Bá Chủ Thời Tiền Sử


" Ngươi nói xem bọn họ có đổi chúng ta lấy thịt không?"

" Ta cũng không biết nữa, đổi đi đâu miễn đừng đánh đập còn cho ăn no là được"

Những người phụ nữ đi theo đoàn thợ săn trở về vẫn còn nghi kị trong lòng.

Số phận của họ phải sống phụ thuộc, tồn tại ngắn ngủi theo ngày, có khi còn là thức ăn cho những kẻ khát máu.

Đi nửa ngày đường, Nanh Sói ra lệnh nghỉ trưa bên bờ suối lớn, dù sao cũng còn nửa ngày mới trở về Hang Dơi, mang theo chiến lợi phẩm cộng với than đá di chuyển đường núi có đôi chút khó khăn.

Kỳ Phong cúi người múc một vốc nước rửa mặt, bất chợt cách hắn mấy mét có cái miệng rộng như cái nồi chớp chớp trên mặt nước.

Hắn giật mình lùi lại cầm chặt cây lao chuẩn bị chiến đấu, định thần kỹ lại mới nhìn rõ cái miệng đó là của một con cá lớn, thân nó đen sì dài tới hơn 2m.

Con cá như trồi lên lấy oxi hay đớp côn trùng trên mặt suối lớn.

Giương đôi mắt nhìn Kỳ Phong đầy nghi hoặc, kiểu như " chưa thấy cá bao giờ à?"

Con cá chuẩn bị lặn mất tăm Kỳ Phong mới dùng sức phi mạnh cây lao đâm chết nó.

Ai ngờ cá quẫy mạnh như né tránh, nước sâu cộng với khúc xạ và phản xạ của con vật làm cây lao trật sát bên, đánh tung mấy chiếc vẩy lớn

"Nanh Sói, bộ lạc không ăn cá à?"


"Cá? Cá khoẻ lắm, nó ăn được cả trẻ con đấy.

Nước rất sâu, không bắt được nó.

Ta một lần vớt được con cá sắp chết nổi lên.

Thịt tanh hôi hám"

"Các ngươi thật bỏ phí đồ ăn, ăn nhiều cá sẽ nghe được các vị thần nói chuyện, sẽ thông minh đó nghe không?"

"Nhưng..."

Kỳ Phong " ngươi đưa họ về trước cất thịt khô đi, nói với Chân Cái chặt cho ta 10 bàn tay cây tre lại đây, mang theo dây làm cung và xương thú nữa.

Toàn bộ đội thợ săn mang theo gùi lớn đến đem cá về"

Nanh Sói ít khi nghi ngờ lời nói của Kỳ Phong.

Hắn tăng tốc làm việc.

Trong khi ấy Kỳ Phong đi tìm một vùng đất ẩm ướt đào thử xem có giun dế côn trùng gì để bẫy cá nhỏ hay không.

Trải qua một đêm ngủ trên cây, sáng hôm sau Chân Cái đã tới.

Kỳ Phong dậy hắn đan mấy cái lồng bẫy cá, việc này Chân Cái đan còn đẹp hơn chính chủ nhiều lần.

Xong xuôi thì bỏ giun dế đào được rồi thả lồng xuống suối.

Bọn họ tuy ngốc nhưng cũng chắc chắn cá lớn kia làm sao chui vô được cái giỏ bé tý này, Thầy Cúng tính toán gì đây chứ??

Mặc kệ họ thắc mắc, Kỳ Phong lại đi mài xương thú thành hình lưỡi câu, buộc thêm mấy cây lao có móc ngược, đuôi lao buộc dây dài chắc chắn.

Đảm bảo cá một đi không trở lại.

Thời gian ăn một bữa cơm, đội thợ săn kéo lồng bẫy cá lên khỏi mặt nước, bên trong đầy ắp cá nhỏ cỡ ba ngón tay cho đến một bàn tay.

"Thầy cúng, cá này nhiều xương ăn không được, chết người đó"

Kỳ Phong mỉm cười, miễn giải thích.

Các ngươi làm theo ta đây "móc cá nhỏ vào các lưỡi câu xương thả xuống suối"


Thầy cúng ra lệnh một chút lại kéo nhẹ về bờ.

Sau vài lần không động tĩnh bất chợt nghe dây câu khựng lại như mắc vào đá.

Kỳ Phong hét lớn " bốn năm người kéo mạnh cho ta"

Bốn tên lực lưỡng giữ chặt dây câu, dây vẫn căng như trước, còn có phần lôi họ đi thêm mấy bước.

Kỳ Phong nhanh nhẹn quấn dây quanh một gốc cây rồi giữ chặt một đầu " thêm người đi cá lớn lắm" thêm 5 thợ săn kéo dây câu mới hơi trùng lại.

" Ai cầm lao móc nghe kỹ, cá nổi lên liền phóng mạnh cho ta".

Mười người lại ra sức kéo co với cá lớn, dây câu căng như sắp đứt thì con cá khổng lồ quẫy trên mặt nước.

5,6 cây lao vun vút phóng đi, cắm ngập thịt cá làm máu loang trên mặt nước.

Con cá không còn sức dãy dụa, 15 người kéo nó lên bờ.

Nó dài tận gần 3m, da loang xám mốc như màu đá suối, da trơn, hai cái râu dài bên miệng giống cá Chiên.

Đỉnh đầu tủa ra hai râu, dưới cằm bốn cái ngạnh sắc, phải nặng tới 300kg

Không phải con cá Kỳ Phong phóng lao lúc nãy, con này da trơn, vậy thì dưới suối này còn vô số tài nguyên chưa khai thác hết.

Hắn suy nghĩ một lúc rồi tiếp tục cho đội thợ săn câu cá, mồi câu có cá nhỏ, có quả dại mọc hai bên bờ suối, thậm chí móc cả thịt khô luôn.

Bọn cá ngốc này không có thiên địch.

Phát triển sinh sôi đầy ngóc cả nhánh suối lớn, con suối này chảy ra sông dưới vùng bình nguyên của những bộ lạc hùng mạnh.


Kỳ Phong cũng muốn tò mò khám phá nhưng hắn sợ đối mặt với bọn man rợ khi còn nhỏ yếu.

Để bộ lạc trưởng thành đi cũng không muộn.

Đội thợ săn reo hò liên tục khi câu được cá lớn.

"Chân Cái, ngươi đưa số cá này về làm dàn gác như gác thịt nhé, không treo cá mà cắt thành miếng bằng hai bàn tay ướp thêm muối ớt để trên mặt tre mà gác, ở bộ lạc có bao nhiêu người mang vác được đưa hết gùi đến đây"

Nói rồi Kỳ Phong dùng dao xương xẻ đôi con cá.

Một người nửa con, hơn 40 mươi con cá yên vị trên lưng tám mươi thợ săn về bộ lạc.

Mười người còn lại ăn thịt khô và ngủ trên cây qua một đêm, sáng sớm lại tiếp tục kéo cá.

Lần này mấy trăm người già trẻ lớn bé đi gùi cá, có Thầy Cúng được thần linh chỉ dẫn, thức ăn gùi lớn gùi nhỏ nhiều hơn nữa cũng không hề mỏi mệt.

Bắt cá thêm hai ngày cảm giác lũ cá không ít đi chút nào, Kỳ Phong yên tâm đi về bộ lạc, phân bố công việc cho mọi người làm thêm một ngày nữa là đủ.

Nên về xắp xếp những bước đi tiếp theo.

Chỗ cá hun khói khô màu nâu vàng thơm ngát, Chân Cái bây giờ lên tận chức chỉ huy, từng gùi cá hun khói được đích thân hắn trông coi cất giữ cẩn thận chờ thầy cúng về sai bảo.

Từ chỗ vô giá trị trong bộ lạc, hiện tại Chân Cái là tay chân đắc lực của Kỳ Phong.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui