Vùng Đất Trù Phú

Thời gian thấm thoát trôi qua cũng đã được 4 năm, những nhiệm vụ trong khóa I hầu như đã được hoàn thành và việc bầu cử cho khóa II sắp diễn ra. Trong thời này tôi cảm nhận được tình trạng sức khỏe của bản thân đã giảm nói đúng ra là sự liên kết giữa linh hồn và cơ thể này bắt đầu trở nên mờ nhạt dần. Vào một buổi chiều tà tôi ra sau vườn đi dạo, tôi ngấm nhìn những thứ quen thuộc này một cách kỹ càng, sau đó tôi đi tới bộ bàn ghế sau vườn ngồi xuống ghế. Tôi cất lời: “Ta muốn uống trà”.

Những người hầu cũng vân lời mang bộ ấm trà tới, định rót trà cho tôi. Tôi ngăn lại lên tiếng: “Các ngươi lui đi ta muốn tự thưởng thưởng thức một mình, các ngươi lui xuống đi” rồi tự tay rót trà ngôi nhâm nhi trà.

Trời đã tối, tại cung Thái Hoàng Thái Hậu nàng ấy nhận tin là phu quân mình ngồi uống trà từ chiều tới giờ làm nàng ấy lo lắng. Khi tới nơi nàng ấy thấy ba đứa con lớn đang đứng nhìn ra sau vườn: “Sao ba đứa lại đứng đây, Hồng Bảo đâu? Phụ hoàng các con còn ngồi không?”.

Hai cô con gái nhanh miệng nói: “Dạ mẫu hậu Hồng Bảo đang an ủi phụ hoàng ạ”.

Nàng ấy nhìn ra thấy Hồng Bảo đi vào, Hồng Ân hỏi: “phụ hoàng có nói gì không?”.

Hồng Bảo lắt đầu nói: “Phụ hoàng cứ nói khỏe không sao, em thấy phụ hoàng muốn nói gì đó nhưng không nói được”.

Lúc này nàng ấy cũng bước qua bốn đứa tiến tới chỗ tôi đang ngồi rồi ngồi kế bên tôi không nói gì, tôi cũng biến nàng ấy rất là lo lắng cho tôi, các con cũng vậy nhưng bản thân không biết mở lời sao cho hợp lý. Sự im lặng đang bao trùm xung quanh, tôi cũng không muốn sự im lặng này kéo dài nên lúc này tôi để tách trà xuống bàn nhìn sang nàng ấy. Lúc này tôi mới mở miệng: “nàng có bao giờ nghĩ rằng tại sao ta lại có những kiến thức đó không?”.

Nàng ấy nắm tay tôi rồi đáp lại: “không riêng gì thiếp mà là tất cả mọi người đều không biết và rất tò mò những kiến thức của chàng có được từ đâu. Nhưng càng ở bên cạnh chàng, quan sát cách chàng dùng kiến thức ấy để lo cho người dân và phát triển đất nước thì những sự tò mò trong thiếp cũng không còn”.


Tôi nở một nụ cười rồi nhìn thẳng nàng ấy nói: “Ta sẽ kể cho nàng nghe một câu chuyện, nàng có muốn nghe không?”.

Nàng ấy hiểu rằng tôi rất muốn kể câu chuyện ấy cho mình nên cùng gật đầu thay cho sự đồng ý: “Có một chàng trai vừa tròn đôi mươi, chàng trai ấy là sinh viên khoa lịch sử và trên đường tới Huế. Chàng trai ấy từ nhỏ có một niềm đam mê với lịch sử và sưu tầm những cổ vật, chàng trai ấy đi tàu lửa từ Hà Nội vào Huế để học tập. Trên đường tới Huế trai ấy có mua nhiều vật phẩm và giữ chúng, thật không may đoàn tàu chở chàng trai ấy gặp tai nạn và chàng trai ấy…”

Nói tới đây tôi ngừng lại, nàng ấy nhìn tôi hồi lâu: “thật không may chàng trai ấy, qua đời ở độ tuổi quá trẻ”.

Tôi lắt đầu nói tiếp: “Chỉ có cơ thể là qua đời nhưng linh hồn chàng trai ấy đã tới nơi này, tên chàng trai ấy là Thanh, Nguyễn Hồng Thanh”.

Nàng ấy quá bất ngờ không nói nên lời: “Không… không lẽ… chàng…”.

“Nàng nghĩ đúng rồi đấy, cơ thể mới mà linh hồn chàng trai ấy nhập vào cũng tên Nguyễn Hồng Thanh. Ta là linh hồn ấy, những kiến thức ta có được là từ tương lai” rồi tôi đứng dậy ôm nàng ấy từ đằng sau.

“Ta sợ nàng không chấp nhận được những thức ta nói ra, ta…” chưa kịp nói xong nàng ấy nói: “Thiếp chấp nhận được những lời mà chàng nói, thiếp chấp nhận được mọi thứ từ chàng nhưng có một thứ mà thiếp sợ, vô cùng sợ hãi” Nước mắt nàng ấy rơi xuống: “Thiếp chỉ sợ một ngày nào đó chàng sẽ rời xa thiếp, rời xa các con rời xa những việc chàng đã làm”.

Lúc này tôi ôm chặt lấy nàng rồi vỗ nhẹ lên lưng nàng ấy: “Nàng cứ khóc đi, nàng cứ nói ra hết tâm trạng của nàng đi. Nàng nhìn cũng biết rồi tình trạng sức khỏe của ta đã giảm, không biết ta sẽ đi lúc nào, chính vì thế trong thời gian này ta sẽ ở bên cạnh nàng và cùng nàng thực hiện lời thứ ban đầu lúc hai ta mới kết hôn”.

“Lời hứa” nàng ấy dụi mắt.

Năm 1803, tôi 22 tuổi và Bình Thái Công chúa (Ngọc Châu) 21 tuổi. Tối ngày đầu tiên trên con tàu từ Phú Xuân (Kinh đô Huế) tới Phú Quốc, tôi đi dạo trên boong tàu thì thấy Ngọc Châu đang ngấm nhìn về hướng Phú Xuân. Tôi biết nàng ấy nhớ nơi sinh ra và lớn lên của mình, tôi từ từ đi lại rồi cất tiếng:

“Nàng nhớ nhà phải không?”.

Nàng ấy bất ngờ nói: “Chàng tới lúc nào vậy?”.


“Biểu hiện vậy là nàng rất nhớ nhà rồi, ta còn nhớ nổi nơi mình sinh ra nữa” tôi nhìn nàng ấy rồi nói.

“Không phải chàng ở Phú Quốc?” nàng ấy ngạc nhiên.

“Không từ nhỏ ta được cha mẹ dẫn đi rất nhiều nơi, Phú Quốc chỉ là nơi cuối cùng gia đình tôi ở lại” tôi nhìn lên bầu trời đầy sao.

“Chắc chàng cũng biết mọi thứ quá, do chàng đi nhiều mà chả bù cho tôi. Dù là đại công chúa nhưng chỉ biết mọi thứ từ quan lại, nô tig và cung nữ trong cung” nàng ấy thởi dài.

“Ta sẽ thực hiện mong ước của nàng” rồi đưa ngón út ra. Nàng ấy chưa hiểu gi tôi liền dục:

“Nàng đưa ngón út ra chạm vào ngón út của ta đi” nàng ấy cũng làm theo.

“Việc móc ngón tay út của hai ta vào với nhau, coi là làm dấu hiệu đã đồng ý cùng nhau giao ước một điều gì đó và diều ta hứa là dẫn nàng đi khắp nơi trên mãnh đất có người Việt sinh sống”.

Trở lại hiện tại, nàng ấy cũng đã nhớ ra sự kiến ấy nói: “cũng ba mươi năm rồi lời hứa năm ấy, cái móc ngoéo ấy của hai ta. Cũng là buổi tối đầy sao nhưng địa điểm đã khác” nàng ấy bắt đầu khóc tiếp.

Tôi cản nàng ấy lại rồi nói: “ta cấm nàng khóc nữa, khóc nữa là ta rời bỏ nàng đấy mà ta cũng đâu có xấu tới mức nàng phải khóc”.


Nàng ấy dụi mắt rồi phì cười: “Chàng lúc nào cũng vậy?”.

Tôi nhìn sang hướng tụi nhỏ thì thấy Ngọc Bảo cùng cậu con trai út đang đứng đứng cùng nữa nên gọi: “Mấy đứa vào đây đi, ta muốn nói chuyện với mấy đứa. Kêu cung nữ đem sáu hộp đồ vô luôn”.

Sau đó mọi người cũng vô trong sân, cung nữ cũng đem sáu hộp đồ vô rồi lui ra. Tôi đưa sáu cái hộp cho sáu người rồi nói: “Đầu tiên ta muốn nói với mấy đứa ta và hoàng thái hậu sẽ đi du ngoại khắp Đại Việt, công việc ta cũng đã bàn giao xong rồi. thứ hai sức khỏe của ta đã yếu đi nên ta muốn dành thời gian bên cạnh và thực hiện lời hứa với hoàng thái hậu. Quan trọng nhất là những chiếc hộp này tất cả không được mở ra tới lúc ta băng hà mới được mở, đó cũng là di chúc của ta để lại cho từng người”.

Săc mặt của mọi người đều ảm đạm trừ tôi với nàng ấy, tôi nói: “Ta chưa mất mà, ta không muốn các con buồn nên không nói ra. Nhưng ta thấy các con cũng lớn rồi, hiểu biết rồi nên ta sẽ không dấu bất kỳ việc gì nữa”.

Lúc này Ngọc Bảo cũng lên tiếng: “Cô thấy cũng đúng, mấy đứa đừng buồn nữa. Các con phải vui và trân trọng khoảng thời gian khi phụ hoàng còn bên mấy đứa chứ”.

Tôi hừm nhẹ nói với Ngọc Bảo: “Đúng là vậy nhưng phải để mấy đứa từ từ tiếp nhận chứ, ta cũng muốn các con mở lòng có thể chia sẻ với mẫu hậu hoặc ta lúc khó khăn”.

Mọi tối nay trôi qua một cách êm đềm với những giọt nước mắt và cả niềm vui.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận