Kim Phi trước giờ luôn giao việc cho người có chuyên môn làm, khi đã giao tiêu cục Trấn Viễn cho Trương Lương, nhiều nhất Kim Phi chỉ phụ trách chỉ đạo một số phương hướng khi chiến tranh, bình thường rất ít khi tham gia vào công việc quản lý cụ thể của tiêu cục.
Nhưng lần này y phá lệ làm chủ một lần, trao tặng tập thể chiến công hạng nhất cho nhân viên hộ tống đội viễn chinh, truy tặng cá nhân chiến công hạng nhất cho tất cả những nhân viên hộ tống hy sinh trên đường viễn chinh.
Đây là một vinh dự vô cùng cao, cũng là lần đầu tiên toàn bộ tiêu cục Trấn Viễn được trao tặng chiến công hạng nhất.
Cho dù là truy tặng sau hy sinh.
Bất kỳ huy chương nào khi lạm dụng phát quá nhiều, trọng lượng ý nghĩa sẽ bị giảm đi, Kim Phi không thể không hiểu được đạo lý này.
Nhưng Kim Phi vẫn làm như vậy.
Bởi vì y biết rõ rằng kẻ địch lớn nhất của Đại Khang ngày ngay không phải là Thổ Phiên, Đảng Hạng hay là Đông Man, mà là cái đói và cái rét.
Ky binh của Đảng Hạng, Thổ Phiên và Đông Man là kẻ địch siêu cấp không thể chiến thắng đối với Đại Khang trước đây, nhưng đối với Kim Phi đã phát triển thì không đáng để nhắc tới.
Nhưng đối mặt với cảnh đói rét nghèo khó của người dân, Kim Phi lại bất lực không thể làm gì được.
Nền nông nghiệp trước đây của Đại Khang thực sự quá lạc hậu, năng suất lúa mì cao nhất chỉ có một trăm hai trăm cân, vẫn cần tiền đề là mưa thuận gió hòa.
Nếu như có hạn hán, lũ lụt, một mẫu đất chỉ có thể thu hoạch được mấy chục cân, thậm chí là không có thu hoạch.
Về phần các loại cây nông nghiệp lúa nước, đậu nành, gạo kê, cao lương, năng suất trên mỗi mẫu càng thấp hơn.
Với năng suất trên mỗi mẫu thấp như vậy, lại bị địa chủ cường hào tầng tầng lớp lớp bóc lột, người dân làm sao có thể đủ ăn no được?
Ngoại trừ nạn đói, giá rét cũng là nhân tố quan trọng nhất đe dọa đến sự an toàn của người dân.
Hiện tại Đại Khang không có cây bông vải, quần áo người dân mặc đều là lấy dây sắn dây ngâm rồi dệt thành sợi, sau đó lấy sợi dệt thành vải, cắt thành quần áo.
Đến mùa đông, người dân sẽ nhét bông lau sậy hoặc bông gòn vào trong vải bố.
Nhưng quần áo làm từ vải bố thoáng khí, căn bản không giữ ấm.
Cho dù loại quần áo này không giữ ấm nhưng đại đa số người dân cũng không mặc được.
Rất nhiều gia đình không có quần áo bông, đến mùa đông chỉ có thể ở trong nhà không thể ra khỏi cửa.
Hàng năm từ cuối thu đến cuối xuân đều là quỷ môn quan đối với rất nhiều người dân.
Kim Phi có thể làm ra cung nỏ hạng nặng, máy băn đá, cũng có thể làm ra phi thuyền và tàu hơi nước, nhưng không thể làm ra được lương thực và chăn bông.
Cho nền, các loại hạt giống được đội viễn chinh mang từ phía nam về có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn bộ Đại Khang.
Mặc dù năng suất lúa nước vẫn kém xa so với lúa lai nhưng Kim Phi không học nông nghiệp, chỉ biết đại khái về nguyên lý cơ bản của lúa lai, phương pháp thao tác cụ thể chỉ có thể dựa vào Ngụy Vô Nhai và Lão Đàm từ từ tìm tòi.
Ở kiếp trước Lão Viên là chuyên gia của phương diện này, vẫn phải tìm tòi nhiều năm như vậy mới thành công, Ngụy Vô Nhai và Lão Đàm hai người ngoài nghề, trời mới biết khi nào bọn họ mới có thể làm ra được giống lúa lai?
Trước khi giống lúa lai ra đời, cách tốt nhất là tìm những thứ đồ thay thế khác.
Lúa nước là một lựa chọn rất tốt.
So với giống lúa nước hiện nay ở Đại Khang, lúa nước có thời gian trưởng thành ngắn, khả năng thích nghi cao, năng suất trên mỗi mẫu cũng cao, chắc chắn có thể được coi là một loại giống xuất sắc.
Việc trông cây bông vải trên diện tích lớn, cũng có thể giảm bớt đáng kể vấn đề thiếu quần áo của người dân.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...