World War Z

Anh nói họ không gọi bác sĩ, rằng họ sợ mình sẽ bị gửi trả về nước? Vậy sao họ còn đi tìm thuốc chữa ở Phương Tây?

Anh thật sự không thấu hiểu được trong đầu những con bệnh nghĩ gì. Những kẻ đó họ quá đỗi tuyệt vọng. Họ là những người bị cầm chân giữa một bên là căn bệnh, một bên là nỗi sợ hãi trước cảnh bị “quây lại” và đối xử bởi chính Tổ quốc mình. Nếu anh có một người thân, một người trong gia đình, một đứa con, mang căn bệnh trong mình, và dù chỉ ánh lên tia hy vọng nhỏ nhoi nơi đất khách quê người, liệu anh có làm tất thảy mọi thứ trong khả năng của mình để tới đó? Liệu anh có muốn thấy cái cảnh đến hy vọng cũng chẳng còn?

Anh nói rằng vợ của anh chàng thương nhân, cùng với những người tị nạn khác, “bay biến vào nơi đâu không hay”?

Thì lúc nào mà chẳng vậy, thậm chí còn diễn ra trước cả khi bùng phát dịch ấy chứ. Số thì ở với gia đình, số thì ở với bạn bè, trong khi số rỗng túi hơn thì phải lao động trả nợ cho các tổ chức Mafia Trung Quốc tại địa phương. Phần lớn dân tị nạn đều sống lẫn vào các khu “hạ bộ” của nước sở tại.

Các khu vực thu nhập thấp?

Nếu đó là cái tên mà anh muốn gọi. Còn nơi nào để chui lủi tốt hơn ngoài chính cái nơi mà xã hội chẳng mảy may để tâm. Anh nghĩ tại sao mà những trận bùng phát dịch luôn diễn ra ở các khu ổ chuột của những nước thế giới thứ nhất?

Cũng có bên cho rằng chính các tay buôn lậu và vượt biên là những người đồn thổi chuyện “thuốc tiên” ở nước ngoài?


Một số thôi.

Anh có trong số đó không?

(Im lặng một hồi)

Không.

(Tiếp tục im lặng)

Vụ Flight 575 đã thay đổi chuyện “xuất khẩu” đường không như thế nào?

Lệnh cấm có thắt chặt hơn nhưng chỉ ở một số nước nhất định. Mà đám bên đường không chẳng những cẩn trọng mà còn lắm mưu mô. Chúng nó hay có cái câu: “Nhà ai giàu mà chẳng có lối cho kể hầu người hạ”.

Ý chỉ..

Nếu Tây Âu tăng cường an ninh, đi qua Đông Âu. Nếu Mĩ cấm cửa, tuồn vào bằng Mễ. Tôi đoán là làm thế chỉ để giúp mấy nước giàu có của đám dân da trắng tự thấy an toàn hơn, cho dù bệnh dịch đã lẩn khuất đâu đó bên trong biên giới của họ. Nhưng đây đâu phải chuyên ngành của tôi, nhớ cho, tôi chủ yếu hoạt động đường bộ. Mục tiêu tôi ngắm là mấy nước Trung Á.

Ở đó dễ vào hơn?

Đám đó còn quỳ xuống chân mà xin bọn này vào ấy chứ. Đây là những nước với kinh tế lê lết, đám chính phủ cải cách giật lùi và tham ô, có khi còn giúp dân buôn lâu lo lót chuyện giấy tờ để mót mấy đồng “phí tổn”. Chúng cũng có bọn vượt biên, hay bất cứ cái tên gì mà chúng gọi ở cái đất man di mọi rợ đó. Bọn này giúp chúng tôi đưa dân tị nạn qua những nước thuộc Liên Xô cũ để vào Nga hay Ấn, thậm chí là Iran.. mặc dù tôi cũng chẳng bao giờ hỏi hay muốn biết “hàng hóa” của mình trôi dạt tới những nơi khỉ ho cò gáy nào. Tôi hết phận ở biên giới. Giấy tờ đóng dấu, xe đánh thẻ, lót tay biên phòng, lấy phần mình.. vậy là xong.


Anh có thấy nhiều người bị nhiễm bệnh không?

Ban đầu không nhiều. Bệnh thì phát quá nhanh. Kashi thì cũng phải mất vài tuần để tới. Thậm chí những trường hợp âm ỉ, như tôi được hay, cũng chẳng mất tới mấy ngày. Thường thì số nhiễm bệnh “đội mồ sống lại” ngay trên đường, những nơi mà chúng bị cảnh sát địa phương phát giác và xử lý. Sau thì các ca nhiễm bệnh tăng theo cấp số nhân, cảnh sát quá tải, và tôi bắt đầu thấy nhiều người mang bệnh hơn trên đường mình đi.

Họ có nguy hiểm không?

Cũng hiếm khi. Gia đình họ thường trói chặt và bịt giẻ kín. Lúc đó anh có thể thấy thứ gì đó động đậy phía sau những chiếc xe, quằn quại yếu ớt dưới lớp quần áo và chăn dày. Rồi thì những tiếng va đập vào cốp, hay sau đó là thùng gỗ với vài ba lỗ thông hơi trên mấy chiếc xe bán tải. Lỗ thông hơi? Anh tin được không?.. Họ chắc hẳn chẳng hay biết chuyện gì đang xảy ra với thân thích của mình.

Còn anh, anh có hay biết chuyện gì đang xảy ra không?

Sau này thì có, nhưng ra sức giải thích với họ cũng chỉ muối bỏ bể mà thôi. Tôi chỉ việc nhận tiền và gửi họ lên đường. Mà phận tôi đấy là còn may, chưa bao giờ phải gánh mấy cái chuyện của dân vượt biên đường biển.

Khó hơn?

Và nguy hiểm hơn. Đám bạn làm ăn của tôi ở mấy tỉnh ven biển là những thằng luôn luôn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm vượt quá giới hạn và lan ra toàn bộ khoang chứa hàng.


Họ xử lý thế nào?

Có nhiều “chiêu” mà tôi nghe kể. Đơn cử như tàu sẽ cập vào một bờ biển bỏ hoang nào đó – chẳng cần biết đó có phải bờ biển nơi đích đến hay không – có thể là bất cứ bờ biển nào, rồi thì “nhả hàng” tất tật đám tị nạn mang bệnh. Tôi có nghe về một số thuyền trưởng mới chỉ tới gần đường bờ biển thôi đã vội đẩy sạch cả một lũ lĩ xuống lòng nước. Chuyện này có thể giải thích cho những trường hợp đầu tiên về việc thợ lặn và dân bơi mất tích không dấu vết. Mà cũng có thể đó là lý do tại sao khắp nơi trên thế giới truyền nhau rằng họ thấy “chúng” bước lên bờ.

Tôi cũng gặp tình cảnh tương tự và nó chính là tiếng chuông nhắc nhở đã tới lúc tôi nên dừng. Có lần tôi gặp một con xe tải, một con xe đời cũ méo mó ọp ẹp. Ở đó anh có thể nghe thấy tiếng rên từ toa moóc đằng sau với nắm đấm liên hồi nện vào lớp nhôm mỏng. Toa xe lắc lư qua lại. Ngồi phía đầu xe là một gã làm ngân hàng đầu tư ở Xi’an. Hắn kiếm được bộn tiền từ việc mua lại tất cả số thẻ tín dụng nợ của Mĩ. Với số tiền rủng rỉnh trong túi, tên này có thể bao cả đại gia đình mình. Trên người, bộ Armani nhàu nát, rách toạc. Mặt bên, vết cào chạy dọc má. Đôi mắt của gã mang cái ánh lửa đỏ điên cuồng tôi thấy mỗi ngày một nhiều hơn.

Nhưng đôi mắt của tay tài xế nom khác hẳn, một ánh nhìn chẳng khác mấy so với tôi, một ánh nhìn báo hiệu "tiền mày sẽ chẳng còn giá trị với ông được bao lâu nữa". Tôi dúi cho tay tài xế thêm 50 đồng rồi thì chúc hắn thượng lộ bình an. Đó là tất cả những gì tôi có thể làm được.

Chiếc xe tải hướng về đâu?

Kyrgyzstan..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui