Đầm lầy ngày xuân

Là người tặng quà, Thang Yểu cũng rất lo lắng.
 
Dù sao cô cũng đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua bộ đồ đó, nếu Văn Bách Linh không thích, cô sẽ cảm thấy rất lãng phí.
 
Thấy Bách Linh cầm chiếc hộp lên, hình như hơi bối rối, Thang Yểu thấp thỏm hỏi: “Văn Bách Linh, anh có thích… Bộ đồ ngủ này không?” 
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
 
“Rất thích.”
 
Văn Bách Linh đậy lại hộp quà, nghiêng người đặt nó ra sau, khởi động xe, trêu Thang Yểu: “Tôi chỉ đang nghĩ xem sau khi mặc nó nên nói gì với em.”
 
Đúng vậy, anh đưa cô một cây bút máy, còn thấy cô dùng nó.
 
Những chiếc kẹp tóc nhỏ mà bạn cô tặng sinh nhật cũng thấy cô dùng.
 
Nhưng bộ đồ ngủ này...
 
Không, bộ đồ ở nhà này, Văn Bách Linh cũng không thể cứ thế mặc cho cô xem...
 
Thang Yểu đỏ mặt.
 
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Cô bối rối đến mức nói một hơi dài: “Tôi đã mô tả chiều cao của anh với nhân viên, chắc là số đo cũng không sai. Nếu anh không thích màu này, trong cửa hàng còn có màu xám nữa, tôi đưa hóa đơn cho anh, anh đi đổi, cũng không cần phải cho tôi xem đâu!”
 
Văn Bách Linh ngẩn người, cười lớn: “Mồm miệng còn nhanh nhảu hơn diễn viên tướng thanh* đấy”
 
*Tướng thanh; tấu nói (một loại khúc nghệ của Trung Quốc dùng những câu nói vui, hỏi đáp hài hước hoặc nói, hát để gây cười, phần nhiều dùng để châm biếm thói hư tật xấu và ca ngợi người tốt việc tốt).
 
Hôm đó, Thang Yểu cũng cười như vậy, nhưng do diễn viên tướng thánh chọc cười.
 
Cô cười nghiêng ngả trong quán trà, quên cả đồ ăn trên bàn, cười đến đau bụng. Tâm trạng cũng được thả lỏng sau kỳ thi.
 
Sau nhiều lần cười, cô vô thức quay đầu lại nhìn Văn Bách Linh trong ánh sáng lờ mờ.
 
Anh cũng cười, thỉnh thoảng lại đưa cho cô một ly trà: “Uống đi rồi cười tiếp.”
 
Bọn họ xem hai vở tướng thanh, đến tối mới ra khỏi quán trà, đi ăn tối rồi lại đi bộ đến phố Tiền Môn.
 
Đây là ngày cuối cùng của tháng sáu.
 
Sau hạ chí, thủ đô đã bắt đầu bước vào mùa hè oi bức, đi vài bước là đổ mồ hôi. Văn Bách Linh xếp hàng cùng một nhóm khách du lịch đến thăm thủ đô, đợi ở quầy hàng bên ngoài quán trà để mua kem ốc quế vị hoa nhài cho Thang Yểu.
 
Anh nói: “Khi còn nhỏ nhà bà nội tôi ở gần đây, tôi thường ăn món này, rất ngon, lát nữa em thử xem.”
 
Hàng người dài đằng đẵng, cuối cùng cũng mua được kem ốc quế, nhưng lại không thấy Thang Yểu.
 
Văn Bách Linh giơ kem ốc quế nhìn xung quanh, bỗng nhiên thấy bóng dáng Thang Yểu đi từ trong ngách ra, băng qua biển người, mỉm cười chạy tới chỗ anh.
 
“Không sợ đi lạc?”
 
“Không đâu, anh cao như vậy, dù ở xa đến mấy tôi cũng thấy anh.”
 
Hỏi cô đi đâu, Thang Yểu thần thần bí bí không nói gì, chỉ lo cúi đầu ăn kem ốc quế.
 
Một tay khác giấu sau lưng, đổi góc để anh không thấy cô đang cầm gì: “Kem ốc quế này ngon thật đấy.”
 

Nói câu này, ánh mắt cô lảng tránh, rõ ràng có gì đó bất thường.
 
Trở lại xe, Văn Bách Linh mới biết thứ thần bí ấy là gì.
 
Thang Yểu giơ chiếc túi giấy giấy sau lưng ra, trong đó có một chiếc bánh kem hình tam giác cỡ một lòng bàn tay.
 
“Tôi thuyết phục rất lâu chủ quán mới đồng ý cho tôi một cây nến đấy, tôi còn mua một chiếc bật lửa đấy.”
 
Thang Yểu nhất quyết không cho Văn Bách Linh động vào, cô tự mở bánh kem, cắm nến, lại dùng bật lửa châm nến rồi đưa bánh đến trước mặt Văn Bách Linh để anh ước nguyện.
 
Truyền thống của nhà họ Văn là chỉ tổ chức sinh nhật cho trẻ nhỏ đến khi 18 tuổi, sau 18 tuổi phải chờ đến năm 60 tuổi mới có thể tiếp tục tổ chức sinh nhật, khi đó gọi là mừng thọ.
 
Nhưng sau khi thành niên, mỗi người đều có bạn bè của mình, dù gia đình không tổ chức thì bạn bè cũng sẽ chúc mừng.
 
Từ tối qua đến giờ Văn Bách Linh vẫn chưa tắt chế độ máy bay đi, nếu không bạn bè sẽ không để anh rảnh rỗi, kiểu gì cũng bị công kích tin nhắn và cuộc gọi.
 
Anh từng tổ chức đủ kiểu tiệc sinh nhật.
 
Ở du thuyền, ở biệt thự, ở khách sạn, ở câu lạc bộ...
 
Những chiếc bánh kem đó tinh xảo, sao hơn đầu người, champagne mua theo thùng, vung tiền như rác.
 
Nhưng không gì bằng lúc này.
 
Thang Yểu cũng rất tò mò, không biết người sinh ra đã ngậm thìa vàng như Văn Bách Linh, ăn uống không lo, muốn gió được gió, muốn mưa được mưa, còn có ước nguyện gì nữa.
 
Nhưng Văn Bách Linh không nhắm mắt, xuyên qua ánh nến để nhìn cô.
 
Lâu đến mức Thang Yểu cảm thấy mất tự nhiên.
 
Nụ cười của cô trở nên cứng nhắc, đang muốn hỏi Văn Bách Linh, sao vẫn chưa ước, lại thấy Văn Bách Linh đột nhiên cười, thổi tắt ngọn nến.
 
“Ước xong rồi.” Anh nói.
 
Hôm đó Thang Yểu kịp về ký túc xá trước giờ giới nghiêm vài phút, trong đêm Văn Bách Linh cũng vội đến sân bay để ra nước ngoài.
 
Gặp gỡ rồi lại chia xa, sau này còn gặp lại.
 
Sau một kỳ thi bận rộn, cuối cùng cũng đã đến kỳ nghỉ hè.
 
Dì út đã rời khỏi cửa hàng bánh kem đầu tiên ở thủ đô, cũng chuyển ra khỏi biệt thự cao cấp, bây giờ kinh doanh cửa hàng của riêng mình.
 
Làm ăn rất thuận lợi, những chuyện phiền toái trong tưởng tượng cũng không xảy ra, theo như lời của dì út thì: “Cuộc sống còn có hy vọng”.
 
Thang Yểu tìm vài việc làm bán thời gian, sau đó mới về quê.
 
Cô dùng tiền mình kiếm được để mua quần áo mới cho mẹ và bà ngoại. Mới vào hè, những chiếc áo len thanh lý trái mùa có vẻ hơi lỗi mốt nhưng mẹ và bà cô vẫn rất vui vẻ.
 
Sau khi bị bệnh, bà ngoại khó có thể nói được câu hoàn chỉnh, mở miệng một lúc lâu, khó khăn lắm mới nói được một chút.
 
Mẹ cô cười thuật lại: “Con nhìn bà ngoại con vui thế nào kìa, cười híp cả mắt.” 
 
Nghỉ hè, Thang Yểu xin được việc trong cửa hàng đồ ăn nhanh ở quê, bị ông chủ Chu Bái Bì* chèn ép suốt một tháng.
 
*Chu Bái Bì: Là một tên địa chủ ác bá dưới ngòi bút của tác giả Cao Ngọc Bá trong truyện Nửa Đêm Gà Gáy. Trong truyện, vì Chu Bái Bì muốn bóc lột người làm nên đã giả tiếng gà gáy vào nửa đêm để buộc bọn họ phải rời giường sớm nai lưng ra lao động, trong khế ước bán thân có quy định là gà gáy phải rời giường làm việc.

 
Nói thế nào nhỉ, trong khổ lại có sướng. Dù sao thì cô cũng tiết kiệm được tiền học phí và tiền sinh hoạt, không lo ăn mặc, biết hài lòng thì mới hạnh phúc được.
 
Tháng chín, cuộc sống đại học chính thức bắt đầu.
 
Thang Yểu và bạn cùng phòng đang ngồi trên bậc thang ở sân thể dục, thấy rất nhiều đàn em năm nhất đến báo danh, mặc đồng phục huấn luyện quân sư đi khắp sân trường, ai nấy đều tràn đầy sức sống.
 
Các cô cảm thán: “Già rồi già rồi, chúng ta thật sự già rồi.”
 
Lữ Thiên ngồi giữa, trái phải lay lay Thang Yểu và Trần Di Kỳ, hưng phấn mà nói, thấy một đàn em rất đẹp trai, vóc dáng cao còn trưởng thành.
 
Có lẽ là nghĩ tới vóc dáng cao, Trần Di Kỳ đột nhiên hỏi: “Thang Yểu, lâu rồi Văn Bách Linh không tới tìm cậu nhỉ, anh ấy còn chưa về nước à?”
 
Thang Yểu cười: “Không tới.” 
 
“Còn tưởng rằng cậu là người đầu tiên thoát kiếp độc thân ở phòng chúng ta chứ.”
 
“Chỉ là bạn bè bình thường.”
 
Lời này giống như tự thôi miên, nói nhiều chính cô cũng không tin, cho nên chỉ nói đúng một câu như vậy, Thang Yểu lập tức đổi chủ đề: “Trưa nay chúng ta ăn gì?”
 
Học kỳ này vẫn rất bận rộn, thỉnh thoảng cô vẫn nói chuyện điện thoại với Văn Bách Linh.
 
Nhưng cô lại vô tình gặp được Phí Dụ Chi đang mua sắm gần tiệm bánh của dì út, bị anh ấy kéo đi uống cafe, cuối cùng về đến ký túc xá lại bị mất ngủ, một đêm không ngủ, mở mắt đến năm rưỡi sáng...
 
Rèm cửa trong phòng không kéo kĩ, Thang Yểu nhìn qua khe cửa thấy bầu trời u ám, cũng thấy trận tuyết rơi đầu mùa đông.
 
Mùa đông tới.
 
Không biết chỗ Văn Bách Linh có tuyết rơi không.
 
Văn Bách Linh đang ở nước ngoài, trốn khỏi tiệc rượu ồn ào, ngồi trên ghế sofa ở sân thượng, cầm máy tính bảng kiểm tra thông báo.
 
Có người ngồi xuống cạnh anh, châm một điếu thuốc.
 
Văn Bách Linh không cần quay đầu lại đã biết người đến là ai, bỏ công việc trong tay xuống: “Anh, sang năm em định về nước.”
 
Hai anh em trông rất giống nhau.
 
Nhưng Văn Bách Kỳ hơn Văn Bách Linh mười tuổi, từ hai mươi tuổi đã bắt đầu đảm đương công việc của gia đình, trông có vẻ trưởng thành hơn Văn Bách Linh.
 
Văn Bách Kỳ ngậm thuốc lá, trêu chọc em trai: “Về nước tìm Phùng Giai Anh”
 
Phùng Giai Anh.
 
Tên dì út của hang Yểu.
 
Văn Bách Linh kinh ngạc một chút mới bất đắc dĩ thở dài: “Sao anh cũng nói nhảm, chưa từng nghe câu lời đồn không ở chỗ người thông minh à”. Đùa xong, Văn Bách Kỳ nói chuyện chính.
 
Anh ấy nói đến các dự án trong năm tới, có mấy dự án trong nước, hỏi Văn Bách Linh có cảm thấy hứng thú hay không.
 
“Nhưng bố muốn em ở lại đây.”

 
Văn Bách Linh nói mình thích ở trong nước hơn, nguyên nhân là do trong đầu hiện lên dáng vẻ Thang Yểu cầm bánh kem.
 
Ánh nến chiếu sáng hai mắt cô, sáng ngời động lòng người.
 
Anh cụp mắt mỉm cười.
 
Giữa hai anh em ruột nào có bí mật.
 
Thấy em trai mình cụp mắt một lát, Văn Bách Kỳ đã đoán được manh mối: “Em có người mình thích rồi?”
 
Văn Bách Linh cười “Ừm” một tiếng.
 
“Là người mà anh quen ư”
 
“Không phải, một cô gái gia cảnh bình thường, là sinh viên, cả tính cách lẫn học tập để xuất sắc, hàng năm nhận học bổng, người ta còn là lớp trưởng đấy.”
 
Như sợ Văn Bách Linh có hành vi xấu như bao dưỡng nữ sinh, Văn Bách Kỳ dụi điếu thuốc, nhíu mày: “Em không thường xuyên về nước được, sao có thể quen được cô ấy” 
 
“Thật ra vừa mới quen năm nay...”
 
Vì thế vào một ngày cuối thu, trong làn gió đêm ở nước ngoài, Văn Bách Linh ngồi ngoài chỗ xã giao, nhớ lại lần đầu tiên gặp Thang Yểu.
 
Đó là hai năm trước.
 
Văn Bách Linh làm ở gần Trung Quan Thôn phụ cận làm việc, tạm thời đổi địa điểm, còn chưa liên lạc được, xe đã dừng ở đường Nam nhận điện thoại.
 
Lúc đó là cuối tháng tám, gần năm học, xung quanh có rất nhiều trường đại học, thường xuyên có những gương mặt ngây thơ xách túi lớn túi nhỏ hành lý.
 
Bên đường xảy ra tai nạn.
 
Một bà già xách giỏ trái cây đột nhiên té ngã, quả táo, quả vải lăn đầy đất...
 
Mấy năm trước thường xuyên xảy ra những vụ tống tiền, mọi người đều có tâm lý phòng bị, không dám tiến lên.
 
Có một cô bé ngốc chạy tới, đỡ bà lão dậy: “Bà ơi, bà sao rồi”
 
Nghe vẻ lo lắng trong giọng nói, còn tưởng bà lão kia là bà ruột của cô ấy đấy.
 
Văn Bách Linh hạ kính cửa, bị thu hút bởi giọng nói của bà lão.
 
Cô rất cao, gầy, mặc quần jean và áo phông trắng, đỡ bà lão đến chỗ râm.
 
Người xung quanh nói bà lão bị cảm nắng, cô lập tức lấy đồ uống trong cặp đưa cho bà lão, rồi vội vàng nhặt trái cây rơi vãi.
 
Cô gái này có đôi mắt đep, khi lo lắng lại càng đẹp hơn.
 
Khiến không đành lòng mà nặng lời với cô.
 
Thời tiết rất nóng, cô bận rộn một lúc, mặt ửng đỏ.
 
Tâm phòng người Văn Bách Linh rất nặng, goi điện xong cũng không bảo tài xế rời đi.
 
Mọi chuyện xảy ra ngay trước xe của anh.
 
Hiếm khi anh tốt bụng, nếu bà lão thật sự tống tiền, camera hành trình cũng có thể giúp cô, không đến mức để cô gái nhỏ bị lừa.
 
Cô giúp người làm niềm vui rất thuận lợi, vội đến mức quên cả vali.
 
Chiếc vali màu đen, bên trên là một bó sen hồng được gói bằng giấy nâu.
 
Màu bó hoa giống như gương mặt bị cháy nắng của cô.
 
Có một người đàn ông lén lút đi quanh vali mấy lần, không giống người tốt, nhân lúc cháy nhà mà đi hôi của.

 
Văn Bách Linh bảo tài xế xuống xe đưa hành lý đến chỗ Thang Yểu, giao cho chủ quán chăm sóc bà lão.
 
Khi rời đi, hình như Thang Yểu nghe mọi người xung quanh nói về hành lý nên vẫy tay với bọn họ nói: “Cảm ơn!”
 
Giật mình nhìn thoáng qua, Văn Bách Linh cười nhạt.
 
Mỗi cái cau mày và nụ cười của cô gái này đều thu hút sự chú ý của anh, khiến anh rung động.
 
Khi gặp lại là ở thang máy.
 
Thật ra anh rất ngạc nhiên trước sự xuất hiện ở Thang Yểu, liếc mắt một cái là nhận ra cô. Nhưng tầng cô đến không quá may mắn.
 
Đúng là bất hạnh.
 
Trời xui đất khiến, mới phát hiện là hiểu lầm.
 
Văn Bách Linh nói với anh trai mình, cứ thế tò mò, cuối cùng lại chìm vào đó.
 
Có chuyện xảy ra với cửa hàng của dì út, cũng là mùa đông năm nay.
 
Có mấy ngày làm ăn cực tốt, nhưng vài ngày sau, cửa hàng thường xuyên bị đánh giá kém, kèm theo hình ảnh cho rằng bánh có mùi lạ.
 
Điểm xuống tới 3,7.
 
Nhân viên cửa hàng sợ chết khiếp, còn tưởng rằng là nguyên liệu có vấn đề, thức suốt đêm dọn dẹp nhà kho.
 
Nguyên liệu là loại mới nhất, cũng có chất lượng tốt nhất, không thể có vị kỳ lạ được...
 
Dì út biết điều gì tới rồi cũng sẽ tới.
 
Nhưng trả thù muộn như vậy không giống phong cách của Hàn Hạo. Khiến người ta nghi ngờ, đáng ra phải xảy ra từ trước mới đúng, dưới tình huống không hiểu rõ mà bị người ta cản trở.
 
Hôm đó Thang Yểu nhận được điện thoại, dì út nghiêm túc hỏi cô còn liên lạc với Văn Bách Linh hay không.
 
Cô chột dạ nói Văn Bách Linh không ở trong nước, lâu rồi họ chưa gặp nhau.
 
Nhưng cô mơ thấy anh.
 
Mơ thấy hôm đó anh nói điều ước của mình với cô, chỉ có ba chữ “Anh muốn em”.
 
Thang Yểu bật dậy từ trong mộng.
 
Trong ánh nắng bình minh hơi chói, cô thấy rõ những quả táo được gói đẹp mắt trên bàn.
 
Trần Di Kỳ bí mật để ở đó, là quà giáng sinh..
 
Hôm nay ở vườn trường rất nhiều người táo, kẹo giáng sinh, búp bê ông già Noel.
 
Chỉ có Thang Yểu, sau khi rời giường nhận được một cuộc điện thoại khó hiểu.
 
Anh trai giao hàng đứng trước ký túc xá, dưới ánh mắt kỳ lạ của những người xung quanh, anh trai vẫn cẩn thận giao một bó hoa sen cho cô dưới trời tuyết.
 
Bó hoa ký tên: Văn Bách Linh.
 
Mùa đông khắc nghiệt, chỉ sợ trong nước không còn đóa hoa sen nào, cũng không biết Văn Bách Linh tìm đâu ra.
 
Nhưng Thang Yểu cực kỳ thích.
 
Cô ở đây mấy tháng, lần đầu tiên chủ động gọi điện thoại, hỏi anh sao lại nghĩ đến việc gửi hoa sen cho cô vào giáng sinh.
 
Văn Bách Linh nói: “Có lý do, đợi về nước tôi sẽ nói cho em.”

 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận