Xuyên Việt Chi Thanh Thanh Mạch Tuệ


Chương 17: Gặt lúa
Đến ngày gặt lúa, nhà nhà bận rộn đến khí thế ngất trời, mọi người đem lúa đã thu hoạch xong buộc thành từng bó nhỏ, mang đến sân phơi đầu thôn chất đầy thành đống, chỉ những nhà nào có sân rộng mới mang về để trong viện nhà mình.

Bởi sân nhà Tây Viễn năm nay đã nuôi quá nhiều gia cầm, nên chỉ đành xách lúa ra đầu thôn phơi, cũng may nhà y chỉ cách đó có một đoạn, nên đi lại cũng không vất vả mấy.

Sợ lại có kẻ trộm mất lúa mạch, cứ ba nam nhân ghép thành một tổ với nhau, thay phiên trông coi từ sáng tới tối.

Thời điểm ban ngày lý chính chỉ để người già và trẻ em làm việc này, bởi thanh niên trai tráng còn phải xuống ruộng gặt lúa.
Tây Viễn năm nay không tham dự việc gặt lúa trong nhà, y còn phải chiếu cố đoàn vịt ngỗng kia nên không có nhiều thời gian.

Bất quá hiện tại y không đưa gia cầm ra ao nữa mà mang tới mấy ruộng lúa mới thu hoạch xong, bên trong ruộng nhiều ít sẽ bị rơi lại một chút lúa mạch, chỉ một chút đó thôi cũng đủ để đám vịt ngỗng nhà y ăn no cả ngày.

Cho nên trong khoảng thời gian mười ngày thu hoạch này, đám gia cầm nhà y liền trưởng thành lên không ít.
Trong thôn cũng có vài hài tử không phải theo người lớn ra đồng làm việc, liền cầm rổ nhỏ chạy lung tung, nhặt nhạnh lúa mạch rơi vãi khắp nơi, bất quá chỉ dám lại gần những ruộng đã thu hoạch xong.

Tây Vi và Vệ Thành cũng làm như vậy, bọn họ không chạy đâu xa, mà theo chân Tây Viễn đi trông vịt, tới ruộng nào liền nhặt lúa mạch còn dư lại của ruộng đó.

Cứ nhặt được một đống lại chạy vội tới trước mặt ca ca, mục đích là để Tây Viễn nhìn thấy, mở miệng vàng lời ngọc khích lệ chúng nó một câu.
Ngoài sân phơi, nương Tây Viễn mở từng bó lúa ra phơi nắng, như vậy dễ đập hơn (?).

Đợi tới khi trong nhà chăn nuôi gia cầm ổn rồi, có lẽ nên mua về một cái máy xay lúa, lúc thu hoạch cũng tiện lợi hơn.
Nãi nãi thì ở nhà trông nhà.

Lúc đầu nhà họ có tổng một trăm con gà, nhưng tính tới hiện tại chỉ còn chín mươi mốt con.

Bất quá như vậy cũng đủ để một người phải bận rộn cả ngày từ việc thái rau cho bọn nó ăn, múc nước cho bọn nó uống, canh chừng không để bọn nó bay ra ngoài.

Vừa bận bịu với gà, lão thái thái còn phải vào bếp nấu cơm cho người trong nhà ăn.

Giữa trưa Vệ Thành và Tây Vi sẽ về ăn trước, sau đó mới xách rổ đi đưa cơm cho gia gia, cha nương và ca ca.
Tây Viễn giữa trưa không trở về nhà, đem vịt ngỗng đuổi xuống hồ xong, liền ngả lưng nằm nghỉ dưới tàng liễu.

Chờ tới khi Vệ Thành và Tây Vi trở lại, y mới gối đầu lên túi lúa mạch đánh một giấc thật dài.


Hai tiểu tử kia cũng thực ngoan, chúng nó im lặng ngồi trông gia cầm tới tận khi ca ca tỉnh lại, mới ngả lưng xuống chỗ y vừa nằm, chính thức ngủ trưa.
Dương quang chính ngọ chiếu thẳng một đường lên người, khiến cơ thể y cảm thấy ấm áp hơn, hương thơm lan tỏa từ không khí có chút tươi mới hơn.

Tây Viễn bỗng nghĩ tới thực lâu trước kia, mình đã từng có một giấc mơ, trong giấc mơ y không phải lo bất cứ điều gì cả: không phải lo đến việc nhà cửa, không phải lo đến việc lập gia đình, không phải lo đến việc công tác...!Chỉ cần nằm im một chỗ, nhàn nhã giống hệt một chú heo lười nằm phơi thân dưới ánh dương quang! Hiện giờ thế mà lại vô ý thực hiện được! Tây Viễn đưa mắt nhìn hai hài tử đang ngon giấc dưới ánh mặt trời kia, có chút thích không khí của hiện tại.
Đốt lửa lên, Tây Viễn bốc một nắm lúa mạch mà hai tiểu tử vừa mới nhặt về, hơ qua một lượt trên lửa, sau đó dùng tay chà xát cho vỏ rơi ra.

Phần đã chà xát xong y lại bỏ vào rổ, lấy lá hướng dương bao bọc bên ngoài, cho lên lửa nướng thêm lần nữa.

Nướng lúa mạch xong, Tây Viễn đợi tới khi lửa đã nhỏ hẳn, liền tiện tay ném vài củ khoai vào đó, cứ để thế đến khi hai tiểu tử kia ngủ dậy, lấy ra ăn là vừa.
Sau khi thu hoạch ngoài ruộng xong, nhóm người lớn bắt đầu ngồi vòng quanh sân tuốt lúa mạch, đây là một công việc đòi hỏi người làm phải vừa có kỹ thuật lại vừa có sức khỏe, nếu không sẽ mệt chết người.

Bên này tuốt ra, bên kia sẽ đem hạt đi phơi nắng, trong thời gian phơi còn phải chú ý thời tiết ngoài trời, nếu thấy trời sắp chuyển mưa thì phải mau chóng đem hạt đi cất, bằng không hạt mạch bị ngấm nước lâu sẽ không nảy mầm được.
Trong lúc nhóm người lớn bận rộn, thì bọn trẻ thường sẽ ở bên cạnh chơi đùa.

Chúng chui qua chui lại trong đám lúa mạch, có đứa còn nghịch ngợm đến nỗi làm đổ cả một trồng lúa, khiến người lớn trong nhà tức giận, đuổi đánh chạy vòng quanh sân.
Người lớn thì vừa làm việc vừa tán gẫu, đây là một thời cơ rất tốt để bọn họ có thể giao lưu tin tức, tiện thể câu thông tình cảm với nhau, chứ bình thường người dân chỉ mải bận việc trong nhà, trừ bỏ vài người hay thích tán nhảm, thì chẳng mấy ai lại thừa thời gian đi buôn chuyện tào lao cả.
Tới thời điểm gặt lúa, Tây Minh Vũ có hứa sau khi giúp nhà bố vợ xong, sẽ về giúp đại ca nhà mình.

Lần này, ông chỉ dẫn theo hai hài tử trở về, chứ không mang tức phụ theo.

Nhà đại ca khá nhỏ, mang về nhiều chỉ sợ trụ không nổi.
Hai tiểu tử nhà Tây Minh Vũ bình thường chỉ ở trong thôn chơi với bọn nhỏ.

Lão thái thái không cho bọn nó đi theo Tây Viễn, bởi Tây Viễn ngoài việc trông gia cầm, còn phải trông thêm cả Vệ Thành và Tây Vi.

Nếu cho hai đứa nhỏ đi theo, bà sợ một mình Tây Viễn chiếu cố không nổi.
"Nương, sao năm nay trong nhà lại nuôi nhiều gà vịt ngan ngỗng như vậy?" Tây Minh Vũ vừa tiến vào viện đã hình ảnh gia cầm đông nghìn nghịt làm cho chấn kinh!
"Tiểu Viễn bảo nuôi đó, y nói để mùa thu bán sẽ kiếm được nhiều tiền." Lão thái thái vừa cho gà ăn vừa trả lời.
"Không chết một con nào sao?" Nuôi gia cầm đâu có dễ dàng.

Tây Minh Vũ biết rõ sự khác nhau giữa nuôi vài con và nuôi trăm con là như thế nào.
"Cũng chết mất mấy con làm cha ngươi thực đau lòng." Nãi nãi đem cất thức ăn cho gà đi, sau đó xoay người vào bếp đổi nước cho chúng.


Có vài con gà trống không hề sợ người, đợi bà đi ra liền vội nhảy dựng lên, thúc mỏ vào trong bồn uống nước.
"Xùy xùy xùy.

" Lão thái thái cầm cây gậy đuổi chúng ra, luyến tiếc ra tay đánh chúng nó.
"Nương, chờ tới mùa thu liệu có bán nổi hai ba lượng bạc không ta?" Tây Minh Vũ tính toán thử trong lòng, nuôi gà một đợt có thể lãi bằng nửa năm bán đậu hũ của ông a.
"Về khoản này thì người khỏi phải lo, mọi thứ đã có tiểu Viễn tính toán cả rồi.

Mấy hôm nữa, cha ngươi sẽ theo tiểu Viễn lên Phủ thành một chuyến nữa, ngươi có định mua gì không? Ai u! Nhắc mới nhớ, ta còn chưa kịp chuẩn bị gì.

Ngươi mau xem trí nhớ của ta này, tiểu Viễn mới nói mấy hôm trước mà quay đi quay lại ta đã quên mất rồi!" Nãi nãi lấy nắm tay gõ gõ vào trán mình.
"Bọn họ tính làm gì mà phải lên tận phủ thành?" Tây Minh Vũ ngạc nhiên hỏi.
"Tiểu Viễn nói thị trấn và trấn trên không có thứ gì đó, phải lên tận phủ thành mới mua về được.

Nhà ta sau khi suy xét một hồi liền cử cha ngươi đi theo, mấy việc chăn nuôi gia cầm không có ông ý cũng được, nhưng tiểu Viễn không thể đi một mình." Lão thái thái sau khi tất bật chuẩn bị thức ăn thức uống cho gà xong, liền đóng cửa chuồng lại, mang Tây Minh Vũ đi vào trong phòng.
Hôm nay, sau khi ăn cơm chiều xong, Tây Viễn liền dẫn mấy tiểu tử nhà mình ra sân phơi chơi.

Chẳng hiểu sao hai tiểu tử nhà Nhị thúc lại rất thích đi trêu ghẹo lũ gia cầm nhà y, y vừa sợ lũ gà vịt kia sẽ làm chúng nó bị thương, lại vừa sợ lũ nhỏ sẽ động tay động chân khiến 'tiền bạc' của y bay mất, cho nên tốt nhất là dẫn mấy tiểu tử ra ngoài chơi.
Gia gia và cha nương vẫn đang ở trong viện tuốt lúa.

Nhị thúc vừa mới trở về, nên cả nhà muốn ông được nghỉ ngơi, không cho làm việc.
"Nương, sao nhà mình lại nuôi được nhiều gà vịt như vậy? Sau này ta cũng nuôi theo có được không?" Tây Minh Vũ động tâm hỏi.
"Sao lại không được, bất quá việc này cũng không phải là chú ý của ta và cha ngươi.

Tất cả đều là tiểu Viễn nghĩ ra, đợi nó về ngươi thử hỏi nó xem sao." Lão thái thái lúc trước đã sớm nói chuyện với lão nhân gia rồi.

Cả đời bọn họ không được hưởng phúc nhi tử nhà mình.

Lão Đại tính tình thành thật, phải nhờ bọn họ giúp đỡ cuộc sống mới tốt dần lên.

Lão Nhị chịu thương chịu khó cũng biết suy tính hơn đại ca nhà mình, nhưng trong nhà lại không có phương pháp thích hợp để kiếm tiền, mới bất đắc dĩ phải đi ở rể, bán đậu hũ qua ngày.


Nói đi cũng phải nói lại, chẳng cha nương nào muốn để nhi từ nhà mình phải đi ở rể nhà người ta cả.

Còn lão Tam, nhắc tới lão Tam hai cụ chỉ biết thở dài, vừa là một người tính tình ngang tàng, lại không có bản lĩnh kiếm tiền.

Họ chỉ sợ nếu gã biết được phương pháp kiếm tiền, sẽ đi gây chuyện, khiến toàn gia không có một ngày yên ổn.
Tuy nhiên, không được hưởng phúc của nhi tử thì vẫn có thể hưởng phúc của tôn tử! Ngẫm lại, từ năm trước sau khi Tây Viễn hết bệnh, đại sự trong nhà đều do đứa nhỏ này tính toán mà ra, từng chuyện từng chuyện một, đưa gia đình họ ngày một đi lên.

Một năm trước con trai con dâu bà còn phải lặn lội làm thuê kiếm tiền, mệt mỏi vất vả, nhưng tiền thu về chẳng được bao nhiêu.

Chỉ tới thời điểm bắt đầu đem bán kim chi củ cải, bà mới bắt đầu cảm thấy nhà mình có hy vọng.

Nếu là lúc trước, số tiền mang ra chữa bệnh cho Vệ Thành, có lẽ ăn tiêu tiết kiệm nhà họ sẽ dùng được cả đời, nhưng tiểu Viễn sau khi tiêu hết số tiền kiếm được, lại bắt đầu nghĩ cách kiếm dư ra cho cả nhà.

Nên bà đã bàn bạc rất kỹ với bạn đời của mình, mặc kệ lão Tam càn quấy thế nào, cũng không thể đem biện pháp kiếm tiền nói ra cho gã nghe.

Hai người bọn họ hiện giờ đang hưởng phúc của đại tôn tử, nhất định không thể để y lạnh tâm.

Đó chính là nguyên nhân hai cụ nhất quyết không chịu nói gì với Tây Minh Toàn.
Bất quá, sống với đứa nhỏ Tây Viễn này các cụ hiểu y rất rõ, chỉ cần người nào lọt được vào tầm mắt của y thì y nhất định sẽ giúp cho đến cùng.

Giống như Vệ Thành chẳng hạn, tuy không phải thân thích gì nhưng lại được tiểu Viễn hết sức coi trọng.

Tây Viễn vốn là một đứa nhỏ rất lười, chỉ cần vào đông sẽ lập tức nằm thẳng trên giường, có kéo như nào cũng không chịu dậy.

Nhưng vì Thành tử, y lại có thể chịu đựng rét buốt chạy sang nhà thầy Lý mua thuốc về, ngao dược, chế biến thức ăn; vì gia đình y có thể nghĩ mọi biện pháp trồng được rau xanh sớm, nuôi gà thả vịt, cả ngày ra hồ trông nom gia cầm.

Lão thái thái từng nghĩ, nếu không vì chữa bệnh cho Vệ Thành, thì liệu tiểu Viễn nhà bà có chịu tất bật kiếm tiền vậy không?
Cho nên, cả vợ chồng bà và vợ chồng lão Đại đã thương lượng rất kỹ, quyết không được đối xử tệ bạc với Vệ Thành, nếu không sẽ khiến tiểu Viễn lạnh tâm.
"Nương, liệu Tiểu Viễn có thể đáp ứng không?" Tây Minh Vũ rất ít khi tiếp xúc với Tây Viễn, nên có chút lo lắng trong lòng.
"Để ta nghĩ thử xem nào.

Nếu ngươi không vội thì đừng hỏi tiểu Viễn sớm, trước mắt cứ giúp đỡ đại ca ngươi xem sao đã, rồi nếu thấy ổn thì hãy đi hỏi y? Tiểu Viễn là một đứa nhỏ rất có tâm, chỉ cần ngươi lọt được vào mắt nó, cái gì nó cũng sẽ giúp ngươi." Lão thái thái nói thực khẳng định, nhân phẩm đại tôn tử nhà bà thế nào, chẳng lẽ bà còn không biết sao!
"Nghe người nói vậy, ta thấy có chút không đúng.

Ta giúp đại ca không phải vì muốn kiếm lời đâu nhé.

Chờ ta gặt lúa giúp nhạc phụ xong, sẽ quay về giúp mọi người." Tây Minh Vũ tự biện bạch cho bản thân mình.
"Nương biết rồi, cho nên ta mới nói rõ mọi chuyện với ngươi đó.


Ngươi không giống lão Tam, bình thường hay giúp đỡ đại ca nhà mình, dù chẳng thu được chút lợi lộc gì.

Hiện tại đại ca ngươi phất lên, ta cũng chỉ nói với ngươi chứ không nói với hắn." Mấy chuyện thị phi trong nhà kiểu này không thể nói toạc ra với người ngoài, lão thái thái chỉ đành quay ra lải nhải với Nhị nhi tử nhà mình một chút .
"Ta và gã sao có thể giống nhau được.

Ta từ nhỏ chỉ chơi với mình đại ca, lão Tam thì không hợp cạ." Tây Minh Vũ cũng không thích gì Tây Minh Toàn.
"Ân, nhớ bảo hai hài tử nhà ngươi chơi thân với tiểu Viễn một chút, đừng giống nhà lão Tam, cấm không cho hài tử lại gần bọn tiểu Vi."
"Vâng, cái này thì nương không phải dặn, bọn nó đã tự động chạy theo sau tiểu Viễn rồi.

Nếu không phải tại người ngăn cản, không cho bọn nó đi theo tiểu Viễn ra hồ chăn vịt, chỉ sợ cách y nửa bước bọn nó cũng không chịu đâu." Nhớ tới hai tiểu tử nhà mình, Tây Minh Vũ liền hắc hắc nở nụ cười.
"Ừ, hai đứa nhỏ nhà ngươi quả thật rất thích tiểu Viễn.

Đợi tới sang năm đại ca ngươi xây nhà mới, lúc đó nhớ mang tức phụ và hai đứa nhỏ về đây sống.

Tiểu Viễn lúc rảnh thường hay dạy chữ cho tiểu Vi và Thành tử.

Hai đứa nhỏ nhà ngươi cũng nên học chữ thôi." Lão thái thái hiện tại có tổng bảy tôn tử, đứa nào bà cũng thương, đứa nào bà cũng mong cho chúng gặp điều tốt lành.
"Thật sao, nương? Đến lúc đó ngài nhớ nói hộ ta đó." Tây Minh Vũ quả thực giật mình, "Còn nữa, sang năm đại ca tính xây nhà mới ạ? Căn nhà cũ này vẫn có thế sống được mà."
"Tiểu Viễn nói hiện tại phòng ở nhà ta quá nhỏ lại còn cũ nát, sang năm sẽ xây một căn nhà mới có tường gạch và mái ngói đàng hoàng.

Nương thấy như vậy cũng tốt, chỉ cần là tiểu Viễn tính toán ta đều an tâm cả." Kỳ thật năm nay nếu không phải dùng tiền mua thuốc cho Vệ Thành, thì số bạc đó cũng đủ để gia đình họ xây dựng một căn nhà mới.

Nhưng tiền là do tiểu Viễn kiếm được, người Tây gia thấy y dùng nó để cứu người, liền không có bất cứ oán thán gì với quyết định này.

Tiểu Viễn muốn xây nhà mới, không phải là để bồi thường cho bọn họ đó sao, dù sao, cả một gia đình không thể chi xoay quanh mỗi mình Vệ Thành được.
"Thật sao, không phải người đang lừa ta đó chứ? Nếu đại ca thực sự sống tốt như vậy, thì ta sẽ mở miệng cầu hắn.

Cầu hắn giúp ta được chuyển về đây.

Sau đó liền đuổi hai thằng nhãi nhà mình đi theo tiểu Viễn, học được chút chút bản lĩnh của y là ổn rồi." Tây Minh Vũ kích động đến mức liên tục chà xát tay, ông thực lòng không muốn ở rể chút nào, nếu được chuyển về sống với cha nương mình thì còn gì bằng.
"Ta là nương ngươi, sao có thể thể lừa gạt ngươi được? Ngươi cứ chờ tới lúc đó rồi xem." Lão thái thái vừa nghe nhi tử bảo muốn chuyển về đây, liền vui vẻ tới mức mặt đều nở hoa.
Tây Minh Vũ tới chơi mấy ngày, giúp người trong nhà có thêm một sức lao động trọng yếu, tiến độ cũng bởi đó mà tăng nhanh rất nhiều.

Giúp gia đình đại ca xong, ông lại qua giúp nhà lão Tam vài ngày, không có biện pháp, ai bảo tới giờ này bọn họ còn chưa xé mặt nạ với nhau.

Nghĩ tới đây, ông lại muốn chửi bậy, gia đình lão Tam đúng là toàn những kẻ ham ăn lười làm, các hộ nông dân khác đã thu hoạch xong hết, mà nhà bọn họ có mỗi một mẫu ruộng còn chưa gặt xong.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui