Lại nói, khi chúng thôn dân kéo ra, đang còn do dự không biết có nên tham chiến hay không, một gã thanh niên đột nhiên rống lên, chụp lấy một chiếc ghế dài cạnh đó, xông tới chỗ lão vu sư múa ghế đập nhầu.
Lão thôn trưởng kinh hãi, vội lớn tiếng gọi :
- Chiến Lang.
Chiến Lang …
Nhưng gã vẫn không phản ứng, ánh mắt đỏ ngầu, hai tay nắm chặt chân ghế, vung loạn tấn công vào kim quang đang bao phủ quanh người lão vu sư.
Lão thôn trưởng khẽ thở dài, không cách nào khác, đành phân phó thôn dân gia nhập vòng chiến.
Mọi người vớ lấy bất cứ thứ gì có thể dùng làm vũ khí, dao búa, gậy gộc, bàn ghế đủ cả, hợp nhau xông vào tấn công lão vu sư.
Đến lúc này, lão vu sư bắt đầu núng thế.
Vừa thừa thụ sức công phá của hỏa long, vừa chống đỡ sự tấn công của chúng thôn dân, kim quang dần dần rung động, màu sắc nhạt đi, có vẻ không còn đủ sức duy trì.
Chúng thôn dân thấy thế, càng ra sức công kích, khiến lão vu sư khổ không kể siết.
Lão vu sư chỉ cố cầm cự được chừng hơn khắc thì kiệt sức, kim quang tắt lịm, sau đó tử vong dưới sự phẫn nộ của chúng thôn dân.
Gã thanh niên suất tiên động thủ, sau khi sát tử lão vu sư rồi, vẫn không chịu dừng tay, xông thẳng vào vòng chiến giữa bọn Man binh và gã hộ vệ của Giang Phong.
Tuy gã hợp cùng gã hộ vệ sát tử được Man binh, nhưng dù sao cũng chỉ là phổ thông dân chúng, liều mạng mà chiến đấu nên thụ thương quá nặng mà qua đời.
Giải quyết xong bọn Man binh, như thường lệ, Giang Phong kiểm điểm chiến lợi phẩm.
Ngoài “Man binh thủ cấp” và “Độc trủy thủ” như những lần vừa rồi, Giang Phong còn thu được một số vật phẩm đáng chú ý.
“Lý gia ngọc bội : nhiệm vụ vật phẩm.
Vật tùy thân của Lý An.”
“Man tộc đại vu thủ cấp : đặc thù vật phẩm.
Giao nộp Quan phủ sẽ được tưởng lệ.”
“Vu đan : đặc thù vật phẩm.
Bí phẩm của đại vu.
Giải trừ một số phổ thông độc dược do vu sư chế ra.
Đan dược 30 /bình”
“Vu phù : đặc thù vật phẩm.
Bí phẩm của đại vu.
Sử dụng vu phù, mặc niệm vu quyết có thể triệu hoán thiên lôi.
Yêu cầu : vu sư.”
“Vu độc : đặc thù vật phẩm.
Bí phẩm của đại vu.
Đổ một bình xuống nguồn nước có thể sát tử cả một thôn làng.”
“Truyền thừa thạch : đặc thù vật phẩm.
Bí phẩm của đại vu.
Lưu lại kỹ năng truyền cho người được truyền thừa, tiêu hao pháp lực = đẳng cấp x10; yêu cầu : đẳng cấp kỹ năng = đẳng cấp /2.
Đại vu có thể dùng sinh mạng vi đại giới, đẳng cấp kỹ năng = đẳng cấp đại vu, hậu quả : đại vu tử vong.
Kỹ năng truyền thừa yêu cầu không thay đổi.”
(chú : đẳng cấp kỹ năng là yêu cầu đẳng cấp của kỹ năng, có kỹ năng yêu cầu đẳng cấp 20, cũng có kỹ năng yêu cầu đẳng cấp 30 mới có thể sử dụng).
Truyền thừa thạch có thể nói là bảo bối, vì quý hiếm, mà cũng có thể xem là thứ chẳng đáng giá gì, vì đặc tính “đẳng cấp kỹ năng = đẳng cấp /2”.
Một người cấp 40, chỉ có thể truyền thừa cho người khác những kỹ năng dành cho cấp 20 sử dụng.
Thử nghĩ, khi đã đạt cấp 40, ai còn xem trọng những kỹ năng cấp 20, trừ khi bản thân vượt trước người khác quá xa, đa số người chơi lúc đó vẫn còn ở cấp 20.
Nhưng Giang Phong không nghĩ sẽ có chuyện đó xảy ra, bởi càng về sau thăng cấp càng khó.
Cứ nghĩ qua cấp 30, cứ mỗi thăng 1 cấp phải cần đến hàng chục vạn điểm kinh nghiệm, Giang Phong không khỏi lắc đầu.
Tất nhiên cũng có những kỹ năng không yêu cầu đẳng cấp, như sinh hoạt kỹ năng chẳng hạn, ai cũng có thể sử dụng, kể cả tân thủ.
Truyền thừa thạch có lẽ được tạo ra nhằm mục đích hỗ trợ tân thủ.
Còn Vu đan, Vu phù, Vu độc thật sự là bảo bối.
Chỉ tiếc Vu phù chỉ vu sư mới có thể sử dụng.
Giang Phong không phải vu sư, mà cũng không có ý trở thành vu sư.
Ai ! Đáng tiếc a.
Đợi Giang Phong thu thập xong chiến lợi phẩm, lão thôn trưởng bước tới chào :
- Tiểu dân là Giang Lâm thôn trưởng, xin tham kiến đại nhân.
Giang Phong nhìn lão, hỏi :
- Sao bọn Man binh lại có mặt ở đây ? Sự tình thế nào ?
Lão thôn trưởng thở dài nói :
- Hồi bẩm đại nhân.
Tiểu dân cũng không rõ.
Nửa tháng trước bọn Man đột nhiên xuất hiện, dùng độc khống chế thôn dân, buộc mọi người phải tuân lệnh chúng.
Bọn chúng không làm hại thôn dân, chỉ giam lại, dự phòng đối phó nếu như có quan binh đến tra xét.
Giang Phong ngẫm nghĩ giây lát, rồi lấy ra bình Vu đan đưa cho lão, nói :
- Đây là bình giải dược ta thu được của Man tặc, ngươi xem có thể giải được chất độc trong người các ngươi không ?
Lão thôn trưởng nhận lấy bình Vu đan, thoáng ngần ngừ, rồi dứt khoát mở nắp bình đổ ra 1 viên đan dược, định cho vào miệng.
Đột nhiên một gã thanh niên đứng gần đó lao tới chặn lại, nói :
- Thôn trưởng.
Để ta thử thuốc cho.
Nói đoạn gã giành lấy viên đan dược, cho ngay vào miệng.
Sau một lúc, gã ôm bụng nôn mửa một hồi, rồi sắc mặt tái nhợt nhưng hớn hở nói :
- Thôn trưởng.
Có hiệu quả.
Lão thôn trưởng cả mừng, đem chia cho thôn dân cùng sử dụng.
Còn dư lại 3 viên, lão cho lại vào bình, đem trả lại Giang Phong, cung kính nói :
- Cảm ơn đại nhân.
Ân đức của đại nhân, bản thôn không bao giờ quên.
Lúc này, một đứa bé mới độ hai tuổi, từ trong nhà chập chững chạy ra, gục trên người gã thanh niên thôn dân vừa qua đời, khóc lóc gọi :
- Ba ba ..
Ba ba …
Giang Phong đưa mắt nhìn lão thôn trưởng.
Lão vội giải thích :
- Hồi bẩm đại nhân.
Đó là con của Chiến Lang.
Vợ của Chiến Lang bị bọn Man sát hại, vì thế hắn mới liều mạng trả thù cho vợ.
Chỉ tội nghiệp đứa bé.
Rồi lão lại thở dài, nói thêm :
- Chiến Lang là thợ săn giỏi nhất thôn.
Lương thực của thôn dân phần lớn nhờ vào tài săn bắn của Chiến Lang mà có.
Bản thôn ở nơi hẻo lánh, đi lại khó khăn, Nha Phủ không hỏi tới, cuộc sống đã thiếu thốn trăm bề.
Nay không còn Chiến Lang.
Tương lai càng mờ mịt a.
Giang Phong hỏi :
- Giang Lâm thôn thuộc địa phận trấn nào ?
Lão thôn trưởng đáp :
- Hồi bẩm đại nhân.
Bản thôn ở nơi xa xôi hẻo lánh thế này, không trấn nào quản lý tới cả.
Giang Phong trầm ngâm.
Giang Lâm thôn nằm sâu trong rừng, không có đường đi, giao thông bất tiện.
Muốn mở con đường đi qua rừng rậm, hoàn cảnh hiện tại thật không khả thi.
Đưa mắt nhìn con sông cách đấy không xa, Giang Phong gật đầu, nói :
- Chuyện đó để ta nghĩ xem.
Trước mắt cần lo ổn định cuộc sống thôn dân.
Trong thôn còn được bao nhiêu lương thực dự trữ.
Thôn dân có thể làm được những gì.
Lão thôn trưởng đáp :
- Hồi bẩm đại nhân.
Lương thực trong thôn chỉ còn đủ dùng hai ngày.
Toàn thôn hiện còn 27 nhân khẩu, trong đó thợ săn 3, thợ may 1, ngư dân 1, mục dân 1, thợ mộc 1.
Do trong rừng có nhiều thú dữ, việc săn bắn khó khăn, nên trước nay vẫn bữa đói bữa no.
Giang Phong nói :
- Tạm thời lo vấn đề lương thực trước.
Ngươi hãy tập hợp mọi người, chúng ta đi săn kiếm chút lương thực dự trữ.
Lão thôn trưởng cả mừng, vội đi tập hợp thôn dân.
Nhìn đứa bé thật đáng yêu, Giang Phong đến bên đứa bé đang khóc lóc, dịu dàng nói :
- Bé còn người thân nào không ?
Đứa bé ngơ ngác nhìn Giang Phong, lắc đầu.
Giang Phong lại hỏi :
- Bé có muốn theo ta không ?
Đứa bé ngần ngừ giây lát, rồi gật đầu.
Giang Phong ôm bé vào lòng, nói :
- Bé ngoan lắm.
Từ nay ta gọi bé là Long nhi nhé.
Thấy lão thôn trưởng đã tập hợp thôn dân xong, Giang Phong bế Long nhi, dẫn 2 gã hộ vệ cùng thôn dân tiến vào rừng.
Nhờ có 2 gã hộ vệ bảo hộ, việc săn bắn rất khả quan.
Chẳng bao lâu, thôn dân đã khệ nệ khiêng về thôn hơn chục con thú, sói rừng, lợn rừng đủ cả.
Với số lương thực này, nếu tiết kiệm cũng đủ cho thôn dân sử dụng thêm độ mươi ngày nữa.
Xong đâu đấy, Giang Phong từ biệt thôn dân, bế Long nhi, dẫn 2 gã hộ vệ rời thôn.
Tuy bế Long nhi thì Giang Phong không thể động thủ, nhưng vì rất yêu quí bé, không nỡ rời.
Ra đến quan đạo, Giang Phong lên mã xa quay lại Định An Thành, trao ngọc bội cho Lý lão.
Lão ta đền ơn Giang Phong bằng 1 vạn đơn vị lương thực, hứa sẽ cho chuyên chở đến tận lãnh địa của Giang Phong.
Xong việc, Giang Phong rời Định An Thành, trở về Lục Hoa Trấn.
Có thể mọi người chưa biết:
Đa số các nhà nghiên cứu về cổ sử và dân tộc học trên thế giới đều cho rằng người Hoa xưa kia vốn là một bộ tộc thiện chiến ở phía Tây Bắc Trung Hoa, đã sớm thôn tính các bộ lạc lân cận thành lập một liên minh rộng lớn ở miền Bắc, sau mới tràn xuống chiếm hết vùng Trung Nguyên và cả miền nam Trung Hoa hiện nay.
Vùng đất rộng lớn giữa lưu vực hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử vốn là địa bàn cư trú của các dân tộc Bách Việt và các bộ tộc Tam Miêu cũ, trong đó Việt Thường ở phía nam lưu vực sông Dương Tử, vùng hồ Động Đình và Phiên Dương, đã có một nền văn minh lúa nước rất phát triển.
Chính họ đã xây dựng nên “Quy lịch” để tính thời vụ, tiết khí để dùng cho nông nghiệp, và đem sang Bình Dương biếu vua Nghiêu.
Về địa giới xưa của người Việt Thường, nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên đã nêu rõ thêm : Nước Việt Thường ở vào hai phía bắc nam sông Dương Tử, bao gồm 2 châu Kinh Dương (ngày nay là Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Đông, Giang Tây), suốt vùng châu thổ Việt Giang (nay là Tây Giang), trải dài xuống tận đèo Ngang ngày nay.
Bản đồ các vùng đất thuộc Trung Quốc qua các thời đại :
Bản đồ đời Tần có vùng đất Bách Việt
Khi người Việt cổ phải thu hẹp đất nước lại chỉ còn vùng đất Lĩnh Nam, mất đi vùng Lĩnh Ngoại thì Việt Thường chỉ còn là một bộ của nước Văn Lang.
Bản đồ Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng :
Còn tên Giao Chỉ vốn là tên gọi cổ để gọi vùng đất phía Nam tiếp giáp với biển Đông và nằm giữa 2 nước lớn là Ấn Độ và Trung Quốc sau này.
Giao có nghĩa là giao tiếp, Chỉ là vùng đất, địa bàn.
Còn cách giải nghĩa là đất của người có hai ngón chân cái giao nhau là cách giải thích của người phương bắc, chỉ xuất hiện vào sau này.
Họ gọi như thế nhằm khinh thị người Việt cổ, giống như khi ghi từ “Lạc” (trong Lạc Việt, lạc hầu, lạc tướng, …) đã không dùng cách viết nguyên thủy mà sửa thành bộ Mã, để ghép dân nam vào dòng giống man rợ, súc vật.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...