Khi chúng tôi mang theo một túi lớn thuốc Đông y và chuối tiêu về đến nhà thì cô hai đã tỉnh dậy.
Tôi đi vào trong cùng Triển Tường, thấy cô hai hướng về phía chúng tôi vẫy tay, tôi đi tới ngồi ở bên giường cô. Cô cười yếu ớt, tròng mắt nằm trong hốc mắt đã trũng sâu, sự trống rỗng khiến người ta sợ hãi.
Tôi nhớ tới sự cứng cỏi trước đây của cô, cô hai vẫn luôn là người ấm áp. Cả một đời cô tôi đều vì người khác mà sống. Nhiều năm trước, vì trong nhà còn em trai nhỏ hơn, lúc chỉ mới là bé gái sáu-bảy tuổi, cô đã bắt đầu mang cơ thể nhỏ bé hơn nhiều so với anh chị em của mình đi chăn dê, cắt cỏ. Làm hết khả năng cho phép, ngay cả việc đồng áng vượt quá cả sức lực của cô cũng làm. Bởi vì nông dân Trung Quốc có truyền thống trọng nam khinh nữ, cô nhận hết lạnh nhạt và coi thường. Cô hai giống như một cọng cỏ chó đuôi bình thường nhất bên lề đường, tuy khiêm tốn nhưng sinh trưởng vô cùng mạnh mẽ.
Tròn 40 tuổi, cô gả cho một người đàn ông thô lỗ lại tàn bạo, không ngừng bị ức hiếp, sỉ nhục, và thậm chí bị đánh đập. Mang theo thương tích đầy người trốn về nhà mẹ đẻ, nhưng lại không được bảo vệ một cách thỏa đáng. Phải chìm trong nỗi tuyệt vọng như thế nào, mới làm cho cô từ một người phụ nữ truyền thống điển hình nhất của Trung Quốc, dám giấu người nhà bán lúa mạch mới thu hoạch được, lấy tiền làm lộ phí đi tạo lập cuộc sống mới cho riêng mình. Cần biết bao quyết tâm cùng nghị lực mới có thể làm ra hành động quyết liệt như vậy!
Bị lừa gạt bán làm vợ người khác. Ở nơi đất khách xa xôi mà sống tha hương, không có khẩu âm quen thuộc như quê hương, không có anh chị em trợ giúp, cô một mình kiên cường sinh tồn. Sau nỗi đau mất con cũng không trở nên loạn trí, điên dại. Cuối cùng cô thắng được lễ nghĩa, có đứa con của riêng mình, có người chồng hiền lành, có gia đình nhỏ hạnh phúc. Tuy rằng cô vẫn vì số lượng hoa màu thu hoạch được mà so đo, vì một túi muối ăn tăng giá một đồng mà lải nhải nửa ngày, thế nhưng đó mới là điều cô muốn, là cuộc sống tương lai cô hai hướng tới!
Một cuộc sống yên tĩnh tươi đẹp, thế mà quá đỗi ngắn ngủi như vậy.
Rất nhiều người nói ông trời công bằng, người đóng lại một cánh cửa, đồng thời cũng sẽ mở ra một cánh cửa khác.
Nhưng khi tôi nhìn cô hai nằm trên giường, gầy đến trơ xương, làn da ngày càng nhăn nheo, thân thể tiều tụy, nếp nhăn đầy mặt, gió sương khẽ thổi qua gương mặt cũng không chịu nổi, tôi đã không thể dấu nổi vẻ mặt đau lòng, trong mắt đã dâng đầy nước mắt. Tại sao tôi không thấy được trời cao tồn tại? Nếu thật sự có ông trời có thần linh, vậy thì mắt bọn họ cũng đã mù hết rồi mới bất công đến thế!!
Ông trời mà có mắt sẽ không như vậy!!!
Cô hai, người đã dùng một đời thiện lương đối xử thật tốt với mọi người xung quanh mình. Cô và chồng sống chung hòa hợp cùng nhà chú Lý, chưa từng cùng họ đỏ mặt cãi vã. Cô cần cù, hiền lành, cứng cỏi, ấm áp, khoan dung, cao thượng.
Tôi khóc ngã trên người cô, cô dùng tay vuốt nhẹ tóc của tôi, vẫn cười híp mắt như cũ nhìn tôi, lại nhìn về phía Triển Tường.
Từ đáy lòng tôi tự hỏi, phải chăng Triển Tường từng kể về tôi qua điện thoại với cô hai, trong lòng bất chợt sinh ra một chút dịu dàng lại cẩn thận pha chút ước ao?
Triển Tường cũng cười nói với cô: "Chị dâu, bác sĩ nói có biện pháp điều trị, em hỏi thăm được rồi, Thượng Hải có bệnh viện trị bệnh này. Rất nhiều người mắc bệnh đã chữa khỏi, đều sống đến hơn 80 tuổi đấy!"
Cô tôi chỉ khẽ cười lắc đầu, từ chối làm theo lời Triển Tường. Hoặc là, cô đã không còn khí lực nói chuyện tiếp. (Truyện dịch tại Bạch Ngọc Sách)
Chú ba ở bên cạnh giải thích: "Ban đầu vừa phát hiện ra bệnh đã nghĩ rằng không nên nói cho cậu. Năm trước cậu gọi điện thoại hỏi về tình huống của Tiểu Linh Tử, lúc đó bà xã đặc biệt giao phó anh nói cho cậu biết Tiểu Linh Tử sẽ ở nhà trong thời gian dài. Bởi không muốn cậu trở về sớm như vậy. Cậu trở về, nhất định sẽ nhìn thấy bà ấy một thân bệnh tật. Mất tiền thì thôi đi, còn ảnh hưởng đến công việc. Chị dâu cậu nói những năm này cậu đã giúp trong nhà quá nhiều, tiền vay người ta cho cậu đi học đã trả hết từ lâu, hàng năm cậu còn đều đặn gửi tiền về. Cậu cũng đến tuổi lập gia đình, tiền mua nhà trong thành phố cần rất nhiều. Anh ở trong nhà này lại không giúp được gì cả. Bà ấy biết tình trạng bệnh tình của mình không tốt, đến chỗ nào chữa chả vậy. Bác sĩ người ta đều nói, thay gan cũng không sống thêm được mấy năm. Bà ấy đã không muốn nhìn đến nữa rồi. Cậu đừng khuyên gì thêm, bà ấy nói dù ra sao đều không đi khám nữa. Người nhà Tiểu Linh Tử bên kia cũng đừng nói gì cả. Aizz, qua một ngày tính một ngày. Mặc cho số phận đi."
Mặc cho số phận. Lời nói bi thương tiêu cực được phát ra từ miệng của người đàn ông trung niên một cách đầy mệt mỏi, đó là sự đau đớn sâu tận xương tủy. Chú ấy phải làm sao trước nỗi đau sắp mất đi người vợ hiền? Chú ấy phải làm sao để thử chấp nhận vừa làm cha vừa làm mẹ qua hết nửa đời sau.
Thế gian này đôi khi lại khiến người ta bất đắc dĩ như thế!
Cô tôi đột nhiên nói chuyện: "Tiểu Tường Tử, chị không muốn để cậu đưa chị đi khám là có tâm tư. Bây giờ cậu đừng tiêu sài hoang phí số tiền này, chờ tương lai, tương lai chị đi rồi, lúc hai đứa trẻ cần tiền đi học, đành nhờ cậu tiếp tục chăm sóc. Mấy năm qua tiền cậu gửi về, chị vẫn còn giữ chỉ sợ có ngày xảy ra chuyện gì, đứa trẻ không có nơi nương tựa." (Bạch Ngọc Sách)
Triển Tường nắm lấy đôi tay gầy khô như que củi kia, mạch máu trên mu bàn tay từng cái một hiện lên rõ ràng đan xen như mạng nhện. Anh cố nén nước mắt, nói: "Chị yên tâm, Phi Dương, Nhiễu Nguyệt em sẽ chăm sóc, chị bị bệnh em cũng phải lo. Chị quên rồi ư, em hiện tại là người có tiền, trước đây chị nói sổ tiết kiệm được 1 triệu! Hiện tại em lấy tiền chị gửi chưa dùng tới, đưa chị đi khám bệnh có được không?"
"Vậy chị yên tâm rồi, chị không yên lòng nhất là hai đứa trẻ, bọn chúng còn nhỏ như vậy..."- Cô tôi rốt cuộc không cười nữa, nước mắt không ngừng chảy ra từ khóe mắt.
"Đứa nhỏ còn chưa tới năm tuổi, chị đã phải đi rồi, bọn chúng nên sao làm bây giờ. Hai đứa bé này từ nhỏ đã sợ người lạ lại hướng nội, không thích nói chuyện, có lúc chị gọi chúng còn không thèm để ý. Đứa trẻ như thế người ta làm sao yêu thích cho được. Làm sao dạy cho bọn nhỏ hiểu ai là người thương chúng đây!"
Dù cho vào lúc này, cô vẫn không oán giận mình số khổ, trong lòng cô hai quan trọng nhất vẫn là hai đứa trẻ chưa đến tuổi vị thành niên khiến người không yên lòng. Thấy cảnh này, mấy ai không xúc động. Chồng cô một nam tử hán như vậy cũng bắt đầu khóc rưng rức thành tiếng. Nước mắt của tôi phủ kín khuôn mặt.
Triển Tường nghẹn ngào, khóc không thành tiếng: "Chị dâu, chị không vì gì thì cũng phải vì Phi Dương Nhiễu Nguyệt mà đi chữa bệnh. Lại nói, em chưa báo đáp chị được chút gì, chị làm sao có thể đi được? Từ nhỏ cha mẹ em mất sớm, người thương em nhất chỉ có chị. Chị cho em đến trường, trả học phí cho em, để em học đại học, rồi em trở thành sinh viên đại học đầu tiên trong thôn. Chị không nỡ lòng để em làm việc nặng, có món gì ngon đều giữ lại cho em ăn. Chị đã quên rồi sao, có một năm em được nghỉ hè trở về, chị lấy ra bánh đường không biết đã để dành bao lâu cho em ăn. Anh ba nói, đó là chân sau của chị bị con chó nhà người ta cắn, chủ nhà mang tới thăm chị. Chị không nỡ ăn, nhất định phải giữ đến mùa hạ lúc em được nghỉ hè. Bánh đường bị mốc xanh mốc đỏ, chị đau lòng trực rơi nước mắt. Còn tự trách mình cất thôi cũng không xong. Khi còn bé em từng nói với chị, em muốn mua cho chị ngôi nhà thật lớn ở trong thành phố, có phòng thật rộng, đón chị lên thành phố, không cần phải trồng trọt, không cần làm việc phơi lưng ngoài trời nắng. Căn nhà em mua cho chị giống như chiếu trên trong phim trên tivi ngày trước của thôn vậy, rồi mua cho chị đĩa hát Mã Kim Phượng, xướng ca Mục Quế Anh, bà nội Thất, còn có Hoa Thương, chị mỗi ngày đều ở trong căn phòng lớn nghe hát, không cần làm gì cả, chỉ hưởng phúc. Khi còn bé chị nói với em, làm người không thể phụ lương tâm mình. Nhưng chị dâu, chị đi rồi em làm sao có thể an tâm! Chị còn chưa thấy em kết hôn, chị trước đây không phải nói khi em kết hôn, sẽ may cho em cái chăn bông nặng mười hai cân ư? Không phải chị nói còn muốn kêu vợ em bưng trà rót nước cho chị sao? Năm trước chị còn nói nếu như em bận rộn công việc, không có cách nào chăm sóc con cái, chị đồng ý giúp em chăm sóc con cái đấy thôi? Em còn chưa kết hôn, chị chưa bày cho em sáu mươi mâm cỗ mười tám món ăn ngon, cũng chưa thử qua trà của em dâu mới, chị định đi đâu vậy chứ!!!"
______
An: Cô Hai (chị dâu Triển Tường) vất vả một đời, cuối cùng lại ra đi sớm vì bệnh tật. Nếu là y học của bây giờ có lẽ thời gian của cô ấy sẽ kéo dài thêm, nhưng đáng tiếc bối cảnh của truyện lại viết vào những năm 2006, 2007.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...