Xuyên Thành Cô Vợ Bỏ Trốn Ở Thập Niên 60


Kiều Vi còn đang nghĩ cách để phá vỡ thế bế tắc này thì Nghiêm Lỗi đã nói: “Cô về trước đi, tôi đi đón thằng bé.” Nói xong, anh xoay người đi luôn.

Được rồi.

Kiều Vi nhún vai, cọt kẹt một tiếng, mở cổng rồi bước vào trong sân.

Mặc dù những ký ức mà nguyên chủ để lại cho cô giờ đây đều thuộc về cô, nhưng đối với Kiều Vi mà nói, chúng đều giống như trong một bộ phim điện ảnh thời xưa vậy, nhà và sân đều giống như bối cảnh trong phim.

Mỗi một chỗ đều trông quen quen, nhưng thực ra cô biết, mình chưa từng đến đó bao giờ.

Khi bước vào, trong nháy mắt, cô mới có cảm giác như bước từ trong phim ra hiện thực.

Ngôi nhà đã được sửa chữa khá nhiều, nhìn qua khá hỗn độn, nhưng cũng xem như là một khoảng sân chỉnh tề.

Khu vực này trước giải phóng đã từng bị ném bom, khu nhà ở nhà trước kia vốn là một ngôi làng, sau đó thì bị ném bom thành một đống đổ nát.

Khi ấy, ngay cả thị trấn cũng gần như trống rỗng, phải sau kiến quốc thì dân cư với dần dần khôi phục lại.


Sau kiến quốc thì ở đây thành lập quân khu, để tiết kiệm vật tư, khu an trí cho người nhà quân nhân đã được sửa chữa và xây dựng lại trên cơ sở của ngôi làng bị bỏ hoang lúc trước.

Khoảng sân nơi Nghiêm Lỗi và Kiều Vi ở cũng được coi là tương đối hoàn chỉnh.

Nhà ở có bố trí ngăn nắp chỉnh tề, phòng chừng hồi ở xã hội cũ, đây cũng là một gia đình giàu có.

Dù sau này đã được xây dựng và sửa chữa lại rất nhiều, nhưng dưới những phần thêm thắt, vẫn có thể nhìn thấy dáng vẻ ngày trước của ngôi nhà.

Bỏ qua những phần được sửa chữa và xây dựng lại, vẫn có thể phần nào thấy được vẻ đẹp của kiến trúc ngày trước.

Tất nhiên, cũng chỉ có Kiều Vi mới thấy đẹp thôi.

Con người ở các thời đại khác nhau có thẩm mỹ hoàn toàn khác nhau.

Trong mắt Nghiêm Lỗi và nguyên chủ, đây là một ngôi nhà đá cổ ở vùng nông thôn phía Bắc, bọn họ đều không thấy có gì hiếm lạ cả.

Phải là những ngôi nhà được xây bằng gạch ngói đỏ thì mới nổi bật, mới có mặt mũi.

Thế nhưng ở trong mắt một người đã từng sống ở thành phố lớn như Kiều Vi, những ngôi nhà gạch ngói đỏ mới mang lại cảm giác nông thôn, còn loại nhà đá này thì là cảm giác điền viên.


Theo cô thấy, những sửa chữa sau này khá lộn xộn, không có kết cấu, đã phá hủy đi cảm giác cổ xưa vốn có của ngôi nhà này, khiến cô cảm thấy tiếc nuối.

Nhìn thoáng qua một vòng, ở phía bên kia sân, dưới mái hiên có đặt một cái bếp than bằng gang ba chân cùng với một ống khói bằng thiếc được che kín từng đoạn.

Bởi vì đang là mùa hè nên mới đặt nó ở bên ngoài.

Loại bếp này dùng rất tiện, lại dễ di chuyển, mùa đông là có thể chuyển vào nhà để dùng luôn.

Bước vào trong nhà, bố cục phòng ở là kiểu cũ, đi vào sẽ gặp ngay nhà chính - là nơi ăn cơm, đãi khách của cả gia đình.

Hai bên phía đông và tây đều có phòng, có vẻ như là mới được cải tạo sau này.

Các phòng phía bắc và phía nam được tách thành hai phòng để tạo thành phòng xép.

Khi bước vào căn phòng phía Tây, trước tiên sẽ nhìn thấy một chiếc bàn làm việc đặt ở bên ngoài, xem như là thư phòng.

Trên bức tường, ngang eo trở lên là một cửa sổ kính mắt lưới bằng gỗ, được treo rèm để ngăn cách bên trong thành phòng ngủ.

Giường ở bên trong phòng ngủ không phải là giường bình thường mà là giường đẩt.

Chỗ để nhóm lửa lúc này đã được che lại bằng cửa lá sắt, khi nào vào đông thì sẽ được mở ra để đốt củi hoặc than đã, có tác dụng tương tự như lò sưởi.



Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận