Anh (Lợi từ lúc sanh đến ba tuổi-Tân, tên mới do cha nuôi đặt) là nhân vật chính của truyện. Anh hoàn toàn thụ động cho đến năm mười một tuổi- năm mà anh biết sự thật mình là con nuôi, con rơi. Anh không có quyền chọn cha mẹ, chọn nơi sinh ra cho mình. Nhưng sau cú sốc đó anh trưởng thành. Có thể anh may mắn có cha mẹ nuôi chân chất hiền lành, những gia đình, bạn bè trong xóm nghèo chan chứa tình yêu thương đùm bọc. Nhưng trên tất cả, anh phải là người có bản lĩnh, có trái tim rộng mở mới chấp nhận và vượt qua hoàn cảnh của bản thân, rèn luyện nhân cách, vượt khó để học hành.
Anh là một thầy giáo gương mẫu, một người con hiếu thảo, một người bạn chân thành, một hàng xóm tốt bụng. Anh đã sống tốt và được cuộc đời đền đáp.
Bà Thanh, một người phụ nữ gặp nhiều trắc trở, dằn vặt. Bà đã phải đối mặt với cuộc đời nhiều đổi thay và biến động. Chỉ một lần duy nhất yếu mềm trong tình cảm đã mang thai Lợi (Tân). Tình huống éo le này đã làm bà đau khổ suốt cuộc đời. Dù sau này thầy Tân-Lợi con trai ngoài giá thú của bà thành đạt và hạnh phúc, bà vơi đi nỗi đau, nhưng vẫn dằn vặt, không dám đối diện với con trai cho đến khi hôn mê. Bà lo sợ thầy Tân sẽ oán hận, không chấp nhận bà, điều đó là có thể. Khi bà ra đi, thầy Tân mới biết sự thật qua các ghi chép của bà, lúc đó hy vọng thầy Tân dễ tha thứ cho bà hơn, bà nghĩ thế.
Có thể những người trẻ bây giờ sẽ khó chấp nhận bà vì chọn chồng và hai con gái lại bỏ rơi Lợi. Nhưng nếu chọn lựa khác đi cuộc đời của mỗi nhân vật sẽ ra sao, tốt hay xấu hơn là điều khó phân định. Mỗi người có chọn lựa của riêng mình, trong hoàn cảnh thực tế lúc đó.
Linh, người anh hai của Lợi, là người anh lớn nhất trong gia đình khi không còn cả cha lẫn mẹ, chỉ mới mười ba tuổi. Ông đau buồn tê tái khi phải đồng ý cách giải quyết của chú ông, bốn anh em phải lìa xa nhau để sống. Sau này, khi trở về, Long, người em kế dứt khoát không gặp anh mình. Long cho là nếu ông Linh thay cha, bốn anh em đùm bọc nhau thì cuộc đời Long sẽ khác chứ không tàn tạ như bây giờ. Điều này cũng khó phân định rõ đúng sai.
Ông Tuấn, nhân vật cũng có nhiều trăn trở, khó khăn trong chọn lựa tình yêu của mình. Nếu ông can đảm vì tình yêu, ông đưa Thùy theo mình về vùng quê nghèo (nếu Thùy đồng ý), có chắc ông và Thùy hạnh phúc bền lâu, hay sẽ đổ vỡ như bao cuộc tình đẹp khác khi đối diện cuộc sống khắc nghiệt như bà Thanh lo lắng.
* * *
Đoạn kết.
Bà Thanh đã đi vào hôn mê. Thùy khóc nức nở. Thầy Tân ôm vai cô an ủi vỗ về, mắt anh cũng cay cay ứa lệ. Sau hơn ba tháng kể từ ngày các anh thăm bà Thanh ở bệnh viện, anh lui tới thăm bà nhiều hơn, tình cảm giữa anh và hai mẹ con bà cũng thân thiết hơn. Nhưng cả anh và Thùy thắc mắc không biết bà đưa cho anh cuốn kinh bà luôn nắm chặt là ý gì, việc gọi anh đến gấp cũng dễ hiểu vì bà không biết ai có thể giúp Thùy, con gái út của bà lúc này bằng anh.
"Má vẫn thở nhẹ nhàng, mạch đập yếu nhưng vẫn đều dù mê. Em bình tỉnh, anh gọi bác sĩ Phúc đến khám. Mọi việc có anh, em đừng quá lo lắng."
"Còn cuốn kinh của má Thùy giữ lấy."
"Má đưa anh thì anh cứ giữ đi."
"Thôi được, việc đó để sau, anh gọi bác sĩ."..
Bác sĩ Phúc khám cho bà Thanh, chẩn đoán là một cơn đột quỵ mới rất nguy kịch. Tạm ổn định tâm lý cô Thùy xong, thầy Tân về nhà.
Tối, sau khi xong việc, anh nhớ đến cuốn kinh bà Thanh để vào tay anh lúc chiều.
Cuốn kinh mà bà Thanh luôn nắm chặt trong tay thực ra là một cuốn sổ nhỏ nằm gọn trong đó. Từng dòng, từng dòng thấm đẫm nước mắt bà.
"3: 14 ngày.. tháng.. năm.. Lợi ra đời. Buồn, đau, giận bản thân mình.."
Lợi? Sao trong cuốn sổ này lại có ghi ngày tháng năm sinh, nơi sinh của Lợi..
Ai ghi chép cuốn sổ này? Sao bà Thanh lại đưa vào tay anh?
"Ngày.. tháng.. năm, cha Lợi mất do cây đè. Mình phải làm sao?"
Có gì liên quan mình sao? Anh mường tượng, liên tưởng, hình như cha nuôi anh có nói lúc nhỏ anh tên Lợi khi ở cô nhi viện. Lợi trong cuốn sổ này và anh có liên quan, hay không liên quan gì, chỉ là tên trùng tên? Anh đọc chậm từng dòng, miên man suy nghĩ..
"Ngày.. tháng.. năm, Lợi vào cô nhi viện T.."
Đọc đến đây, kết nối với bao tình tiết, đôi mắt má Thanh trìu mến nhìn anh, nắm tay Thùy, tay anh rất chặt nhiều lần.. v. V.
"Ôi, mẹ!" Anh ôm cuốn sổ khóc nức nở. "Không còn nghi ngờ gì nữa."
"Từng dòng trong cuốn sổ đều nhoè, lem màu mực." Chắc chắn là nước mắt của mẹ. Anh tin mẹ đẻ của anh luôn dõi theo anh. Thế mà mẹ ở trước mắt anh không nhận ra!
Anh lấy xe đến ngay nhà Thùy. Nước mắt còn nhoè nhoẹt trên má, trên mắt anh. Anh quỳ bên giường bệnh, ôm tay bà khóc thét trong đau đớn và hạnh phúc. "Ôi, mẹ của con!"
Thùy không hiểu gì. Sao thầy Tân xúc động quá mức như thế. Mới lúc trước anh rất bình tĩnh.
Anh ôm Thùy thật chặt, không e dè khoảng cách như những lần trước. "Em em gái của anh.."
"Thùy, em gái của anh, em là em gái ruột của anh. Cuốn kinh chiều nay má để vào tay anh nói hết tất cả. Má đã dằn vặt, khổ đau cả đời vì không nuôi được anh. Má cũng đau khổ, tự trách mình khi hôn nhân của em không hạnh phúc. Việc tình cảm của em và anh Tuấn không thành vì nhiều lý do, nhưng cũng có phần liên quan đến má và anh ở làng quê cũ!.."
* * *
Ông Tuấn đã tỉnh sau ba tuần nằm viện. Hơn một tháng sau xuất viện ông bắt đầu tập đi lại dù vẫn còn rất yếu. Trong thời gian ông bệnh, bà Hoàng đi theo người tình. Người ta nói bà đã có bạn trai từ trước khi ông Tuấn bệnh. Bà đã chuẩn bị đơn ly hôn. Khi ông Tuấn tỉnh bà muốn ly hôn nhanh để được tự do. Bà không đòi nuôi con, mà các con bà cũng không muốn theo bà. Cuối cùng, ông Tuấn không thể níu kéo người vợ được nữa, ông chấp nhận thuận ly hôn. Bà Hoàng đòi tám tỉ tiền mặt. Điều thần kỳ là ông Tuấn không bị di chứng gì sau tai biến mạch máu não. Ông vui vẻ, hạnh phúc bên hai con. Và giờ đây ông và Thùy trở lại thắm thiết. Thời gian sau này bà Thanh thấy con gái út cưng của bà đã có nụ cười, mắt mày rạng rỡ, tươi tắn khi ở bên Tuấn. Bà cũng phần nào vơi đi dằn vặt. Bà có ra đi cũng yên lòng.
* * *
Sau một tuần hôn mê, bà Thanh dần dần hồi tỉnh. Bà mở mắt.
"Ôi, mẹ của con!" Thầy Tân mừng khôn tả. Anh túc trực bên giường mẹ suốt ngày đêm cầu nguyện, mời nhiều bác sĩ hội chẩn. Anh gầy rộc đi. Bà nhìn anh trìu mến. Khoé mắt bà ứa lệ, hạnh phúc. Thằng Tân có chấp nhận bà không, có trách bà không.
"Mẹ tỉnh lại, là hạnh phúc lớn nhất đời con. Con đã hiểu những dằn vặt khổ đau của mẹ. Mẹ đã làm hết sức mình, trong tình yêu vô bờ để tất cả chúng con được hạnh phúc."
* * *
Một năm sau.
Nhà thầy Tân rộn tiếng cười. Linh từ Mỹ về cả gia đình bốn người. Long, Lanh cùng vợ chồng và các con cháu mười hai người. Gia đình chú thím cùng con cháu gần hai mươi người. Thủy, Thúy, hai con gái lớn của bà Thanh sinh sống ở Châu Âu cũng có mặt. Nhà thầy Tân làm sao chen cho đủ lượng người đông đúc ấy.
Không sao, có nhà cô Thùy, con gái út bà Thanh đối diện đủ cho hơn năm mươi người. Thùy hạnh phúc với ông Tuấn và các con.
Thầy Tân là trung tâm kết nối tình cảm trong đại gia đình. Anh em ông Linh giờ coi bà Thanh như người mẹ. Các con gái bà Thanh coi các anh của Tân như người một nhà.
Dù sau bạo bệnh năm mười một tuổi khi biết mình là một đứa con rơi không rõ cội nguồn, anh quyết coi cha mẹ nuôi và các em như ruột thịt, nhưng anh vẫn đau đáu về gốc gác, ruột thịt của mình. Anh không rời xa xóm nghèo. Anh mua nhà trong khu biệt thự ngay trên mảnh đất của cô nhi viện xưa cũng vì cái gì đó thôi thúc và vẫn hy vọng những người ruột thịt của mình sẽ trở lại. Ngoài lý do qua cửa sổ phòng làm việc, anh luôn nhìn về cả cánh đồng, dòng sông của bao năm tuổi thơ, cả khổ đau và hạnh phúc ở đó..
Giờ anh là một người quá đỗi hạnh phúc, hạnh phúc tột cùng. Anh có cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, anh em ruột và các em nuôi mười ba người. Má Lu, má Thoa cũng là hai người mẹ nữa. Hoàn, Tánh hai thằng bạn thân còn gần gũi như anh em. Anh em dâu rể, con cháu hơn bốn mươi người. Có hạnh phúc nào tuyệt vời hơn. Ôi cuộc sống có những bất ngờ đáng yêu diệu kỳ!
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...