Thấy hai người họ hào hứng, trong lòng tôi lại có cảm giác khó tả, tôi cứ nghĩ tới việc lần trước hai người đi theo mình rồi gặp phải nguy hiểm.
Mặc dù sau cùng mọi việc đều đã suôn sẻ, nhưng nếu không gặp được Liêu câm thì sao, có khi nào tất cả sẽ mất mạng?
- --
Chúng tôi phân công nhau, chia việc ra làm.
Tôi tới gặp đồng nghiệp của ba để lấy đồ bố gửi lại.
Dương Nghị tìm địa điểm trên tấm ảnh, Lan Tuyết đi mua đồ dùng.
Phân công xong thì chúng tôi tách nhau ra.
Tôi vội vã tới chỗ đồng nghiệp của bố.
Chuyến đi này, tôi không muốn Lan Tuyết và Dương Nghị cùng đi vì quá nguy hiểm, tôi thật sự không biết điều gì đang chờ đón chúng tôi, điều gì sẽ xảy ra… tôi không thể nghĩ thêm về điều này.
Đồng nghiệp của bố lấy ra một chiếc hộp nhỏ, nguyên văn lời ông ấy nói lại thế này: “Tám ngày trước, lúc ba con tới tìm chú, dường như ông ấy đang gấp lắm.
Ông ấy nhờ chú đưa lại cho con thứ này, còn cho chú số điện thoại của con, nhưng không giải thích gì cả.
Chú đã cố gọi điện cho con, nhưng mà gọi nhiều lần vẫn không được, bảo là ngoài vùng phủ sóng, vậy nên chú mới nhắn tin.”
Tôi đoán là ông ấy đã gọi trong lúc tôi còn đang loanh quanh ở trong khu làng bù nhìn kia.
Tôi nhận lấy chiếc hộp, lên xe buýt.
Ngồi trên xe, tôi nhìn bầu trời tối dần ở bên ngoài, lặng lẽ mở chiếc hộp.
Trong hộp không có gì bí mật cả, thậm chí hộp còn không khóa.
Chiếc hộp chỉ to bằng nắm tay, bên trong đựng một chiếc nhẫn.
Tôi nhặt chiếc nhẫn lên, nhìn kỹ hơn, tôi nhận ra đó chính là nhẫn cưới của ba.
Tôi nhận ra điều này, dù ba chẳng bao giờ đeo nhẫn mà chỉ cất trong tủ, tuy nhiên tôi từng thấy mẹ lấy ra vài lần.
Rốt cuộc thì chuyện gì đã xảy ra? Ba tôi đưa nhẫn cưới cho đồng nghiệp và bảo đưa cho tôi?
Tôi ngồi trên xe buýt, đập vào đầu mình để cố bình tâm suy nghĩ.
Đầu tiên, ba tôi rời đi khá vội vã.
Giờ nghĩ lại, có thể ba rời đi là do đám người đã thiết kế bọn tôi, có lẽ, những người đó cũng đã lập kế gì với ba,
Nhưng mà không hợp lý lắm, nếu như ba đã vội tới vậy thì sao còn đủ thời gian để mẹ mua đồ chuẩn bị cho chuyến đi trên taobao?
Rồi, ba lại đưa cho tôi chiếc nhẫn cưới vẫn được cất trong tủ, tức là ba cũng đã có kế hoạch, có chuẩn bị trước.
Nhẫn cưới? Ba và mẹ sắp ly hôn?
Một điểm nữa, là thời gian.
Tám ngày trước là ngày đầu tiên tôi trở về sau kỳ nghỉ.
Trước đó một hôm tôi đã nói với ba mẹ là hôm đó tôi trở về nhưng mà họ không hề báo gì với tôi về việc đã xảy ra.
Nếu chỉ cần đợi thêm một ngày thì họ sẽ gặp tôi.
Gói hàng thứ hai được gửi tới, giao cho bảo vệ tiểu khu chúng tôi vào hai ngày trước, nói cách khác, hành trình của ba mẹ và tôi cách nhau khoảng ba ngày, nhiều nhất là bốn ngày.
Tôi lật tung chiếc hộp, nhìn từ trong ra ngoài và lẩm bẩm: “Ba chẳng để lại cho mình manh mối, giấy nhắn gì sao?”
Lúc này, tin nhắn của Dương Nghị tới, hắn gửi tôi vài hình ảnh và đường link.
Đúng là dân công nghệ thông tin có khác, thời gian được rút ngắn so với lần trước tôi tự mò, và thông tin cũng nhiều hơn nhiều.
Bức ảnh mà Dương nghị gửi có hình ảnh của tòa nhà đó được đăng trên Baidu, cũng có nghĩa là nơi này không quá kỳ lạ, và ít nhất là vẫn có người tới đó chụp ảnh.
Ngoài ra, còn có bản đồ đường đi, giá vé di chuyển.
Dương Nghị cũng gửi thêm vài tấm ảnh vệ tinh của tòa nhà.
Sau cùng, hắn nhắn: Địa điểm chắc cũng dễ tìm, đi xe buýt đường dài đổi xe 2 lần, đi xe buýt liên tỉnh một lần là tới nơi.
Tôi tắt màn hình, cau mày nhìn chiếc nhẫn của ba trên tay.
Tôi cắn môi, quyết định sáng sớm mai sẽ đi một mình tới đây.
Nếu tôi bắt đầu nhanh hơn, và rút ngắn được khoảng cách thời gian với tuyến đường của ba mẹ, liệu tôi có thể gặp được ba mẹ ở điểm tiếp theo?
Quyết định xong, tôi hành động ngay.
Về nhà, tôi không báo cho Lan Tuyết và Dương Nghị mà thu xếp ba lô, đồ đạc rồi nhanh chóng đi ngủ.
Dù tôi vẫn còn nhiều nghi vấn nhưng tôi phải đi ngủ ngay, chỉ khi ngủ ngon tôi mới có đủ sức để đối phó với những thứ mà tôi phải đối phó dù tôi vẫn chưa biết là gì.
Sáng sớm hôm sau, tôi lên đường một mình.
Lan Tuyết gọi tới vào buổi trưa, khi chuyến xe buýt đường dài của tôi ngừng lại.
Chắc nó vừa ngủ dậy, giọng vẫn còn ngái ngủ.
Chỉ giây lát sau, Lan Tuyết hét lên: “Lý Phúc Phúc! Đồ phản bội!”
Tôi cúp máy, nhìn cảnh vật hoàn toàn xa là bên ngoài.
Đây là một nơi nhỏ xíu, nằm ở Quảng Tây.
Thực sự không có gì đặc biệt về nơi này, ngoại trừ xa xa có một ngọn đồi dốc cao, cũng đáng để xem.
Dường như trời mới mưa xong, cầu vồng đang hiện ra trên bầu trời, có những đám mây trông như đang bay lên từ bên kia sườn núi.
Lúc này nếu như bạn đang ở trên núi thì bạn thậm chí còn có thể chạm tay vào những đám mây.
Trong ký ức, khi còn bé, tôi cũng từng chạm tay vào những đám mây này.
Lớn lên, tôi xa rời vùng núi, và cũng xa rời những kỷ niệm này.
“Long Tử, Long Tử! Ai mua vé đi Long Tử thì xuống xe!” Người phụ nữ bán vé hét lên bằng thổ ngữ, tôi ngây người một lúc mới hiểu được cô ấy nói gì, vội xách ba lô bước xuống xe.
Long Tử! Đó chính là nơi mà tài liệu của Dương Nghị đã đề cập tới.
Nó cũng chính là hai từ được viết ở sau của bức ảnh.
Khi bước xuống xe, tôi có chút ngây ngất.
Giờ là 4:30 chiều, tôi ra ngoài tầm 6:00 sáng, xe chạy khoảng 7:30.
Cả ngày trời tôi đã ở trên xe, việc này hơi quá sức chịu đựng một chút.
Nơi này là một ngôi làng nhỏ, không có nhà nghỉ chứ đừng nói tới khách sạn.
Nếu như bây giờ tôi đi vào trong làng thì có thể tôi sẽ không kịp bắt xe quay trở về thị trấn tối nay.
Còn nếu như tôi không đi vào trong làng, thì bây giờ tôi sẽ phải bắt xe quay về thị trấn gần nhất rồi tính sau.
Tôi đứng trước tảng đá lớn có khắc chữ “Long Tử” ngập ngừng.
Tôi nghĩ, đằng nào cũng tới đây rồi, cùng lắm là đêm nay ở lại làng này thôi.
Lúc trước tôi từng nghe các tiền bối kể là đi về làng, bản, nếu thật sự không tìm được chỗ ở thì liên hệ trường học ở địa phương, buổi tối có thể xin ngủ lại trong các phòng học của trường, chỉ cần bạn thuyết phục được giáo viên và xuất trình được căn cước của mình là được.
Tôi quyết định như vậy rồi đi bộ về phía ngôi làng.
Trên đường đi tôi gặp mấy cụ già đang ngồi đánh cờ dưới gốc đa nên dừng lại chụp ảnh và hỏi đường.
Cũng may, họ hiểu tiếng phổ thông, nhưng lại đáp bằng phương ngữ Quế Liễu (桂柳话) và cũng may mắn là tôi vẫn có thể hiểu được.
Tôi đang cảm ơn và định cất tấm ảnh đi thì một cụ già nói: “Cô gái à, trời sắp tối rồi đó, cô có tới đó thì chụp nốt vài tấm ảnh rồi đi đi.
Đừng có ở một mình ở bên chỗ căn nhà đó, có người chết bên trong đó!”
Tôi mỉm cười với ông lão, cảm ơn và rời đi.
Tôi nghĩ trong bụng: Nghe có vẻ không bình thường nếu như bạn chưa từng chết, nhưng từ việc già chết trở thành bù nhìn như ở ngôi làng lần trước, thì tôi đoán căn nhà đó sẽ rất kỳ lạ.
Liêu câm từng nói rằng đã có người chết ở đó, nơi đó được tạo ra bởi oán hận… ngôi nhà trong ảnh này, dù không biết ai đã chết ở đó, nhưng có lẽ còn mạnh hơn ở chỗ làng bù nhìn.
Tôi đi về hướng đông nam, nơi cách khá xa phần trung tâm của làng, tôi đi dưới tán cây xanh và bước trên cỏ dại.
Tôi nhìn thấy một ngôi nhà phủ kín rêu phong.
Lúc đứng trước cửa ngôi nhà, tôi đã có thể khẳng định đây là một nhà thờ!
Những bức tường bằng gạch xanh, ô cửa vòm, cánh cổng đã phai màu tới mức không thể nhìn rõ màu sắc ban đầu.
Tôi cố gắng nhìn vào bên trong qua ô cửa sổ, nhưng tôi không thể thấy được gì.
Xung quanh không một bóng người, không một tiếng động.
Nhìn những viên gạch phủ đầy rêu, cạnh cửa đầy cỏ và đám dây leo đã to gần bằng cánh tay, tôi nghĩ tòa nhà này đã có từ rất lâu rồi, và cũng đã bị bỏ hoang rất rất lâu.
Tôi không đi thẳng vào mà đi vòng quanh tòa nhà.
Tòa nhà có bốn tầng với mái nhọn, xung quanh là các tòa nhà hai tầng hình chữ nhật.
Nhưng không có cổng vào nào khác ngoài cánh cổng rộng khoảng hai mét ở tầng trệt của tòa nhà có tháp chuông.
Một tòa nhà vuông vức, khép kín, chỉ có một cổng vào.
Đột ngột hình ảnh của một ngôi mộ hiện lên trong đầu tôi, nếu tòa nhà xây thành hình tròn thì quả thật là một ngôi mộ.
Tôi buột miệng: “Mẹ kiếp! Ai lại đi xây mộ ở đây thế này?”.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...