Vùng Đất Trù Phú

Sau hai mươi tám năm cai trị của tôi, đất nước thái bình, kinh tế, văn hóa ổn định, người dân có cuộc sống ấm no. Mấy ngày đầu năm 1829, Tôi họp với hội đồng kế vị về việc nhường ngôi, trong cuộc họp tôi lên tiếng: “Trẫm có ý định nhường ngôi cho thái Khang Hiền Hoàng Thái tử (Nguyễn Hồng Ân) và lên làm thái thượng hoàng”.

Các quan trong hội đồng đều nêu lên ý kiến, người thì đồng ý người thì phản đối, lúc này Kiên lên tiếng: “bệ hạ muốn vậy tránh để việc tranh giành ngôi báu giữa các hoàng tử do đã sớm được định đoạt từ trước tiếp đến là rèn luyện cho tân quân làm quen với việc cai trị đất nước”.

Nguyễn Ánh nói thêm vào: “Và quan trọng nhất là đề phòng bất trắc khi có biến loạn mỗi người sẽ đi ngả, người này nếu gặp sự cố vẫn còn người kia để cáng đáng mọi việc. Đây được coi là lệ từ thời nhà Trần”.

Lúc này các quan cùng đều đồng ý với ý kiến của tôi, tôi lên tiếng: “Nếu hội đồng không ai phản đối thì việc nhường ngôi sẽ được tiến hành” và một văn bản quyết định từ hội đồng kế vị đưa ra về việc nhường ngôi vị của Thanh Phú Hoàng đế (Nguyễn Hồng Thanh) sẽ được diễn ra vào ngày 8 tháng 1 năm 1829.

Sáng ngày 8 tháng 1 năm 1829, tại sảnh cung một buổi lễ truyền ngôi được tổ chức một cách long trộng. Mọi người dân, thương nhân và cánh phóng viên đã tụ tập tại đây làm đội cận vệ hoàng gia làm việc bảo vệ hoàng cung một cách khó khăn. Tôi từ từ bước ra với một diện mạo long trọng toát ra vị thế của một vị quân vương, tôi mặc một bộ long bào màu vàng với mũ Bình thiên. Tôi đứng trước bách tính cất tiếng:

“Trẫm Thanh Phú Hoàng đế (Nguyễn Hồng Thanh) sẽ truyền ngôi cho Khang Hiền Hoàng Thái tử (Nguyễn Hồng Ân) và lấy tôn hiệu là Thanh Nghiêu Thái thượng hoàng đế. Từ giờ Khang Hiền Hoàng Thái tử sẽ là vị hoàng dế mới của Đại Việt và lệ thái thượng hoàng sẽ được duy trì cho các đời hoàng đế sau”.

Sau đó tôi cởi mũ Bình thiên ra để lên đầu thái tử Hồng Ân nói: “Từ giờ con đã là hoàng đế, việc cai trị đất nước sẽ do con, giờ ta sẽ là người hỗ trợ con trên con đường hoàng đế”.

Sau đó tôi để Hồng Ân lên nói: “Ta Khang Hiền Hoàng Thái tử (Nguyễn Hồng Ân) là đích trưởng tử của Thanh Phú Hoàng đế sẽ nhận ngôi vị hoàng đế này. Từ giờ trẫm sẽ dốc dùng trí tuệ của trẫm để giúp dân giúp nước, trẫm lấy tên là Minh Quang hoàng đế” và lễ đăng quang được tổ chức ngay sau đó và buổi lễ tế giao cũng được tổ chức tại địa phận phường Trường An, thành phố Huế.


Mọi quan thần đều vỗ tay chúc mừng vị vua mới và cánh phóng viên chụp hình làm báo, các tờ báo ngày 8 tháng 1 năm 1829 đều đưa tin việc truyền ngôi và xắp tới ngày bầu cử quốc hội khóa I của nước Đại Việt. Sau đó lúc thượng triều tôi ngồi kế bên Hồng Ân cũng bàn bạc với các quan đại thần, tôi lên tiếng: “Trước mắt ta tiếng thành bầu cử quốc hội khóa đầu tiên (1829 – 1824)”.

“Đúng như thái thượng hoàng đã nói thì việc bầu cử là vấn đề quan trọng” Nguyễn Ánh lên tiếng.

Hồng Ân lên tiếng: “Ngoài vấn đề bầu cử ra thì trẫm muốn tổ chức một cuộc Duyệt binh, trẫm muốn khẳng định sức mạnh của Đại Việt”.

“Bầu cử cũng phải có một số quy định nên cần có luật và việc duyệt binh cứ làm theo ý kiến của hoàng đế” tôi lên tiếng.

“Bệ hạ anh minh, thái thượng hoàng anh minh”.

Sau đó luật bầu cử ra đời và quá trình chuẩn bị cho bầu cử lẫn duyệt binh cũng được lên kế hoạch và tổ chức. Cuộc bẩu cử cũng được tổ chức:

- Chậm nhất ngày 07/02/1829 (105 ngày trước ngày bầu cử): Thành lập Ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố, cấp huyện, Ủy ban bầu cử cấp xã.

- Chậm nhất là ngày 17/02/1829 (95 ngày trước ngày bầu cử): Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

- Khoảng từ ngày 22/02/1829 đến 27/02/1829 (85 - 90 ngày trước ngày bầu cử): Các địa phương gửi dự kiến danh sách đơn vị bầu cử ở địa phương mình về Hội đồng bầu cử quốc gia.

- Chậm nhất ngày 04/3/1829 (80 ngày trước ngày bầu cử): Công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử. Công bố số đơn vị bầu cử đại biểu hội đồng cấp tỉnh, huyện, xã, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.

- Chậm nhất ngày 14/3/1829 (70 ngày trước ngày bầu cử): Thành lập Ban bầu cử đại biểu Quốc hội; đại biểu Hội đồng cấp tỉnh, huyện, xã.

- Chậm nhất là 17 giờ ngày 14/3/1829 (70 ngày trước ngày bầu cử): Kết thúc việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử.


- Chậm nhất là ngày 19/3/1829 (65 ngày trước ngày bầu cử): Hội nghị hiệp thương lần thứ 2.

- Chậm nhất ngày 03/4/1829 (50 ngày trước ngày bầu cử): Thành lập Tổ bầu cử.

- Ngày 13/4/1829 (40 ngày trước ngày bầu cử): Niêm yết danh sách cử tri.

- Chậm nhất là ngày 18/4/1829 (35 ngày trước ngày bầu cử): Hội nghị hiệp thương lần thứ 3.

- Chậm nhất là ngày 28/4/1829 (25 ngày trước ngày bầu cử): Công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng các cấp.

- 10 ngày trước ngày bầu cử (tức ngày 13/5/1829): Ngừng việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.

- Trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ (tức ngày 22/5/1829): Kết thúc vận động bầu cử.

- Ngày 23/5/1829: Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa I và đại biểu Hội đồng các cấp nhiệm kỳ 1829 – 1824.

- Chậm nhất là ngày 02/6/1829 (10 ngày sau ngày bầu cử): Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Hội đồng cấp tỉnh, huyện, xã.


- Chậm nhất là ngày 12/6/1829 (20 ngày sau ngày bầu cử): Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội.

- Các địa phương tiến hành tổng kết cuộc bầu cử từ sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia công bố kết quả bầu cử cho đến trước ngày 22/6/1829.

Kết thúc cuộc bầu cử thì tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,54% và Tổng số đại biểu Quốc hội: 783 người. Quốc hội khóa I được tổ chức theo Hiến pháp năm 1828. Hoạt động Quốc hội sẽ đẩy mạnh vào việc hoàn thành nhiệm vụ khôi phục và xây dựng kinh tế ở những nơi còn khó khăn lẫn khắc phục hậu quả chiến tranh. Kế tiếp là điều chỉnh các chính sách ngoại giao và giải quyết các tệ nạn, khủng bố trong nước. Thứ ba là đẩy mạnh việc nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực nhằm cải tiến những thứ đang có và cuối cùng là cải cách quân đội, lễ Duyệt binh cũng đã được ấn định 23 tháng 6 năm 1830. Bốn lãnh đạo chủ chốt của Đại Việt trừ quân vương sau khi đươjc bổ nhiệm là:

Quân vương: Minh Quang hoàng đế (Nguyễn Hồng Ân)

Chủ tịch nước: Thanh Nghiêu Thái thượng hoàng đế (Nguyễn Hồng Thanh)

Thủ tướng: Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh)

Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Phước Đảm (con trai thứ tư của Nguyễn Ánh)


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui