Kim Phi nói: “Việc đặt ra các mục tiêu dài hạn tương đương với việc xác định con đường phải đi và phương hướng cho công việc trong năm năm sắp tới”.
"Có lý", Cửu công chúa khẽ gật đầu: "Vậy ta phải xem kỹ một chút".
"Ngày mai hãng xem, giờ đã mấy giờ rồi?" Kim Phi khuyên nhủ.
"Được", Cửu công chúa gật đầu, cất tài liệu đi.
Ngày hôm sau, Cửu Công chúa gọi Thiết Thế Hâm tới, nghiên cứu kỹ kế hoạch năm năm của Kim Phi, sau đó tổ chức một cuộc họp đặc biệt dành cho các quan chức cấp cao của viện Khu Mật để nghiên cứu tính khả thi của một loạt mục tiêu do Kim Phi đề xuất trong kế hoạch. Sau đó căn cứ theo tình hình hiện tại của Đại Khang, một số mục tiêu đã được sửa đổi và điều chỉnh một chút cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trong lúc mọi người đều đang bận rộn, mùa xuân cũng âm thầm tới ngày càng gần.
'Tết Nguyên đán là thời điểm bận rộn nhất của Kim Phi, y dậy từ sáng sớm. Đầu tiên y đến ngọn núi phía sau để tế bái các nhân viên hộ tống đã hy sinh, sau đó lại đến quân doanh để hỏi thăm và động viên mọi người.
Những ngày tiếp theo, Kim Phi hoặc gặp đại diện các bên đến chúc Tết, hoặc đến các đơn vị khác để động viên, hỏi thăm. Cứ như vậy y bận rộn đến tận mùng 7 Tết.
Vào ngày mùng 8 Tết Nguyên đán, nhật báo Kim Xuyên đã công bố kế hoạch năm năm lần đầu tiên của Đại Khang, giúp quan lại các cấp hiểu được phương hướng công tác trong năm năm tới và để người dân hiểu được trọng tâm công việc của triều đình trong những năm tiếp theo.
Thời tiết ngày càng ấm lên và băng tuyết dần tan, các kênh mương, hồ chứa nước được xây dựng trong vài năm qua giờ đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Dưới sự chỉ đạo của Cục thuỷ lợi mới được thành lập, các địa phương dựa vào tình hình thực tế mà điều chỉnh mực nước trong các kênh mương và hồ chứa nước, chuẩn bị thật tốt cho vụ canh tác sắp tới.
Sau đợt trồng trọt quy mô lớn năm ngoái, các loại cây trồng mới được đưa vào như bông, lúa nước L, khoai tây, ngô đã được mở rộng quy mô trồng trên diện rộng. Xuyên Thục chủ yếu trồng lúa nước L và ngô, còn vùng ven sông Hoàng Hà chủ yếu là khoai tây và ngô. Năm ngoái, các loại cây trồng đều đạt sản lượng cao, các hộ gia đình đều có đủ hạt giống để gieo trồng trong vụ mùa sắp tới.
Nhờ sự tuyên truyền tích cực của nhật báo Kim Xuyên, người dân đã có ý thức trồng trọt khoa học, hình thành thói quen bón phân và sử dụng các loại giống tốt. Kết quả là, vào mùa hè năm Tân Nguyên thứ năm, ở Xuyên Thục, ven sông Hoàng Hà và đất Tân lại có một vụ mùa bội thu.
Kỳ thực hai năm trở lại đây, vụ mùa ở Xuyên Thục đều khá tốt, nhưng trước đó người dân đã bị đói đến nỗi hình thành bóng đen tâm lý.
Giống như Cửu công chúa lúc đầu lo lắng, sau khi người dân thu hoạch lúa, nhiều người không dám bán đi mà chất thành đống tích trữ trong nhà. Họ sợ chẳng may gặp nạn sẽ lại chết đói.
Một số người gan nhỏ không chỉ tích trữ lương thực ở nhà mà còn giấu trong núi. Ngộ nhỡ xảy ra chiến tranh hoặc gặp phải thổ phi, lương thực trong nhà bị cướp thì lương thực giấu trong núi sẽ trở thành lương thực cứu mạng họ.
Thiết Thế Hâm còn đặc biệt tới tìm Kim Phi và Cửu công chúa để xin chỉ đạo về vấn đề này. Ông ta hỏi liệu có cần nghĩ cách thu lương thực từ người dân hay không, nhưng Kim Phi đã bác bỏ đề xuất này.
Người dân dự trữ lương thực là do thiếu cảm giác an toàn, nếu hấp tấp đòi trưng dụng lương thực của người dân thì càng dễ gây hoảng loạn.
Theo Kim Phi, lương thực ở trong tay bách tính cũng chính là cất tiền ở trong nhà dân. Chỉ cần có lương thực, dù là ở nhà dân hay kho thóc của quan phủ thì đều không khác nhau là mấy, cho nên không cần thiết phải cưỡng chế người dân giao nộp lương thực. Nếu cần tới lương thực thì có thể yêu cầu người dân ở một số khu vực nhất định đổi ngũ cốc lấy vật tư khi họ tới các hợp tác xã mua bán.
Khi người dân có một hoặc hai vụ mùa bội thu nữa và trong nhà không còn chỗ chứa thì sẽ tự nhiên đem lương thực đi bán.
Vì vậy, thay vì cưỡng ép người dân giao nộp, Kim Phi thường khuyến khích việc bảo quản lương thực một cách khoa học trên tờ nhật báo Kim Xuyên để tránh mối mọt, hư hỏng.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...