Món quà là gì
......
Anh Hạo mở thêm một cửa hàng vật liệu trang trí nhà cửa mới nằm trong chợ trang trí tại thủ phủ của tỉnh, sắp xếp cho Ấn Tú làm quản lý cửa hàng: "Em muốn ở lại Bách Châu cũng được, nhưng đến tỉnh nghĩa là phải bắt đầu lại từ con số 0, những việc như tuyển nhân công trang trí và sửa sang mặt tiền cửa hàng đều là trách nhiệm của em.
Nếu muốn thử thì tháng sau đi."
Ấn Tú đồng ý chỉ sau một lúc suy nghĩ, không cân nhắc xem mình sẽ sống ở đâu hay đãi ngộ sẽ như thế nào.
Đôi mắt tháo vát của anh Hạo lộ ra nụ cười hiểu đời: "Sao em lại không hỏi chuyện tiền nong?"
Ấn Tú biết rằng cơ hội làm việc độc lập quan trọng hơn tiền bạc.
Nhưng trước khi đến tỉnh lỵ, cô phải tìm được một căn phòng tốt, càng không yên tâm nên đã về ký túc xá Nhà máy Dệt số 3 một chuyến.
Ấn Tiểu Thường lo chuyện sửa sang rất nhiệt tình, phòng tắm đã được lắp đặt xong, bà không nuốt lời, chia nhỏ phòng khách ra một phòng ngủ, nhưng chỉ có một cửa sổ nhỏ để lấy ánh sáng.
"Yên tâm, tiền của mày đều dùng hết vào trang trí, sao vẫn lo mẹ giấu khoản đó của mày?" Ấn Tiểu Thường bận nhưng cũng là bận ra tinh - khí - thần, hiếm thấy có lần bà không trang điểm đậm, Ấn Tú nhìn thoáng qua thấy nếp nhăn nơi khóe mắt mẹ, quay mặt đi, nhìn quanh căn nhà nhỏ càng ngày càng trở nên xa lạ mà thấy lòng mình ngổn ngang.
Đây là nơi cô lớn lên, căn bếp đầy dầu mỡ trước đây là nơi bà ngoại luôn bận rộn, bà thường lén lút cho Ấn Tú ăn thêm một bữa những khi Ấn Tiểu Thường không để ý như là một túi bột củ sen nhỏ hay món thịt viên tứ hỷ...!nhưng thời gian đã quét đi hết hương vị gia đình.
Ngửi một lát mùi dầu sơn, Ấn Tú nói con sẽ đến tỉnh lỵ.
"Đến đó làm cái gì? Người ta cho thêm bao nhiêu tiền?" Ấn Tiểu Thường chỉ quan tâm điều này, bà đo giá trị sinh con gái bằng Nhân dân tệ.
"Mẹ đã nói rồi, toàn bộ số tiền của mày đều đầu tư vào sửa sang trang trí nhà cửa, còn chưa mua đồ gia dụng hay thứ nội thất nào, mày đừng tiêu tiền như nước, phải tiết kiệm ít tiền phụ giúp gia đình đi." Thật hiếm thấy bà nói được một thuật ngữ cao quý và tích cực như "phụ giúp".
Sau khi ậm ờ cho qua, Ấn Tú quay lại làng thành thu dọn đóng gói đồ đạc.
Viên Huệ Phương cũng tiếc khi để vị khách thuê ưu tú như vậy ra đi: "Từ lâu chị đã nhìn ra em là phượng hoàng, không phải chim sẻ nhỏ." Ấn Tú nói em không phải phượng hoàng, em chỉ là con vịt trời đang kiếm ăn mà thôi.
Trước khi đi, Ấn Tú còn cho Viên Huệ Phương một hộp đồ uống.
Ấn Tú quay đầu nhìn lại căn phòng nhỏ được chính tay cô cẩn thận trang trí, trong lòng nao lên một cảm giác tiếc nuối khác.
Vì không còn nơi nào để đi nên cô dừng chân tại một ngôi làng trong thành phố, và giờ khi đã có đường để đi, cô lập tức cất cánh bay xa.
Ấn Tú mỉm cười nhìn ra ngoài cửa sổ, cầm chiếc kéo trên bàn lên, cắt một mảnh giấy dán tường nhỏ mà mình từng dán, gấp cất vào túi.
Cô không nói với Mão Sinh rằng mình sắp đến tỉnh lỵ, Mão Sinh đã thất hứa.
Lời hứa "tuần sau" đã biến thành tuần sau nữa, tuần sau nữa lại biến thành tuần sau của tuần sau nữa.
Ấn Tú không trách cứ, vì Mão Sinh đã được rạp hát Việt kịch của tỉnh chọn, họ mượn cô bé đến nhà hát để thay thế mỗi khi xảy ra trường hợp cấp bách.
Mão Sinh nói thay thế cũng khẩn cấp, cô không thể lên sân khấu trừ buổi diễn tập ra, không biết mượn về làm gì.
"Nếu núi không đến, nước sẽ đến", Ấn Tú nói không sao, chứng tỏ công việc của em đã khá ổn định.
Tình cảm của Ấn Tú đối với Mão Sinh cũng đã ổn định.
Cô từ chối căn nhà được anh Hạo cấp, tự thuê một phòng ở của công nhân cũ ở ngoại ô tỉnh lỵ, trả trước tiền đặt cọc hai tháng và một tháng tiền thuê, trên người chỉ còn lại 200 tệ.
Bao quanh bởi những tấm quảng cáo bị bóc sạch, Ấn Tú một mình trải qua Tết Nguyên Đán, sau đó cẩn thận tô son kẻ mày bằng mỹ phẩm được Mão Sinh tặng trong bộ quần áo ưng ý nhất, bước ra khỏi căn hộ một phòng ngủ và khu chung cư tồi tàn.
Ấn Tú, chưa đầy 20 tuổi, mãn nguyện vui vẻ cất bước.
Khốn cùng là do cái nghèo mang lại và càng vì không có hy vọng.
Ấn Tú nghĩ rằng nếu cửa hàng mới khai trương thuận lợi, cô sẽ uống một chai rượu sau khi việc kinh doanh đầu tiên thành công, không vì trời, không vì đất, cô chỉ muốn cảm ơn bản thân vì đã không từ bỏ hy vọng.
Anh Hạo đã tìm được địa điểm, nhưng giấy phép kinh doanh, phê duyệt công tác phòng cháy chữa cháy và các vấn đề khác đều do Ấn Tú lo liệu.
Cô biết mình ít học, ít kinh nghiệm nên nhẫn nhịn hết những ánh mắt lạnh lùng hoặc phớt lờ làm khó của người khác, lúc nào cũng lịch sự học hỏi từng chút một.
Nếu có người tùy tiện lên mặt với người khác thì cũng sẽ có người cắn răng chịu đựng, Ấn Tú từ nhỏ đã chứng kiến quá nhiều sự khinh thường, từ lâu đã quen.
Sau gần một tháng bận rộn, việc trang trí sửa sang cửa hàng mới nằm trong ba khu dân cư đang xây dựng thuộc khu phát triển thành phố của tỉnh đã hoàn thành, anh Hạo đến xem, rất hài lòng, đưa cho Ấn Tú phong bao lì xì 5.000 tệ: "Đây là phần thưởng."
Lần này Ấn Tú bị không nhận: "Đều là việc trong phạm vi trách nhiệm của em, công ty đã trả lương cho em.".
Truyện Ngôn Tình
Anh Hạo nhất quyết nhét tiền vào túi của cô: "Vừa chuyển đến tỉnh, khắp nơi đều phải chi tiền, em đừng xem anh như người ngoài."
Lời nói tuy lịch sự nhưng Ấn Tú không dám coi là thật.
Câu "đừng xem như người ngoài" này rất nguy hiểm, Ấn Tiểu Thường từng có một người bạn trai bảo Ấn Tú đừng xem ông như người ngoài, nhất quyết yêu cầu một cô gái mười bốn tuổi đến sống trong nhà ông ta, chưa đến một tuần, ông ta đã mặc độc chiếc quần lót lượn lờ trước mặt cô bé.
"Tối nay anh đãi em đi ăn hải sản.
Ở trên cầu Sư Tử, ngon lắm." Anh Hạo mời Ấn Tú: "Còn nữa, hôm khác em đi đăng ký thi bằng lái xe, công ty sẽ thanh toán chi phí.
Sau này không thiếu những lúc em phải tự mình lái xe đi gặp khách hàng và thương hiệu, không có một chiếc xe riêng sẽ rất bất tiện."
Điều này hơi xa vời ước mơ của Ấn Tú, cô căn bản không dám nghĩ mình sẽ mua một chiếc ô tô.
Cô tạm thời đồng ý với lòng tốt của anh Hạo và từ chối lời mời đi ăn tối.
Anh Hạo cười: "Cuối tuần mà không đi ăn hải sản, em đã có hẹn sao?"
Ấn Tú líu lưỡi, sửng sốt trước sự nhạy cảm của anh Hạo.
Anh Hạo chỉ vào cô: "Hôm nay em trang điểm rất xinh đẹp." Anh cười, như đang ghen: "Vẫn là với bạn trai đó à?"
Anh Hạo ngay từ đầu đã có ý xấu với Ấn Tú.
Những người ở độ tuổi trung niên hoặc mới đạt được thành công trong sự nghiệp như họ rất tự mãn sắp xếp ổn thoả lá cờ đỏ ở nhà và những lá cờ rực rỡ bên ngoài, họ thay các cô bé xung quanh như thay áo là chuyện thường tình.
Một số đồng nghiệp của anh ấy chuyên để mắt đến những cô gái trẻ đến từ trường nghệ thuật hoặc khoa nghệ thuật ở các trường đại học sư phạm.
Làm sao một cô bé với mức sinh hoạt hàng tháng vài trăm tệ có thể cưỡng lại viên đạn bọc đường lên đến hàng nghìn vạn tệ? Còn cả những người khách quen trong các quán bar KTV, nơi các cô gái có nhiều chiêu trò hơn.
Anh Hạo cho rằng cách chơi đó thật vô vị, cảm giác "vô vị" đó của anh cũng chính là cảm giác chán ngán khi đã chơi đủ.
Đã rất nhiều lần anh muốn thẳng thắn và dứt khoát bao nuôi Ấn Tú, nhưng ý thức phẩm giá nồng đậm ở cô gái khiến anh nhớ đến chính mình năm mười bảy tuổi từng buộc thanh thép và trộn xi măng trên công trường.
Lời nói đến đầu môi rồi rẽ theo đường vòng, cuối cùng biến thành "Hãy đến công ty anh." Phải tìm cơ hội, tạo môi trường, từ từ tiếp xúc, dần dần đục ruỗng.
Giả vờ từ chối trong khi muốn tiếp nhận thật quá nhàm chán, tước khí giới đầu hàng ngay lập tức càng vô vị hơn.
Anh chỉ mãn nguyện khi cô gái rắn rỏi từng bước phục tùng vì anh.
Nhưng "nửa đùa nửa thật" ban đầu đã giúp Ấn Tú trở thành một trong những nhân viên bán hàng có năng lực nhất công ty.
Ấn Tú mới mười chín tuổi, đã thể hiện hoài bão và tài sắc sảo của một nữ doanh nhân, làm nhân viên bán hàng mấy tháng đã có mức lương tương đương cả năm làm việc của người khác, người như thế, nếu chỉ bao nuôi thì thật đáng tiếc.
Do đó anh Hạo luôn phân vân không biết nên đặt Ấn Tú vào vị trí tình nhân hay trợ thủ kiếm tiền, mụ vợ anh ở thành phố Bách Châu theo dõi quá chặt, anh bèn nhân cơ hội mở cửa hàng mới để chuyển Ấn Tú sang.
Vậy mà cô gái vẫn đang yêu người bạn trai tin đồn, anh Hạo vỗ vào lòng bàn tay bằng chiếc ví da thật trị giá 10.000 tệ: "Bạn trai đang học à?"
Mặt Ấn Tú chợt nóng ran, thực ra mà nói, cô không có bạn trai, đó là một người bạn gái vẫn chưa xác định rõ ràng.
Đương nhiên không thể nói sự thật với anh Hạo, nhưng nói dối sẽ giết chết bản thân: "Chỉ là một người bạn.
Quen biết từ hồi học trường Số 23."
"Ồ." Anh Hạo nói có thể cho Ấn Tú quá giang, nhưng Ấn Tú phải tự bắt xe buýt, cách đó không xa.
Những ngón tay rắn chắc của anh Hạo nắm lấy cánh tay Ấn Tú: "Em khách sáo với anh Hạo quá." Nói xong, anh kéo Ấn Tú vào chiếc xe địa hình mới của mình.
Cách nói "khách sáo" là một lời trách móc, khi ai đó không muốn kéo tấm màn do dự bên trong và bộc lộ không gian riêng tư của mình, kẻ đột nhập sẽ nói "em quá khách sáo", như thể "khách sáo" của họ là một sự ích kỷ.
"Đi...!Rạp hát Tỉnh." Anh Hạo thở phào nhẹ nhõm sau khi nghe Ấn Tú nói xong lời này: "Nói suốt thế hoá ra là đến rạp hát à? Không ngờ em cũng khá nghệ thuật đấy."
Thực ra khi đó vở kịch đã hạ màn, Ấn Tú chỉ đến để đón Mão Sinh.
Chiếc xe di chuyển chậm rãi trong dãy ô tô trải dài, đầu xuân năm nay tỉnh lỵ tràn ngập niềm vui, anh Hạo xúc động nói: "Năm ngoái anh mở được ba cửa hàng mới, đúng vào thời điểm tốt.
Năm nay anh sẽ mở thêm năm cái, kết hợp công ty nội thất và cửa hàng vật liệu.
Nếu có thời gian anh cũng muốn đi xem một số xưởng gia công nhỏ ở Bách Châu.
Nếu cứ nhập hàng mãi từ mấy tay Quảng Đông làm đại lý thương hiệu cũng không yên tâm." Anh Hạo đã ngụp lặn trong giới kinh doanh chừng mười năm, vẫn đang trong độ tuổi quyết chí tiến thủ, luôn thích giữ mọi thứ an toàn trong tay.
Ấn Tú cũng đồng ý rằng đây là thời điểm tốt, vì doanh số mà cô thường xuyên đi từng nhà này sang nhà khác, chốt được rất nhiều đơn hàng ở các khu chung cư mới.
Cứ nhìn thấy công trường là cô vui, bởi cô có thể tính toán diện tích cũng như cung cầu ngay tại những toà nhà mới đang xây dựng.
Hôm nay là thời điểm tốt, ngày mai là sinh nhật của Mão Sinh, Ấn Tú hẹn gặp Mão Sinh trước một ngày.
Bên kia đầu dây điện thoại, Mão Sinh không thể tin được, hỏi liên tiếp ba câu: "Không phải trước thềm năm mới là thời điểm chị bận nhất sao? Sao chị lại đến tỉnh lỵ? Biết thế hôm nay em xin nghỉ đi đón chị."
"Chị Ấn dù bận cỡ nào cũng rất nhớ em gái nhỏ." Ấn Tú đùa nói: "Cả ngày em bận rộn ở rạp hát, không biết đã cho chị leo cây bao nhiêu lần, chị đến xem xem em có cô gái nào khác bên cạnh không."
Mão Sinh cười "hehe" và nói em cũng rất nhớ chị.
Dạo gần đây em đã bình tĩnh hơn, em vẫn khóc khi nghĩ đến Du Nhậm và sẽ cười khi nghĩ đến chị.
Anh Hạo lái xe đến lối vào bãi đậu xe của rạp hát, Ấn Tú chưa kịp nói lời cảm ơn, anh Hạo đã cúi người xuống tháo dây an toàn cho Ấn Tú, hơi thở nam tính phả vào mặt Ấn Tú, anh Hạo nói: "Ấn Tú, vì em đã chịu đến tỉnh nên anh sẽ không bạc đãi em, em chờ mua nhà, mua xe và định cư ở đây nhé."
Thân thể Ấn Tú co lại, cô không dám nhìn vào mắt anh Hạo: "Em sẽ cố gắng làm việc kiếm tiền tự nuôi bản thân."
Anh Hạo đùa cợt đưa tay vỗ nhẹ lên má cô: "Cô gái bướng bỉnh."
May mà tiếp theo anh không làm gì thêm cả, chỉ lánh sang để Ấn Tú xuống xe.
Đứng trước bãi đậu xe, trái tim Ấn Tú đập loạn xạ, nước mắt cũng trào ra.
Khi còn làm bồi bàn, hầu hết những lần cô bị sàm sỡ là trước mặt đám đông, cô không hề lo lắng, nhưng ban nãy chính xác là sợ vỡ mật.
Khi ngực Ấn Tú phập phồng mãnh liệt, Mão Sinh đi tới trước bãi đậu xe.
Mão Sinh trang điểm, mặc chiếc áo khoác quân đội xanh lá cây rộng thùng thình, bên trong là trang phục cổ trang.
Mão Sinh nhìn chiếc xe lái đi xa, Ấn Tú vội vàng giải thích: "Sếp của chị, anh Hạo."
Mão Sinh cười rạng rỡ chói chang: "Em nhận ra anh ấy, công ty của anh ấy giúp nhà em hoàn tất sửa sang."
Sau nhiều ngày không gặp, Mão Sinh nhìn Ấn Tú, cau mày: "Có phải chị rất bận không?" Cô đã nhìn thấy hành động của anh Hạo và vẻ khó chịu của Ấn Tú, cô đưa chiếc ly đang cầm vào tay Ấn Tú: "Trà tử kỳ và nhãn em tự pha, còn ấm đấy, uống đi."
"Giữa chị và anh ấy không có gì cả." Ấn Tú bối rối giải thích, lông mày cô được kẻ dài và cong, khi nhăn lại trông càng xinh đẹp.
Mão Sinh không vui, nhưng cô biết đây không phải lỗi của Ấn Tú: "Em biết, là anh ấy muốn có gì đó với chị."
Tính tình Mão Sinh hiền lành, khi không vui chỉ cúi đầu nhìn xuống đất, tâm trạng háo hức gặp Ấn Tú bị chuyện nhỏ con ban nãy khuấy loãng.
Tay cô đút vào túi áo khoác lớn, nói: "Em dẫn chị đi xem rạp hát nhé?"
"Được." Ấn Tú nói.
Cô và Mão Sinh vai kề vai, hy vọng Mão Sinh sẽ nắm tay cô.
"Đây là nhà hát cũ đã hơn 50 năm tuổi.
Năm ngoái chuyến biểu diễn của sư phụ có vài buổi diễn ra ở đây, rất ăn khách, những khách đến xem ấy ngày nay đều là khán giả lâu năm." Mão Sinh tận tình giải thích, phấn mắt hồng lấp lánh dưới ánh đèn chiếu rọi, cô chỉ vào một cánh cửa nhỏ phía sau rạp hát: "Vào đó sẽ dẫn thẳng đến hậu trường.
Hiện tại mọi người bên trong đang bận tẩy trang.
Em chưa lên sân khấu, nhưng làm gì có chuyện người mới được về trước? Không những không được về trước, còn phải đợi các diễn viên kỳ cựu tẩy trang, giúp các sư phụ đoàn dọn dẹp trước khi rời đi."
Hai người đi vòng quanh rạp hát, Mão Sinh nói em sẽ cho chị thấy rạp hát sau khi hạ màn sẽ như thế nào.
Rèm đã được kéo xuống từ sớm nhưng đèn vẫn sáng trưng.
Các nhân viên đang dọn rác dưới gầm ghế, những hàng ghế nhung đỏ trải rộng khắp sân khấu, dường như còn có hơi nóng bốc mù mịt trên rạp.
Vẻ tĩnh mịch sau màn huyên náo sao mà trống trỗng và khôn lường đến thế.
Mão Sinh và Ấn Tú đứng bên rìa quan sát, Mão Sinh nói em rất vui khi chị đến đây, nếu một ngày nào đó em được lên sân khấu, em muốn những người đầu tiên lọt vào tầm mắt của em sẽ là chị, mẹ em, sư phụ và cả Du Nhậm.
Trước kia Mão Sinh ba câu không thể tách rời Du Nhậm, bây giờ là mười câu.
Du Nhậm là một dấu tích ngầm giữa cô và Ấn Tú, bởi vì Ấn Tú chưa bao giờ tỏ ra khó chịu với điều ấy, Mão Sinh cũng nhắc suốt thành thói quen: "Em có nhắn tin cho bạn ấy, nhưng bạn ấy không trả lời một tin nào, chắc hẳn bạn ấy hận em lắm."
Ấn Tú cũng thích sự vô tư của Mão Sinh, ở đây không có "coi như người ngoài" hay "không coi như người ngoài", chỉ nói chuyện theo lẽ tự nhiên, Mão Sinh đứng trước mặt Ấn Tú với không chút che đậy.
Ấn Tú nói chắc hẳn Du Nhậm cũng hận chị.
Nhưng bây giờ cô bắt đầu thầm trách móc Mão Sinh, một chút thôi.
Anh Hạo làm thế khiến cô không lường trước được, Mão Sinh chỉ nói: "Em biết" thật nhẹ tênh và thế là thoải mái lật sang trang khác.
Nhưng rõ ràng Mão Sinh không lật sang trang khác, vì Mão Sinh chỉ chạm vai Ấn Tú, từ thân thể cho đến lời nói đều viết rõ cụm "như người ngoài".
Chỉ là Mão Sinh không cảm nhận được, Ấn Tú đã biết trước khi cô ấy cảm nhận được.
Thăm thú thêm một lúc, Mão Sinh nói em đi tẩy trang đây: "Đồ trang điểm chất lượng kém này sẽ làm hỏng mặt, nhưng em lại không nỡ dùng bộ trang điểm đắt tiền được sư phụ tặng.
Dùng để làm gì? Dù sao em cũng không lên sân khấu."
Những người trong hậu trường dần dần rời đi, Mão Sinh - người thế vai - tẩy trang sau khi đã tháo hàng mi giả cao vút trước gương.
Cô thi thoảng lại nhìn Ấn Tú phía sau qua gương, Ấn Tú dựa vào tường cũng nhìn cô.
"Bạch Mão Sinh, vở kịch thứ Ba tuần sau có lên diễn được không?" Người phụ trách đoàn kịch đến hỏi, vỗ nhẹ lên vai Tiểu Sinh trẻ như một lời động viên: "Vở kịch dành cho diễn viên trẻ, không có nhiều khán giả, nhưng đó là một cơ hội luyện tập rất tốt."
"Có!" Mão Sinh trả lời giòn giã, nụ cười lập tức xuất hiện.
Cô vui vẻ nhìn sang Ấn Tú, Ấn Tú mỉm cười đáp lại cô.
Mão Sinh rất vui vẻ, tẩy trang xong, Tiểu Sinh biến thành một cô gái trắng trẻo tươi tắn, rạng rỡ và xinh đẹp.
Cởi áo khoác màu xanh lá cây, thay trang phục kịch, mặc lên chiếc áo phao và quần jean của mình, Mão Sinh kéo Ấn Tú: "Đi thôi, chúng ta đi đâu ăn đây?"
Ấn Tú buông tay Mão Sinh ra: "Đến nơi rồi em sẽ biết." Khi giận, cô tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi.
Cuộc gặp gỡ đáng lý phải nồng nhiệt bỗng trở nên nặng nề, mà Mão Sinh chỉ tới nắm tay khi tâm trạng vui vẻ, Ấn Tú nhìn Mão Sinh trong khi chờ xe buýt, cô cười: "Đang nghĩ gì thế?"
Mão Sinh nói, em đang nghĩ bây giờ nhiều người quá, sao có nhiều người như vậy.
"Nhiều người mới tốt.
Hơn nữa, khi ít người sẽ không có chuyện gì tốt lành." Ấn Tú có ẩn ý, Mão Sinh khó hiểu mở to mắt: "Tại sao?"
"Cũng đâu phải chị bảo anh Hạo làm vậy." Ấn Tú lẩm bẩm, vươn cổ nhìn về phía xe buýt, cuối cùng cũng nhìn thấy tuyến xe buýt của khu phát triển, may mà ở đó không có nhiều cư dân, trong xe cũng không đông.
Một tay Mão Sinh giữ vòng xe, tay kia lặng lẽ nắm tay Ấn Tú.
Cô hỏi bằng ánh mắt: "Ấn Tú?" Đối phương không đáp lại, Mão Sinh lại gần: "Em thực sự không giận chị về chuyện anh Hạo."
Ấn Tú không nhịn được cười, hai tay nắm vòng xe, Mão Sinh chỉ biết lặng lẽ thở dài, hai tay cũng nắm vòng xe như Ấn Tú, mắt nhìn thành phố càng lúc càng trở nên xa lạ.
Cô chưa đi qua con đường này bao giờ, khi mua nhà, Triệu Lan không ưng khu phát triển, cô nhìn xuống khu vực phát triển, khăng khăng muốn mua trong khu phố cổ nơi có trường kịch tỉnh.
Mão Sinh phát hiện ra khu phát triển của tỉnh trông rất giống quận mới ở Bách Châu, những ngôi nhà có cùng một kiểu, tám làn đường trải nhựa cũng thống nhất một nét độc đáo.
Trong lúc ngẩn ngơ, cô cảm thấy mình vẫn đang ở Bách Châu và bên cạnh là Du Nhậm.
Nhìn kỹ hơn, vẫn là Ấn Tú.
Góc nghiêng của Ấn Tú lạnh lùng thấy rõ, đôi môi cũng mím thật chặt.
Ấn Tú quay đầu nhìn Mão Sinh, cô gái trưởng thành lại khiến Mão Sinh cười ngốc nghếch.
Ấn Tú vỗ đầu Mão Sinh: "Ngốc à."
40 phút sau, xe đến bến, âm thanh thông báo tự động đánh thức tâm hồn đang lang thang của Mão Sinh, Ấn Tú dắt cô xuống xe, lần này hai người không buông tay nhau.
"Chị đã mua thức ăn, về nhà cần xào hai món rau là được, thịt cá chị đã làm sẵn buổi sáng trước khi ra ngoài." Bốn giờ sáng thức dậy, tám giờ ra khỏi cửa, Ấn Tú dành trọn bốn giờ chuẩn bị cho bữa tối.
"Phiền phức thế làm gì, chúng mình tìm tiệm nào đó ăn cũng được mà." Mão Sinh không hiểu việc tự tay nấu bữa ăn hai người tại căn bếp của mình có ý nghĩa như thế nào đối với Ấn Tú.
"Bên ngoài không sạch sẽ." Có nụ cười sáng lên trong đôi mắt Ấn Tú.
"Không sạch mà chị vẫn ăn nhiều đấy thôi, chén hết quán xiên nhà người ta còn được." Mão Sinh vung tay Ấn Tú, khi cảm thấy lành lạnh, cô lại đan năm ngón tay vào tay của cô gái.
Trên đường phố nơi đông người qua lại, Ấn Tú hỏi Mão Sinh: "Thứ Ba tuần tới chị muốn một vé."
"Tất nhiên em sẽ giữ cho chị." Mão Sinh tự hào nói: "Họ xếp vở kịch cũ là 'Ngọc Hồ Điệp', em đã thuộc lòng lời kịch từ 8 năm trước.
Chị có biết người hát Đán là ai không? Là đàn chị trong trường kịch tỉnh của em, lên sân khấu ngâm giọng xứ nước Giang Nam ngọt ngào, xuống sân khấu nói giọng Tân Hương Hà Nam, hahaha, chị ấy hát Việt kịch bằng giọng Hà Nam buồn cười lắm, làm người ta nghe chỉ muốn ném quạt xuống sau đó nâng thanh kiếm lên".
Mão Sinh nói về những điều liên quan đến kịch, vẻ mặt sống động hẳn lên, siết chặt lòng bàn tay Ấn Tú: "Em sẽ giành hàng ghế đầu tiên cho chị."
Ấn Tú nhìn đứa trẻ to xác này, không ngờ mình cũng chỉ là một đứa trẻ chưa hoàn toàn lớn hòa mình vào xã hội.
Cơn giận giữa hai đứa trẻ với nhau không kéo dài lâu, đứa trẻ chưa hoàn toàn lớn càng nhìn đứa trẻ to xác càng cảm thấy thích, nhẹ nhàng nói ra câu hỏi đã ấp ủ bấy lâu nay: "Có biết chị đã chuẩn bị quà gì cho em không?"
"Ôi trời chị Ấn, chúng ta đừng khách sáo như vậy." Mão Sinh miệng thì khách sáo, tay thì đưa ra: "Giày? Hí phục? Mỹ phẩm? Hay là..." Cô lắc đầu: "Ồ, một bữa ăn ngon à?"
Ấn Tú không giấu được nụ cười nữa, cô kéo Mão Sinh về phía tòa nhà nơi cô ở, vỗ vào mông đứa trẻ to xác: "302, em chạy lên trước đi, là sẽ biết."
Mão Sinh buông tay Ấn Tú ra: "Được." Đôi chân dài sải một bước qua ba bậc thang, chớp mắt đã đến trước cửa phòng chống trộm cũ số 302.
Mão Sinh nghi ngờ nhìn vào trong qua mắt mèo, sau đó quay người nhìn ra ngoài, không thấy món quà bất ngờ nào trừ những tờ quảng cáo nhỏ.
Ấn Tú chậm rãi đi lên tầng, nhịp tim đập nhanh theo từng bậc thang dẫn lên.
Không phải cảm giác sợ hãi như anh Hạo đem đến, trái tim cô lúc này giống như một chiếc bè đang lảo đảo giữa đại dương cuồn cuộn, trước mặt là bờ biển nơi một tên ngốc đang đứng.
Cô hạ quyết tâm chèo đến bờ, nhưng có gì đó thôi thúc cô muốn nhảy xuống bơi qua ngay lập tức.
"Chị Ấn, quà đâu?" Mão Sinh dựa vào cửa, chống hông, nhìn Ấn Tú đi tới trước mặt mình.
Ấn Tú bình tĩnh nói: "Chờ một lát." Cô mở cửa, tay run, chìa khóa cũng run, tra ổ khóa lệch ba lần mới nhắm trúng.
Sau khi mở hai cánh cửa, Ấn Tú kéo Mão Sinh vẫn đang tìm quà vào phòng, ép cô bé vào cửa, đối mặt với ánh mắt ngạc nhiên của Mão Sinh, cô lấy hết can đảm: "Sau mười hai giờ, món quà chính là chị.
"
.......
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...