Xuyên Nhanh Trở Thành Bà Mẹ Tốt
"Mặt khác, có một tin tức có vẻ tốt là cậu bé không giống hầu hết các đứa bé mắc chứng tự kỷ khác, Cố Gia Mộc có chỉ số thông minh rất cao".
— Đây xem như là điều may mắn trong những điều bất hạnh.
Ân Âm đưa đôi mắt đỏ hoe nhìn Cố Gia Mộc đang chơi quả cầu thủy tinh, nếu như có thể, cô hy vọng Cố Gia Mộc giống như những đứa trẻ bình thường khác, cho dù trí thông minh không cao hay không được thông minh lắm cũng chẳng sao.
Bởi vì không hiểu rõ lắm về chứng tự kỷ này nên Ân Âm đã hỏi bác sĩ Lâm rất nhiều thông tin về nó trong suốt buổi sáng.
Bác sĩ Lâm cũng kiên nhẫn giải thích.
Tự kỷ hay còn gọi là bệnh tự kỷ, ở trong mắt người ngoài bọn họ là những người thu mình không thích tương tác hay giao tiếp với người khác, giống như bọn họ đã tách biệt với thế giới này.
Họ dường như thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh mình và đắm chìm trong thế giới của riêng họ, cho dù đó là cha mẹ, bạn bè hay là người lạ.
Họ sẽ không bao giờ đáp lại lời kêu gọi của người khác.
Họ có thể đắm mình trong thế giới của họ một cách lặng lẽ, hoặc họ có thể đột nhiên trở nên rất cáu kỉnh.
Đối với một vài âm thanh chói tai có thể khiến họ sợ hãi rồi sau đó sẽ la hét và họ không thể kiểm soát bản thân.
Họ bị khó khăn với việc cảm nhận nỗi đau nên đôi khi sẽ tấn công người khác, và có lúc cũng sẽ tự làm tổn thương mình.
Tự kỷ hầu như không có khả năng chữa khỏi.
Bác sĩ Lâm càng nói càng khiến lòng Ân Âm trùng xuống, cô co ngón tay lại, buộc mình phải bình tĩnh.
Cô không ngừng trấn an bản thân: Dù không thể chữa khỏi cũng không sao, cô sẽ dốc hết toàn lực, cho dù phải chăm sóc Cố Gia Mộc cả đời cũng không sao.
Khoảng hai giờ trôi qua Ân Âm mới đứng dậy.
"Bác sĩ Lâm, việc trị liêu của Mộc Mộc chúng tôi đành làm phiền ông".
"Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, đương nhiên quan trọng nhất vẫn là sự phối hợp của cha mẹ".
Bác sĩ Lâm vẫn luôn quan sát vẻ mặt của Ân Âm, và ông cảm thấy khá vui mừng khi cô đã bình tĩnh lại sau cú sốc và khóc lúc ban đầu.
Khi cô nhìn đứa bé ấy, trong mắt cô đều là tình yêu và sự thương tiếc.
Ông tiếp xúc với rất nhiều cha mẹ của trẻ mắc chứng tự kỷ, một số cha mẹ khi nghe nói rằng con em mình bị tự kỷ sẽ ra sức tìm cách chối bỏ, như thể chối bỏ thì căn bệnh tự kỷ sẽ không tồn tại ở trong con mình.
Một số cha mẹ sẽ khóc lóc và phàn nàn, một số khác khi nhìn con mình sẽ cảm thấy chán ghét, bởi với họ thì đứa bé bị tự kỷ cũng có nghĩa là đứa bé đó đã bị hủy hoại.
Một số trẻ tự kỷ có trí thông minh tương đối thấp, có khi là hiếu động, có khi lại nóng nảy, thậm chí một số đứa còn không có khả năng tự chăm sóc bản thân, có thể bị người nhà chọn bỏ rơi, bởi nếu không vứt bỏ thì có lẽ đứa bé đó sẽ theo họ suốt cuộc đời.
Ông đã gặp nhiều người đau đớn, buồn bã và không tin nổi sau khi biết rằng con mình bị tự kỷ, nhưng hiếm khi nhìn thấy người như người mẹ trước mặt.
Ông có thể nhìn thấy rõ ràng nỗi đau và nỗi buồn trong đôi mắt của cô, nhưng rất nhanh cô đã chấp nhận và ngay lập tức nói với ông rằng sẽ không từ bỏ đứa bé, cô sẽ làm tất cả mọi thứ để có thể giúp con mình.
Bác sĩ Lâm thấy rất vui mừng, nếu như mỗi bậc cha mẹ đều có thể giống như mẹ của Cố Gia Mộc thì tốt biết bao.
Ông bỗng nhớ tới một cậu bé năm tuổi khác tên là Triệu Trạch Minh mà ông đã tiếp nhận cách đây không lâu.
Nghĩ về cậu bé và cha mẹ của cậu bé, bác sĩ Lâm không khỏi thở dài.
Đúng lúc này tiếng gõ cửa vang lên, một người đàn ông trẻ tuổi đi vào, có lẽ là vì đi vội vàng nên còn thở hồng hộc, ngực không ngừng phập phồng, trên gương mặt tuấn tú là sự lo lắng!.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...