Khấn vái xong, cô rưới rượu xuống đất trước mộ, nhìn tờ giấy vàng cháy thành tro, rồi mới quay người đi về.
Cô lại tiếp tục công việc chăn dê.
Bây giờ rau dại cũng nhiều, không chỉ mình cô đi đào, mà lũ trẻ trong đội sản xuất cũng đi.
Mang rau đến nhà ăn là được tính công điểm.
Chiều đó, cô lại định dắt dê lên sườn núi, nhưng bị ông lão ngăn lại.
Ông bảo nhìn trời chắc là sắp mưa, dặn cô cho dê ăn cỏ khô, đừng đi nữa, nhỡ mưa xuống thì không kịp dắt dê về.
Cô nghe lời ông, ở nhà cho dê ăn cỏ khô, lại đổ thêm nước vào máng.
Dê ăn cỏ khô thì phải uống nhiều nước hơn so với ăn cỏ tươi.
Dọn dẹp chuồng dê xong, cô cũng không nghỉ tay, lại chạy sang nhà kho nhỏ giúp ông lão se dây rơm.
Sắp đến mùa hè rồi, trẻ con và người già trong làng sẽ đi cắt cỏ cho lợn.
Cỏ cắt về, mang đến chuồng bò là được tính công điểm.
Ông lão với cô phải phơi khô số cỏ ăn không hết, rồi bó lại thành từng bó, chất trong nhà kho.
Như vậy cần rất nhiều dây rơm, cho nên lúc nào rảnh rỗi là ông lão lại ngồi trước cửa nhà kho se dây rơm.
Diệp Thư và ông ngồi trò chuyện, thỉnh thoảng cô lại đưa cho ông mấy cọng rơm khô, cô không biết chắp lại thành dây, chỉ là giúp ông một tay.
Làm được một lúc, trời bắt đầu lất phất mưa, ông bảo cô về trước, lát nữa mưa to sẽ khó về.
Cô lấy cặp sách che đầu chạy về nhà, trên đường gặp không ít người chạy về từ ngoài ruộng, mọi người vừa chạy vừa cười nói rôm rả, bàn tán trận mưa này đến thật đúng lúc, tạnh mưa là vừa kịp ra ruộng.
Về đến nhà, cô ra sân sau lấy thêm mấy tấm ván gỗ đè lên chuồng gà, đề phòng mưa dột.
Xong xuôi cô vào nhà thay quần áo, tuy đường không xa nhưng người vẫn bị ướt, thay xong tiện tay giặt luôn, trời mưa không phơi ngoài sân được, chỉ có thể phơi trong phòng tây.
Nhà ở nông thôn thường hay buộc một sợi dây thừng trong nhà, dùng để treo khăn mặt hoặc những bộ quần áo nhỏ không tiện phơi ngoài trời.
Mưa ngoài trời càng lúc càng nặng hạt, Diệp Thư nằm trên giường đất, muốn ngủ một giấc nhưng không ngủ được, cô lại lên tầng hai siêu thị để sắp xếp quần áo giày dép, xem có thứ gì có thể lấy ra mặc được trong thời đại này không.
Cô bắt đầu sắp xếp từ cửa cầu thang, đi ra khỏi thang máy là quầy bán len, trên quầy bày đủ các loại len đủ màu sắc, đủ loại sợi to nhỏ, trên tường phía sau quầy là lưới sắt, trên lưới sắt treo áo len, quần len, mũ len, găng tay, tất len,...!đều là hàng tự đan.
Cô đi lướt qua chỗ này, không động đến, tiếp tục đi vào trong sắp xếp, khu vực này là áo len lông cừu, treo trên tường hoặc móc áo, trên người manocanh, cô trực tiếp đi qua.
Lại đi qua khu quần áo nữ, khu áo phao, ở lối thoát hiểm nhìn thấy quần bông, áo bông, còn có áo gile, tuy chất liệu đều là loại thời đại này chưa có, bên trong không phải bông mà là bông tổng hợp, nhưng có thể mặc bên trong, bên ngoài khoác thêm áo khoác.
Sắp xếp lại, tổng cộng có 138 chiếc quần bông, 115 chiếc áo bông, 89 chiếc áo gile.
Cô vừa đi vừa sắp xếp, đi qua khu quần áo nam, khu quần áo trẻ em, lại sắp xếp khu giày dép.
Tổng cộng cô đã sắp xếp ra được những thứ miễn cưỡng có thể dùng được trong thời đại này, 42 bộ đồ rằn ri, 70 bộ đồ lính, 40 chiếc áo khoác quân đội, 48 thùng giày vải đủ mọi kích cỡ, trên giá còn bày thêm một số đồ khác, cô không đếm nữa.
Cô còn tìm thấy một góc bán đồ bảo hộ lao động, bên trong có 125 bộ quần áo bảo hộ lao động bằng vải thô, quần vải thô riêng 100 chiếc, áo 50 chiếc, còn có giày vải bạt đủ mọi kích cỡ mỗi loại một thùng, găng tay len, mũ vải thô, ống tay áo, đủ loại đồ bảo hộ lao động.
Chắc chắn là buôn bán ở đây không tốt, hộp nào hộp nấy đều phủ một lớp bụi dày, trước đây cô thường xuyên đến đây mà không phát hiện ra ở đây còn bán đồ bảo hộ lao động.
Dọn dẹp xong thì đã hơn 2 tiếng đồng hồ, Diệp Thư lại lên tầng 4 uống một cốc trà sữa rồi mới ra khỏi siêu thị.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...