[Phòng hiệu trưởng]
Hiện giờ ở trong cái văn phòng rộng “chăm mết” vuông này, với đầy đủ các trang thiết bị tối tân tầm cỡ quốc tế này đang có hơn chục con mắt nhìn chằm chằm vào hai thí sinh đang ngồi run bần bật ở giữa phòng.
Liếc qua trái, quay sang phải, tôi ngó nghiên qua lại, sau đó mới thoáng liếc sang bên kia của căn phòng - Nơi một giáo viên đang ngồi cắt phong bì chứa đề thi.
“Cố nhơn gặp lại”, là bà Simla giám thị hôm qua chứ ai. Vừa bắt gặp được ánh mắt của tôi đưa qua, thì bả ngay lặp tức ném cái ánh nhìn hình viên đạn trở lại, rồi hừ lạnh một cái, lắc mông đứng dậy đi tới gần chúng tôi, phát ỗi đứa một tờ đề thi.
- Có cần hoành tá tràng vậy không?! Thi xét tuyển vào trường thôi mà đề cũng nhét vào bao bì niêm phong lại. - Tôi nói nhỏ với Trần Thanh đang ngồi bàn đối diện.
- Ờ, chắc khó lắm ha,^^. – Nó đáp lí nhí.
Con nhỏ này không biết nó có biết mình đang ở đâu và chuẩn bị làm gì không mà còn ở đó thế cười hì hì cho được ==”. Nếu không lầm thì cái trường “ki qui, ki qua” (K.W) này thuộc hàng chuẩn quốc tế đó nha. Không biết cái đề xét tuyển của nó như thế nào, chắc còn dữ dội hơn mấy cái đề trường quốc gia của mình bên ngoài.
“Chuyến này chắc chớt quá T=T”
- E hèm, giữ im lặng... bla bla.– Mụ Simla lên tiếng để lấy không khí.
Sau câu nói vừa nãy, thì bà ta hít một hơi thật sâu, sau đó xổ ra một tràng giảng về quy chế kì thi, bà ta nói liền một mạch gần nửa tiếng mới xong, trong khi cái đề thi chỉ dài gần hai tiếng và nửa tiếng giải lao trước giờ làm bài căng thẳng thì đã bị bà Simla này lại làm "tăng" thêm độ căng thẳng trước khi làm rồi, thế quái nào >A< ?!
- Xong rồi, lật đề lên và làm đi. Ai có hành vi gian lận sẽ... - Bà cô Simla ánh mắt rực lửa như muốn ăn tươi nuốt sống chúng tôi.
- Bị đuổi khỏi phòng thi và không cho thi vào trường lần nữa, hồi nảy cô nói chuyện này rồi. - Tôi ngán ngẫm lập lại điều bà ta vừa nói khi nãy.
- Hừ, biết vậy thì tốt rồi, làm bài đi.
Hơ hơ, nhìn cái bộ mẹt ấm ức của bả khi rời đi, tôi muốn té ra cười nhưng hoàn cảnh không cho phép.
Nói thật, từ tối hôm qua tới giờ có cái cuốn sách nào đâu mà học bài, chỉ toàn nghe con Trần Thanh giảng lại, nhưng chả biết đâu là trời là trăng, vì nó nói toàn mấy chương trình nâng cao, đề thi đại học, bla bla này nọ, tôi ngẩn người ra đấy, ếu hiểu cái mô tê chi T=T.
“Làm sao mà thi bây giờ”
Tôi quay qua, quay lại mà hai tay không ngừng run lên khi lật tờ đề lên làm.
(Virgo: Cầm đề thi trên tay nước mắt rơi, sao đề khó quá, sao đề lại khó quá...)
-TRỜI!!!!!!
Không thể tin vào mắt mình, tôi đứng lên hét thật to. Dường như trong tiếng hét của tôi có “lực hấp dẫn” hay sao ấy, mà sao hét xong thì “hút”, nói đúng hơn là “hứng” nguyên “rổ đạn ánh nhìn” từ những “hốt gơ tích chờ” (hotgril teacher). Biết mình lỡ miệng nên tôi liền cụp mặt xuống và an phận ngồi lại vị trí cũ. Nhưng đâu phải tôi an phận là hết chuyện, bà Simla nào bỏ qua chứ, bà ta liếc qua liền:
-Thái độ gì thế hử, không làm được bài thì có thể ra về. Bộ em không coi chúng tôi ra gì ư, mà lại có thái độ hỗn xược như vậy.
-A noa – Tôi mếu máo đáp - Là do em thấy đề “dễ” quá mà thưa cô...! - Mắt tôi long lanh ngấn nước mắt (sắp khóc).
- Thôi hai em cứ làm tiếp phần thi của mình đi.
Một thầy giám thị khác ân cần bảo. Dù rất ghét, nhưng cũng phải khen là không chỉ có bọn “hót bôi, hót gơ, hót đót” ngoài kia mới đẹp trai xinh gái, mà ngay cả thầy cô giáo ai cũng nhìn “đợp” thấy sợ (trong đó có cả mụ Simla), còn ông sensei hiệu trưởng thì được xếp vào hàng "đẹp lão".
Dù không biết cái quái gì, nhưng tôi cũng giả bộ ngồi ngay ngắn lại, kiểu như học sinh nghiêm túc chuẩn bị làm phần thi của mình.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Đề thi toán (50 điểm):
Thời gian làm bài: 150 ph.
(Do toàn "siêu nhơn" trong trường nên thời gian làm bài sẽ ngắn hơn thực tế bên ngoài một chút nha các bạn, không phải do mình không biết mà chém gió đâu.)
- Câu 1. (10 điểm)
a) Khảo sát biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số y = x3 - 3x2 + 5
b) Tìm giá trị tham số m∈R thì đồ thị của hàm số y =x3 – 3x2 + 17 -15m
có 3 nghiệm dương. Trong đó x,y,z là ba nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện X+Y+Z >= XYZ.
- Câu 2. (5 điểm) Giải phương trình:
sin2x + cos2x = sinx + cosx
- Câu 3. (5 điểm) Tính giới hạn:
- Câu 4. (5 điểm). Trong mặt phẳng Oxy, cho hình vuông ABCD có độ dài các cạnh bằng a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm các cạnh AB, AD và G là giao điểm của CM và BN.
Trong mặt phẳng Oyz, cho điểm K(0;3a;4a) là hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng này, và S vuông góc mp (Oxy).
Tính thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách từ điểm G đến mặt phẳng (SBD) theo a.
- Câu 5. (5 điểm)
Từ các chữ số 0,1,2,3,4,5,6 có thể:
a) Lập được bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số đôi một khác nhau nhỏ hơn 4321.
b) Tình xác suất các số có 3 chữ số, trong đó 1 và 3 có mặt đồng thời và nằm cạnh nhau.
- Câu 6. (5 điểm) Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có phương trình các đường thẳng AB, AC lần lượt là 4x - 3y - 16 = 0; 2x + y + 10 = 0. M(3;2) là hình chiếu của A trên BC. Viết phương trình đường tròn (C) ngoại tiếp tam giác ABC.
- Câu 7. (5 điểm) hình Cho hình trụ tròn có bán kính đáy là r=5. Cho A,B là 2 điểm nằm trên hai đáy sao cho góc giữa AB và mặt đáy bằng 60, tính thể tích hình nón nằm bên trong hình trụ đó.
- Câu 8. (5 điểm) Giải hệ phương trình:
- Câu 9. (5 điểm) Cho a,b,c là các số dương thỏa mãn: ab + bc+ ca =3. Tìm giá trị lớn nhất của:
S = a² + b² + c² + 1/(a + b + c + 3).
* Đề thi môn Nhật Bổn học (50 điểm).
Thời gian làm bài: 45 ph.
- Câu 1: Dịch một số từ ngữ sau ra tiếng Việt:
(Virgo: Đù, ngay cả bên Nhật Bổn cũng sài tiếng Việt luôn, công nhận tụi tác giả chém gió gây ảnh hưởng tới văn hóa câu truyện này nhiều quá =)))
A. Dịch từ vựng (15 điểm):
- Itadakimatus:....
- Gomenasai:....
- Arigatou:.....
- Shiro:...
- Kokoro:....
- Hime:….
- Natsu:….
- Owarimasen:….
- Ikimatsu:……
- Kyo:…..
B. Dịch câu (5 điểm):
- Ima naji deska:
- Câu 2: Hãy giới thiệu đôi nét bản thân mình bằng một vài câu tiếng Nhật(khoảng 300-600 từ). (10 điểm):
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………..
-Câu 3: Kể tên một số địa danh ở Nhật mà em biết (chắc cái này liên quan tới môn Địa đây), qua đó nêu cảm nhận của em về nước Nhật với hình tượng áo kimono. (20 điểm)
(Virgo: Sao hai vế “liên quan” nhể” Ô o Ô)
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………..………..…………………………………………………………………………………………
HẾT
Hơ hơ nhìn vào cái đề Toán thì ếu biết cái gì, và cũng chắc chắn luôn 50 điểm đã vụt mất khỏi tầm tay mình. Nhưng nhìn vào cái về Nhật Bổn học thì còn vớt vát, nếu không muốn gọi là sở trường thì cũng có thể nói, tôi dám chắc 50 điểm còn lại nắm chắc trong tay. Bởi ở lớp có ai học văn bằng ta, có ai chém tiếng Nhật siêu như ta há há há.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Nói chung dù là không hoàn toàn, nhưng 50 điểm (theo tôi) là đủ đậu goài he he. Mà chưa thấy ai đi thi đại học như tôi hết, làm bài được có một nữa mà vui thấy sợ. Mà vui cũng đúng thôi, đậu thì vui goài thoai“ối học chi cho nhiều, học ít mà cũng đậu đại học K.W cơ đây . Tôi làm chỉ có phân nữa đề thôi, nên ra sớm hơn Trần Thanh. Nó không biết cậm cụi (làm bài chắc dữ lắm) gì mà làm hết giờ luôn mới xong. Thấy nó vừa ra khỏi, tôi hớn hở chạy lại hỏi thăm ríu rít. Thấy nó gật đầu và cười tươi như vậy chắc “nuốt” trọn 100 điểm luôn goài. Đúng là thông minh có khác.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...