Quân Pháp nổi lên kèn lệnh, một ngàn quân Algieri lại trùng điệp tiến lên, nhưng tất nhiên họ không nghênh ngang xông lên mà lom khom lao tới mặt trận phía trước sau đó bò lên chiến trường. Tất nhiên bên phía phe Vạn Ninh đang thủ ở ngọn đồi nhỏ vẫn là đáp trả một cách “yếu ớt” nhưng quân Pháp vẫn rất khó tiến quân. Chỉ một góc chiến trường trở nên rộn ràng tiếng súng mà thôi.
Đúng lúc này thì quân Pháp được lệnh của chỉ huy tất cả ào ào tiến tới như muốn giẫm bẹp tất cả chiến hào, bẫy dập của quân Đại Nam vậy. Nói thì nói là tấn công dồn dập nhưng khi càng đến gần doanh địa quân Vạn Ninh thì pháp quân càng dè chừng, những ngày qua họ đã ăn không it đau khổ với địa lôi của quân A nam.
Nói thì đến mệt mỏi, những ngày chiến đấu ngắn ngủi vừa qua như ăn sâu vào quân Pháp kí ức kinh khủng về một thứ mà họ gọ là mine. Thật ra mìn cũng không có xa lạ gì với người Pháp, Tại Augsburg năm 1573, một kỹ sư quân sự người Đức tên là Samuel Zimmermann đã phát minh ra một mỏ cực kỳ hiệu quả được gọi là Fladdermine. Nhưng chúng được làm thủ công và kích hoạt bằng đá lửa, sau đó là hạt nổ. Nhưng những quả mìn này thường ít hiệu quả khi trôn trong đất vì độ ẩm của thuốc nổ đen sẽ tăng cao và bị vô hiệu hóa rất nhanh. Nhưng mìn của Đại Nam được làm từ Dynamite nên đã khắc phục được phần lớn nhược điểm này. Thực chất ra ngay trong thời điểm này tại Mỹ cũng đã có mìn được sản xuất theo dây truyền cơ khí một cách hàng loạt. (Những quả mìn sát thương chống nổ nổ hiện đại đầu tiên được chế tạo bằng máy móc được tạo ra bởi quân đội Liên minh của Chuẩn tướng Gabriel J. Rains trong Trận Yorktown năm 1862). Nhưng đối với quân Pháp thì đây vẫn là những vũ khí mới mẻ khiến cho họ rất kinh hoàng. Cũng may số lượng mìn của người A nam không quá nhiều và những ngày gần nhất dường như không có xuất hiện qua nên quân Pháp mới có thể bức lui quân Đại Nam tầm 20 km về hướng Đông Bắc.
Những người lính gốc Phi được đẩy đi hàng đầu coi như là những chiếc máy dò mìn được cấu tạo bằng máu thịt. Và quả thật quân Pháp đã tiến tới được rất gần chiến hào của Đại Nam. Có lẽ quân Đại Nam đã hết thứ đồ chơi đáng sợ chôn dưới đất rồi.
Tất nhiên là chưa vì đồ chơi đáng sợ hơn đang chờ họ. Trong chiến hào từng mệnh lệnh vang lên, các chiến sĩ công binh lập tức dập mạnh các máy phát điện trong tay mình. Đây chính là những máy kích nổ bộc phá, cũng là phát minh của viện khoa học Vạn Ninh thông qua sự gợi ý của Diêu thiếu. Nói đến kích nổ bằng điện thì có gì lợi hại hơn kích nổ bằng đốt dây cháy chậm mà cường điệu quá như vậy. Nói một câu là kích nổ bằng điện con mẹ nó lợi hai gấp cả trăm lần kích nổ thủ công đốt dây cháy chậm. Thứ nhất thời gian kích nổ có thể được quản lý chính xác, lúc nào thích thì có thể cho nổ ngay lập tức. Thứ hai đó là độ tin cậy, dây cháy chậm quá dài có thể có các sự cố trên đường mà cháy không có nổi. Nhưng mà kích điện thì chỉ cần dây đồng không có đứt thì nhấp một cái là a lê hấp. Lợi ích tiếp theo đó là dây đồng có thể chôn sâu hơn một chút tránh cho pháo gây nên thương hại cho dây. Tổng hợp lại lúc này đó là toàn bộ nhóm đâò tiên của quân Pháp rơi vào trận địa bộc phá cách chiến hào quân Vạn ninh tầm 100m.
Những tiếng nổ như thiên lôi trời giáng mà trôn vùi ngay hàng đầu của quân Pháp. Đây quả thật là một thảm họa giết chóc và diệt vong. Chỉ trong phút giây ngắn ngủi hàng trăm người đã bị cướp đi sinh mệnh. Trên đất Đại Nam xa xôi cuối cùng những người Phi đáng thương khi đã nằm xuống, họ chiến đấu chẳng vì mục đích gì cho dân tộc của họ. Một đội quân không có linh hồn.
Tiếng nổ như báo hiệu lệnh tổng tấn công. Hàng loạt tay súng đại Nam bỏ đi mặt nạ mà đội mũ sắt cầm lên súng trường, kê vào mặt chiến hào mà hướng về kẻ thù nổ súng. Vạn Ninh quân chiến đấu vì bảo vệ gia hương, vì chống bọn thực dân tàn bạo, cho nên họ là một đội quân có lý tưởng, có niềm tin, và có linh hồn.
Một đội quân xâm lược thường rất mạnh mẽ khi họ có được lợi thế, họ được kích thích bởi giết chóc, tiền bạc, hãm hiếp đàn bà và nhiều thú tính dã man khác. Nhưng họ lại đặc biệt trở nên yếu ớt khi gặp phải sự tấn công quyết liệt và rơi vào tình thế khó khăn, vì chúng là một đạo quân không cóc đức tin và không có lý tưởng.
Một ngàn tay súng trường tốc độ cao như Dreyse M1841 thì hiệu quả có khi bằng cả 5 ngàn lính pháp nếu như để cho họ thoải mái thực hiện động tác nạp đạn. Sự xuất hiện bất ngờ của những tên A nam mà người Pháp nghĩ là họ đang ngây ngất trong khói độc đã làm cho tình thế của quân Pháp như tuyết rơi lại có thêm sương lạnh. Tiếng súng nổ liên hồi và không có dấu hiệu giảm bớt tốc độ. Quân Vạn Ninh được lệnh bắn tự do, bắn nhanh nhất mà họ có thể. Khoảng cách hai bên quá gần, chỉ cần quân Pháp có thể định thần lại thì họ hoàn toàn có thể xông lên cận chiến bằng lưỡi lê. Quân số người Pháp vẫn đông hơn Đại Nam gấp đôi, nếu cận chiến thì Vạn Ninh quân có thể sẽ bị tận diệt. Bởi lẽ đứng dưới chiến hào bao giờ cũng gặp bất lợi khi cận chiến lưỡi lê. Chính vì thế thời này chưa có súng liên thanh phòng thủ cứ điểm nên xung phong với lưỡi lê rất được các phe có quân số áp đảo ưa thích sử dụng.
Tất nhiên lúc này người Pháp đang thể hiện ra họ thiện chiến ra sao khi mà họ bị đánh úp đế sây sẩm mặt mày nhưng những hàng sau vẫn có thể tổ chức xung phong lao lên về phía chiến hào. Lính Pháp sợ chết nhưng họ biết quay lưng lại sẽ chết nhanh hơn nên chỉ có thể càng sớm càng tốt lao lên mà cận chiến. Nếu còn chần trừ thì họ sẽ bọ hỏa lực dày đặc của A nam quân bào mòn quân số. Đến lúc đó có lao lên được chiến hào cách họ tầm 100m kia cũng vô ý nghĩa.
Súng Dreyse M1841 cho dù là bolt action vẫn là súng bắn phát một và không thể nào ngăn chặn xung phong hiệu quả như súng máy. Tức là quân Pháp đã đổi đi mạng sống của gần ngàn người để có thể tiếp cận mấy chục mét khoảng cách chiến hào.
Nhưng Vạn Ninh không có quân bài chưa lật mà dám để cả mấy ngàn quân tiếp cận họ sao. Chỉ thấy lúc này một loạt tiếng hò hét vang lên bên bên doanh trại quân Đại Nam. Lập tức quân Pháp thấy được một loạt vật đen được quăng là từ bên trong chiến hào. Người Pháp không lạ gì, đó chính là lựu đạn mà thôi. Lựu đạn đã có từ thế kỉ 16, chúng rất có hiệu quả trong thủ thành, người ta sẽ ném các gói thuốc nổ được châm ngòi từ đầu thành suống quân thù. Nhưng thuốc nổ đên lực nổ yếu chính vì thế muốn có được hiệu quả như ý thì Lựu đạn thường phải nặng và vượt quá sức ném xa của con người. Nhưng lựu đạn của Vạn Ninh thì khác, chúng được chế tạo bằng thuốc nổ Dynamite do đó với trọng lượng bằng 1/3 của thuốc nổ đen chúng cũng có thể cho ra lực nổ tương đương. Lấy một phép tính, phải 2kg thuốc nổ đen thì mới tạo được hiệu quả sát thương trong tầm bán kính 2m-3m. Nhưng con số này nếu là Dynamite thì chỉ cần 700g, còn nếu là TNT chỉ cần 45g mà thôi.
Lựu đạn của Đại Nam được chế theo mẫu 24 Stielhandgranate đây là mẫu dễ chết tạo nhất mà công nghệ của Vạn Ninh có thể làm được. Lựu Đạn này có hình cây gậy đầu là một khối hình trụ có chữa thuốc nổ. Tay cầm dài tầm 25 cm bằng gỗ rỗng ruột. Khi sử dụng thì các chiến sĩ sẽ kéo chốt khóa từ phía đuôi của tay cầm. một hệ thống dây sẽ kich hoạt hạt nổ phía đầu chứa thuốc nổ, đốt cháy thuống cháy chậm trong buồng cho đến khi tiếp xúc Dynamite sẽ gây nổ. Mặc dù Dynamite vẫn không quá an toàn, nhưng như đã nói, Diểu thiếu đã liều mạng rồi cho nên hắn đã cho chế tạo hàng loạt các mặt hàng này từ mấy tháng nay. Tất nhiên thứ này cũng cần luyện tập ném thường xuyên, hơn 1kg cân nặng rất khó ném được xa nếu không có sự luyện tập cẩn thận. Thật ra mẫu 24 Stielhandgranate rất với cán dài và dễ ném, nếu ai có hiểu biết quân sự thì không bao giờ đi chế tạo lựu đạn quả dứa với thuốc súng đen hay kể cả là Dynamite. Lý do trọn lượng của quả lựu đạn phải tăng lên đến 5-6 kg kể cả vỏ. Một quả lựu đạn như vậy liệu dùng sức người có thể ném bao nhiêu m. Tất nhiên có “một số người phương bắc” lúc này đang chế lựu đạn quả dứa với thuốc nổ đen, quả là bá hết cả mức độ để nói…
Dynamite không an toàn là vì sao? Đơn giản vì nitroglycerin dù có thấm vào bọt biển nhưng nếu để một thời gian cũng có thể tái thấm ngược, tức là nitroglycerin thoát ra từ bọt biển. Chính điều này sẽ tạo ra các lớp nitroglycerin nguyên thủy đọng trong mìn, lựu đạn hay thủy lôi. Chúng dễ nổ đến kinh người khi vận chuyển. Chính vì lý do này các vũ khí của quân Vạn Ninh chỉ mang tính tạm thời. Tức là dùng xong một trận chiến ngắn ngày phải lôi ra mà thiêu hủy. Nếu không người có thể bị thổi bay là quân Vạn Ninh mà không phải là kẻ địch.
Chính vì vậy Vạn Ninh lúc này vũ khí mạnh nhưng chỉ có thể đánh gần nhà mà thôi, đúng luôn câu “ch … cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”.
Nhưng hiệu quả của những quả lựu đạn Vạn Ninh thì bố tổ sư nó khủng, không khác lự đạn TNT hiện đại là bao. 700 gram thuốc nổ Dynamite không phải là chuyện đùa. Sức công phá gần như được 3m chu vi, một mảng trước mặt chỉ toàn bóng người gã xuống dồn dập máu me be bét, ruột gan lộn hết cả ra ngoài. Tất nhiên lựu đạn nổ là bao chùm, nhưng thực sự lại không có giết người ngay lập tức mà chỉ là gây nên trọng thương mà loại khỏi vòng chiến đấu mà thôi. Hơn năm trăm người ngã xuống sau một lượt ném 300 trái lựu. Tốc độ xông lên của quân Pháp trở nên rối loạn lạ lùng, khoảng cách 20m lại thành như xa cả vạn dặm. Cái cảnh 500 quân tiên phông bỗng chốc ngã rụp trong vũng máu sau đó oằn oại kêu la mới thực sự là inh dị hơn cả là người bị bắn chết hẳn mà nằm yên lặng.
Khoảng lặng trên lại đủ để 300 tên ném lựu rút ra trái lựu đạn thứ hai mà giật chốt ném vào quân thù. Cùng lúc đó thì hơn 700 binh sĩ súng trường cũng kịp nạp đạn lần bắn tiếp theo. Lúc này họ cũng chỉ có thể bắn một lượt cuối này mà thôi. Sau đó chính là lưỡi lê xông trận, lựu đạn đã chẳng còn bao nhiêu, chế tạo vội vã nên quân Vạn Ninh được tiếp viện không có nhiều.
Một lượt súng trường nổ ran, lại thêm một lượt lựu đạn như thiên lôi đánh xuống, hơn 1500 quân Pháp còn lại chẳng được bao nhiêu. Lần này tuy lựu đạn vì nhiều quả không quăn tới nơi mà hiệu quả sát thương giảm xuống, nhưng 700 tay súng cùng bắn thì không thể nào là chuyện đùa cho được. Quân Pháp triệt để tan vỡ rồi.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...