Ngoài hiên gió thổi hắt hiu.
Trước sân nắng vàng ấm áp.
Giang Phong đã chuyển đến tân gia, tức quần thể biệt thự nằm trong khuôn viên “Khu công nghệ cao” mới hình thành của mình.
Quần thể biệt thự này nằm xen giữa những khu vườn râm mát, với nhiều kiểu kiến trúc truyền thống, có suối có hồ, cỏ hoa non bộ, tạo nên một trang viên cổ hương cổ sắc.
Giang Phong xem các thông tin quan trọng trên diễn đàn chính của “Vương Mệnh”.
Tin tức về ‘ngũ quốc chiến tranh’ chiếm dụng rất nhiều chuyên mục, được dân mạng bàn tán khắp mọi nơi.
‘Ngũ quốc’ ở đây không phải chỉ các đại quốc, mà là 5 công quốc ở vùng Hán – Hoài, bao gồm một bên là Hán quốc và Thần Long quốc hình thành ‘Long minh’, và phía bên kia gồm Lai Ân quốc, Bái Nhân quốc và Vương Tử quốc hình thành ‘Phục Long liên minh’.
Công quốc thứ 6 trong vùng, Đại Hùng quốc, tuyên bố trung lập.
Sự việc khiến nhiều người chú ý vì đây là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, giữa những thế lực lớn nhất của người chơi (không kể thế lực của Giang Phong).
Tổng lĩnh thổ của cả 5 công quốc hợp lại có thể thành lập một vương quốc.
Do đó, phe nào chiến thắng sẽ có thể thành lập một vương quốc theo kiểu liên hiệp các công quốc giống như Đông Hải liên minh.
Mọi người chờ đợi kết quả của cuộc chiến, chờ đợi vương quốc đầu tiên của người chơi thành lập, chờ đợi thế lực của người chơi có thể xưng hùng cùng các NPC đại thế lực (mọi người tự động bỏ qua Thần Thánh quốc độ của Giang Phong).
Trong lúc vùng Hán – Hoài đang chìm trong âm ảnh của chiến tranh thì vùng Đông Việt lại đang phát triển rất náo nhiệt.
Vùng này tương đối yên bình, nếu có chiến tranh thì cũng chỉ là những cuộc xung đột nhỏ.
Mọi tiểu quốc, lĩnh địa đều có gắng phát triển địa bàn của mình, chú trọng về chất hơn về lượng.
Do đó mà các tiểu quốc ở đây diện tích không lớn, nhưng thực lực hùng mạnh không kém gì các tiểu quốc ở vùng Hán – Hoài.
Thậm chí Linh Sơn quốc và Đại Hòa quốc có diện tích nhỏ hơn bất kỳ công quốc nào trong 6 công quốc ở vùng Hán – Hoài, nhưng lại được công nhận là những công quốc hùng mạnh nhất trong số các thế lực của người chơi (trừ Giang Phong).
Các thôn trấn ở đó có kinh tế rất phát triển, dân cư đông đúc, cuộc sống sung túc; quân đội hùng hậu tinh nhuệ, trang bị tinh lương, có thể chỉ kém hơn các đại quốc mà thôi.
So với vùng Hán – Hoài hoang tàn vì chiến tranh, các nước ở vùng Đông Việt có nhiều ưu thế hơn hẳn.
Có một tin tức khiến Giang Phong chú ý là ‘Hội tìm kho báu’ đang tuyển mộ hội viên.
Mục tiêu của Hội này là đi thám hiểm các nơi hoang vắng, tìm kiếm các kho báu.
Nếu tìm được, bọn họ có thể tự mình khám phá, chiếm lấy kho báu về phần mình.
Còn nếu như thực lực không đủ thì bọn họ có thể bán tin tức cho các đại thế lực.
Qua viễn cảnh mà bọn họ vẽ ra, xem ra cũng có khá nhiều triển vọng.
Ít ra nếu không tìm được kho báu thì bọn họ cũng có cơ hội du sơn ngoạn thủy, một công đôi ba việc.
Sau khi xem hết những tin tức đáng quan tâm, Giang Phong vào chuyên khu “Thiếu Quân Ái Mộ Hội”, rồi vào chuyên mục “Thiếu Quân đã nói …” phát biểu một đoạn tin tức :
“Một cách thành thần : sát thần giai quái vật, tích lũy đủ kinh nghiệm, có thể thành thần.
Người phát hiện : Lân nhi.”
Phát xong đoạn tin tức đó, Giang Phong thấy không có gì đáng để xem nữa, vừa định rời mạng, thì chợt nhớ đến sự việc của ‘biến thái mưu sĩ’ Ngô Bang (danh hiệu mà bọn Hàn Thế Kiệt đặt cho) ở Lục An Trấn hôm trước, liền tìm kiếm trên mạng những thông tin về Thập đại khốc hình, đặc biệt là Mãn Thanh Thập đại khốc hình, để xem thử so với những khốc hình của Ngô Bang thì hơn kém thế nào ? Không xem thì không biết, xem rồi mới thấy nhiều chỗ cũng khá quen thuộc, đã từng thấy ở nhiều tác phẩm rồi, cả sử liệu lẫn tiểu thuyết.
Ngay cả Kim Dung, Kim lão gia cũng đã từng vận dụng trong tác phẩm của mình.
Mãn Thanh Thập đại khốc hình chẳng qua là tụ tập ‘tinh hoa’ mấy nghìn năm văn minh Hoa Hạ, trải qua nhiều triều đại, không ngừng tích lũy kinh nghiệm mà thành, nhiều hình phạt trong đó thật ra đã xuất hiện từ thời cổ đại.
Thập đại khốc hình tuy gọi là ‘thập’, nhưng đến thời Mãn Thanh đã phát triển ra thành ‘nhị thập’, bao gồm :
Bác bì (lột da) : khi lột da bắt đầu từ xương cột sống phía sau lưng, cắt một đao ngay đường cột sống, xẻ da lưng thành hai phần, rồi từ từ dùng đao lột da ra.
Da thịt giống như ‘hồ điệp triển xí’ (bướm xòe cánh) từ từ mở rộng ra.
Khó khăn nhất là những người mập, bởi vì giữa da và thịt còn có nhiều mỡ, khó phân khai.
Sau khi đã lột da xong sẽ dùng da đó chế thành hai mặt trống, treo ở cổng Nha môn thị chúng.
Ngày xưa lột da là giết người xong rồi mới lột (tử bác), sau phát triển thành lột da người sống (hoạt bác).
Ngoài ra còn có một cách lột da khác, không hiểu mức độ đáng tín bao nhiêu.
Cách đó là đem người chôn đứng dưới đất, chỉ để đầu nhô lên trên.
Tại đỉnh đầu dùng đao cắt một đường chữ thập, rồi lột da đầu ra bốn phía, sau đó đổ thủy ngân xuống.
Bởi vì thủy ngân có trọng lượng rất nặng, sẽ chảy xuống dưới, tách da và thịt ra.
Người bị chôn dưới đất sẽ rất đau đớn, không ngừng run rẩy tránh thoát, cuối cùng thân thể và da sẽ tách ra thành hai phần riêng biệt.
Loại này được tả trong truyện kiếm hiệp “Võ Lâm Tuyệt Địa” (hay còn có tên là “Võ Lâm Ngoại Sử”, với các nhân vật Trầm Lãng, Chu Thất Thất, Vương Lân Hoa, Hùng Miêu Nhi, Bạch Phi Phi, …).
Yêu trảm (chém ngang lưng) : do hình phạt này là chém người từ ngang lưng, mà các cơ quan chủ yếu của con người đều ở phần trên, do đó phạm nhân sẽ không chết ngay, sau khi bị chém thần trí vẫn còn thanh tỉnh, chịu đau đớn một hồi rồi mới đứt hơi.
Ngũ mã phân thi : rất đơn giản, cột đầu và hai tay, hai chân của người thọ hình vào 5 con ngựa, sau đó đánh cho ngựa chạy thật nhanh về 5 hướng, xé người thành 5 mảnh.
Tương truyền thì đầu sẽ đứt ra trước tiên, tiếp đó là hai tay, đến khi chỉ còn hai chân và thân mình thì sức ngựa sẽ kéo đứt một chân, còn lại một chân vẫn liền với thân mình.
Bất quá theo nhiều nghiên cứu cho thấy, không nhất định tay chân sẽ đứt ngay đúng chỗ định sẵn, bởi vì cổ tay và cổ chân luôn dễ đứt hơn.
Thương Ưởng thời Xuân Thu Chiến Quốc bị phạt Ngũ mã phân thi.
Muốn dùng đao chém đứt đầu hay tay chân người đều tốn không ít sức lực, huống chi là kéo cho đứt.
Do đó, cảnh khổ của người thọ hình cứ tưởng tượng thì biết.
Đến lúc bị kéo đứt, e rằng người thọ hình đã không còn cảm giác gì nữa.
Đau đớn chủ yếu là trong lúc kéo, máu tươi bắn ra mới là chỗ khủng bố.
Câu ngũ hình : chặt đầu, chặt tay, chặt chân, cắt tai, móc mắt, sau đó chặt thân người làm ba, gọi là ‘Đại tá bát khối’ (chặt làm tám khúc).
Sủng phi của Hán Cao Tổ là Thích phu nhân bị Lữ hậu bắt, chặt tay chân, cắt mũi, cắt tai, cắt lưỡi, móc mắt, gọi là ‘Nhân trệ’.
Kết quả con của Lữ hậu nhìn thấy, sợ quá sinh bệnh mà chết.
Vi Tiểu Bảo trong ‘Lộc Đỉnh Ký’ của Kim lão gia cũng có hình phạt tương tự, gọi là ‘Nhân côn’.
Lăng trì : ngày xưa giết chết người xong rồi mới bằm nát ra, gọi là ‘Hải’ (thịt bằm).
Những danh nhân từng chịu hình phạt này có Tử Lộ (học trò của Khổng Tử) và Bá Ấp Khảo (trưởng tử của Chu Văn Vương).
Sau này phát triển ‘tinh tế’ hơn, mục đích khiến cho phạm nhân phải chịu nhiều đau đớn nhất, nên hành hình lúc người còn sống, lại còn yêu cầu người thọ hình bắt buộc phải chịu bao nhiêu đao rồi mới được chết.
Nghe nói phát triển đến thời Minh Thanh, mỗi lần lăng trì đều phải do 2 người chấp hành, bắt đầu từ dưới chân cắt lên, tổng cộng phải cắt 1.000 đao rồi mới để cho phạm nhân chết.
Lại nghe nói nếu chưa cắt đủ 1.000 đao mà phạm nhân đã chết thì người chấp hành cũng phải thọ hình.
Từ đó phát triển thành ‘nghệ thuật tử hình’.
Người chịu hình phạt này nổi tiếng nhất là Đại thái giám Lưu Cẩn, nghe nói bị cắt đến 3.000 đao rồi mới chết.
Phương Hiếu Nhụ cũng bị Minh Thành Tổ xử lăng trì (nhưng bị bao nhiêu đao thì không rõ).
Ải thủ (thắt cổ) : người Tàu xử thắt cổ bằng dây cung, tức là đem cung tròng vào cổ người, dây cung ở trước, phạm nhân ở phía sau, rồi xoay mạnh cung.
Cung xoay càng mạnh càng thắt chặt, phạm nhân bị thắt cổ, nghẹt thở rồi đứt hơi.
Phụ tử Nhạc Phi bị xử hình phạt này ở Phong Ba Đình (bởi vì bọn họ là công thần, không thể xử trảm, phải lưu toàn thi).
Minh mạt Quế Vương cũng bị Ngô Tam Quế tự tay giết bằng cách này.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...