Chiến tranh giữa Đại Nam với các quốc gia cũng kết thúc thông qua các hiệp ước hòa bình và người Anh cũng được hưởng lợi từ việc này. Chiến tranh Đại Nam để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài, cuộc chiến này làm hơn hai triệu người chết và hơn ba triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh là rast khủng khiếp. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho người dân tại các vùng biên giới.
Hòa ước Đinh Hợi (năm 1827) là hòa ước chính thức chấm dứt chiến tranh Đại Nam, được ký giữa các quốc gia bại trận gồm: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Xiêm La, Miến Điện, Đại Thanh và mạc phủ tokugawa với hai nước thắng trận là Đại Nam và Vương quốc Anh. Hòa ước được ký vào ngày 20 tháng 12 năm 1827 tại kinh thành Huế. Tại kinh thành Huế, khung cảnh các phải đoàn các nước từ cảnh đi tới đại sứ quán được các phóng viên chụp hình lại và các tờ soạn phải liên tục hoạt động, mấy phóng viên: “Đây là cơ hội cho chúng ta có nhiều tấm hình đẹp”.
Tại các đại sứ quán, các phóng viên chụp hình liên tục và hỏi: “Các ngài có quan điểm gì về cuộc chiến này?”.
“Các ngài đang hợp tác với Đại Nam sao lại kéo quân tấn công Đại Nam vì lợi ích gì?”.
Tại các đại sứ quán không trả lời câu hỏi chỉ nói là sau khi ký hóa hòa ước sẽ có kết quả, các bài báo lẫn tin tức được phát đi trong ngày 1 tháng 12 năm 1827.
Người dân thì bàn tán với nhau về tình hình sau cuộc chiến: “haz, tình hình hiện tại cũng ổn định hơn rồi nhưng cuộc chiến vẫn để lại quá nhiều mất mát”.
“Không biết đức vua sẽ giải quyết vấn đề này như nào nữa nhưng việc xây dựng cơ sở vật chất tốn cả đống tiền”.
Các thương nhân cũng bắt đầu kinh doanh ổn định lại tại Đại Nam, bên trong cung các quan cũng tấp bật việc chuẩn bị mọi thứ để cho việc ký kết hòa ước. Trong cuộc họp nội các, tôi ngồi nghe các quan bàn bạt về việc bồi thường của các nước bại trận. Tôi vô cùng đau đầu về vấn đề này bởi vì nếu giải quyết không ổn sẽ ảnh hướng tới Đại Nam sau này, sau đó mở miệng: “Vẫn đề này trẫm cũng đã tính rồi”.
Tôi ra hiệu cho thái giám phía sau, thái giám đưa cho các quan đại thần xem bản thảo do tôi soạn: “đây là bản thảo do trẫm tổng hợp ý kiến của các quan lẫn một số thứ trẫm cho vào. Các khanh xem rồi có thứ gì chỉnh sửa thì ghi chép lại”.
Nguyễn Ánh cầm lên xem một lúc rồi lên tiếng: “Về việc bồi thường kinh tế bệ hạ có thể mở rộng một số khoảng bồi thường và một số điều khoảng ràng buộc tốt hơn”.
“Ừm, vậy khanh có thể ghi lại những khoảnh đó và những quan khác nên góp ý kiến vào” tôi gật gù với ý kiến của Nguyễn Ánh.
Kiên cũng lên tiếng: “về phần lãnh thổ theo thần thấy không nên mở rộng quá mức khó kiểm soát dân cư, khó điều động quân đội và quan trọng nhất là sắc tộc, văn hóa lẫn tôn giáo”.
Tướng Duyệt lúc này nói thêm: “tướng Kiên nói đúng ạ, dù bệ hạ có những chính sách tốt tới đâu nhưng tương lai không ai nói trước được điều gì. Bệ hạ nên cân nhắc kỹ lưỡng ạ”.
Tôi chầm ngâm hồi lâu rồi lên tiếng: “trẫm sẽ xem xét kỹ lại vấn đề này, các khanh cử người tới các đại sứ quán của các nước bại trận để lấy đàm phán điều kiện khi đưa vào ký kế chưa?”.
“Chúng thần đang làm ạ, nhưng cũng mấy mấy ngày thưa bệ hạ” một viên quan lên tiếng.
“Kết thúc cuộc họp” sau đó các quan cũng rời đi làm việc của mình.
Tôi ngồi dựa lưng vào ghế xoa bóp cổ và đầu, Nguyễn Ánh trước khi rời đi nói: “bệ hạ nên cẩn trọng long thể, ta không muốn thấy con gái ta lo lắng”.
“Đa tạ quốc phụ, trẫm sẽ để ý đến bản thân”.
Về lại trong cung, tôi đi dạo bờ hồ với không khí trong lành của cây cối làm tâm trạng tôi đở căng thẳng hơn. Tôi bước lên cầu gỗ nhìn ngắm mặt hồ tỉnh lặng bên cùng ánh hoàng hôn, một bóng người con gái quen thuộc bước tới đứng bên cạnh tôi.
Hai người cứ đứng nhìn như vậy hồi lâu cho tới khi mặt trời lặn xuống hết, tôi ngẩn mặt lên nhìn cô gái đang đứng bên cạnh mình rồi thở một hơi dài và mở lời: “công việc dạo này làm ta mệt mỏi quá”.
Lúc này Ngọc Châu nắm lấy bàn tay của tôi rồi nói: “Những khó khăn trong cuộc sống và công việc là điều không tránh khỏi, việc chàng cần làm là lựa chọn cách thức để vượt qua nó. Chàng còn có thiếp bên cạnh, chàng có thể vượt qua nó thôi”.
“Từ lúc chiến sự tới giờ ta không có thời gian nghỉ ngơi, ta làm nàng phải lo lắng rồi. Nàng giúp đỡ ta quá nhiều rồi” tôi nở nụ cười rồi hôn lên bàn tay của nàng.
“Chàng lúc nào cũng vậy, không lo cho sức khoẻ của bản thân tí nào, cứ làm mọi người xung quanh phải lo lắng”.
“Ta cảm ơn nàng, mà tụi nhỏ dạo này có nói chuyện với nàng không?”.
“Có tụi nhỏ lúc rảnh rỗi hay qua tâm sự với thiếp, chàng nên để ý đến tụi nhỏ đi. Tụi nhỏ hiểu chuyện không tới quấy rối chàng đấy”.
“Ta sẽ để tới tụi nhỏ, nàng đi dạo với ta thêm một chút nữa nhé” rồi nắm chặt tay nàng ấy.
“Ừm, thiếp sẽ đi cùng với chàng”.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...