trong đó, riêng Soul Music Lovers Only giành được giải Naoki lần thứ 97 vào năm 1987, đây là giải thưởng văn học danh giá nhất Nhật Bản dành cho các tác phẩm văn học đại chúng; còn Sống lưng của Jesse lọt vào danh sách đề cử giải Akutagawa.
Yamada Amy nổi tiếng với các tác phẩm viết về tình yêu nam nữ đề cao bản năng nhục thể. Người da đen cũng là những nhân vật thường xuyên xuất hiện trong tiểu thuyết và truyện của bà. Tình yêu dưới ngòi bút của Yamada Amy vừa ngọt ngào, vừa đau đớn và đậm đặc. Trong dịp nhận giải Akutagawa, giải thưởng văn học danh giá nhất dành cho dòng văn học hàn lâm Nhật Bản, Wataya Risa (giành giải khi mới 19 tuổi với tác phẩm The Back I Want to Kick, trở thành tác giả trẻ tuổi nhất trong lịch sử được trao giải này) và Kanehara Hitomi (giành giải với tác phẩm Snakes and Earrings khi mới 20 tuổi) cùng cho rằng, các tác phẩm của Yamada Amy có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều nhà văn Nhật hiện đại.
Tác phẩm
Cùng với Những ngón tay của nghệ sỹ dương cầm, Sống lưng của Jesse, Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường là truyện dài nằm trong bộ ba tác phẩm có cùng motip mối quan hệ giữa một người đàn ông Châu Phi và một phụ nữ Nhật Bản của nữ nhà văn Amy Yamada. Được xuất bản vào năm 1985, câu chuyện xoay quanh mối quan hệ đầy dông bão, không tách rời khỏi tình dục và bạo lực, giữa nữ nhân vật chính-Kim, một ca sỹ Nhật Bản hát nhạc Jazz tại hộp đêm và Spoon- một lính Mỹ da đen đảo ngũ. Đó là một tình yêu bản năng, cuồng nhiệt, không toan tính và băng qua mọi giới hạn của hai con người tận đáy cùng xã hội. Tình yêu ấy tồn tạo trong một thế giới dường như quá cách biệt với những gì bình lặng, nơi những cam kết không có chỗ, nơi người ta phải tìm đến chiếc thìa như một xác tín cho sự tồn tại, nơi không có lý trí, không tương lai, không đi đến đâu và cũng chẳng kết thúc khi đã bị chia cắt. Tình yêu đó, chân thật, mạnh mẽ, và chỉ cần duy nhất chính nó để tồn tại, để ám ảnh “Bây giờ thì tôi sẽ không thể nào thoát ra khỏi cái ảo giác tựa như đôi mắt sáng quắc ấy đang đợi mình trong chăn được nữa”.
Với giọng văn chân thực, đẫm chất thế tục,Yamada viết về sex một cách thẳng thắn và tràn đầy hứng khởi, nhưng chủ đề của tác phẩm nói với ta nhiều hơn là sex, đó là một tình yêu thực sự có thể nảy mầm từ bất cứ mảnh đất nào.
Ngay khi xuất hiện, Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường đã giành được những lời ca ngợi hết mực của một số thành viên ban giám khảo giải Văn Nghệ và đã trúng giải. Tuy nhiên, dư luận lúc ấy lại quan tâm tới yếu tố tình dục được mô tả vô cùng sinh động trong đó hơn là bản thân tác phẩm. Nó thậm chí còn bị gán mác “một loại truyện giường chiếu” cho đến khi người ta nhận ra giá trị đích thực vượt trên cả những yếu tố tình dục. Trả lời Yoshimoto Banana trong một cuộc đối thoại, Yamada Amy nói rằng: “Người ta bảo tôi thích viết về sex, nhưng cái tôi muốn viết không phải là sex. (…) Tôi muốn viết về những cái được sinh ra từ sex, vì vậy mà tôi phải miêu tả nó một cách chi tiết. Tuy nhiên người ta không hiểu được điều này, (…).”
Yamada Amy cảm nhận rõ ràng rằng, từ khi sinh ra con người đã có một cơ thể hoàn mỹ, dù lí trí và tinh thần có to lớn đến đâu thì thứ nâng đỡ và chi phối chúng vẫn chính là nhục thể. Con người khám phá ra sức hấp dẫn của nhau, khẳng định tình yêu dành cho nhau và khắc sâu hơn nữa điều ấy bằng cách chạm vào cơ thể nhau. Các nhân vật của Yamada Amy yêu bằng toàn bộ cơ thể. Họ phải đón nhận tất cả: niềm vui, sự dằn vặt, sự đau đớn bằng cơ thể của mình. Đó là thứ tình yêu của bản năng nhục thể. Đó là thứ tình yêu đẹp. Bà cho rằng: “Khi bạn yêu cơ thể ai đó, ấy là bạn đã yêu tâm hồn người ta rồi.” Trân trọng nhục thể, để từ đó yêu mến tâm hồn.