Thủy quân bị loại khoải cuộc chiến, 3 tháng sau viên chỉ huy Thượng Cách đưa ra chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh cách phía đông đánh Lạng Sơn qua ải Chi Lăng bị tổn thức một nửa còn 10.000 quân nên cách phía Bắc phải điều 5.000 quân xuống để quân lực cân bằng. Quân Thanh được trang bị pháo Hồng Y là loại pháo mạnh nhất của quân Thanh với tầm bắn ba trăm mét dùng đạn đặc, xe thang mây để đánh thành, vũ khí bộ binh chủ yếu là cung tên và gươm giáo, chỉ có khoảng 3.000 súng hỏa mai.
Thành Lạng Sơn nằm trong thung lũng lớn xung quanh có núi cao bao bọc, chu vi của thành là 2.560 mét, Thành được xây dựng trong một không gian rộng lớn, xung quanh bốn mặt thành đều rộng thoáng, bằng phẳng rất thuận tiện cho việc triển khai tấn công và ứng cứu khi cần thiết, đây là một vị trí quân sự đắc địa có ưu thế cả công lẫn thủ. Trong thành có 5.000 quân được trang bị G74, 200 khẩu pháo được chuẩn bị khai nồng, tướng chỉ huy phe mình lệnh:
“Khai hỏa”.
Đồng loại các quả đạn pháo phóng ra chuẩn xác rơi vào giữa đám lính bên dưới khiến cho bọn chúng huyết nhục tung bay, choáng váng rối mù, nhiều thùng thuốc súng bắt lửa nổ tung, nhiều cỗ pháo nổ tung bánh xe văng tứ tung. Quân đội Thanh triều nhanh chóng xuất hiện hỗn loạn tuy nhiên bọn chúng phản ứng rất nhanh, quan chỉ huy lớn tiếng kêu thét đám pháo thủ rút về phía sau, đám cung thủ duy trì đội ngũ chỉnh tề tiến lên giương cung, chuẩn bị xạ kích, bộ binh còn lại thì gầm lên, khiêng thang chạy như bay, nhanh chóng vượt qua khu vực trống trải, bắt đầu muốn trèo lên tường thành.
Những đợt đạn pháo và súng trường từ thành sau đó đã làm chậm bước tiến của chúng. Một cụm khói dày đặc nổi lên giữa chiến trận, mấy thang tre áp được vào tường thành cũng bị lựu đạn ném cho gãy đổ, người trên thang cũng theo thế nhào xuống đất, chỉ có tiếng thét thê thảm không ngừng vang lên. Bên dưới tường thành chất đầy thi thể rất nhanh, nhưng bọn chúng vẫn như cũ không lùi lại, cứ như khi nào lựu đạn không còn nổ được nữa thì bọn chúng mới lui.
Cuộc chiến chỉ kéo dài hơn tiếng như kéo dài cả thế kỹ, thế trận nghiêng về phía quân tôi. Tướng trên thành cho quân lính vào chân những tên còn lại, bọn chúng mặc dù bị vũ khí bí mật của chúng tôi công kích đến nỗi gần như chết sạch, xong vẫn lựa chọn như cũ, không hề lui bước. Cuối cùng 15.000 quân Thanh tại cánh phía đông chế quá nửa, bị bắt tới 234 người và chạy thoát 6 người.
Lúc này ở Cao Bằng, cánh phía Bắc có 15.000 quân do Miên Khóa chỉ huy đang tấn công thành Nà Lữ, trong đó có 5.000 cung thủ là đội quân tinh nhuệ nhất của Miên Khóa, đội quân này dùng cung cứng, tên sắt. Cố thủ thành Nà Lữ là Đô đốc Lộc và lãnh binh Nguyễn Công Trứ cùng 5.000 quân trang bị G74, 28 khẩu pháo, 20 khẩu cối 80ly và 12 súng máy Maxim. Thành Nà Lữ được xây theo hình tứ trụ, diện tích 357 ha, thành phía Bắc dài 770m, phía Tây dài 570m, phía Nam dài 490m. Vật liệu là gạch vồ, chân thành được kê bởi các tảng đá to và phẳng, cổng thành làm bằng loại gỗ nghiến to, dày, rất kiên cố. Thành có bốn cửa: cửa Đông thông ra sông Mãng, cửa Tây thông ra cánh đồng Nà Thính, cửa Nam thông ra cánh đồng Nà Lữ, phía bắc giáp với Khau Phước thông ra hệ thống chiến lũy núi Khắc Thiệu.Nhìn từ ngọn núi Bế Khắc Thiệu, vùng Nà Lữ có thế của hình chữ vương vững chãi.
Từ trên thành nhìn qua kính viễn vọng Công Trứ nhìn thấy các cỗ pháo Hồng Y, xe thang, xe lâu và xe công thành đang kéo đến, cùng với các cánh quân trang bị chủ yếu là cung tên và gươm giáo, lệnh khai pháo để phá hủy đội hình. Sau khi mấy cỗ Hồng Y Pháo bị súng cối bắn tan nát, A liền cho quân cung thủ tấn công vì đây là quân tinh nhuệ. Trước khi tiến được vào tầm bắn hiệu quả, bọn chúng phải đón nhận khảo nghiệm của súng đạn hỏa lực dồn dập từ súng cối và súng máy. Dưới hai tầng đả kích như vậy, có thể tiến vào tầm bắn chỉ lẻ tẻ mấy tên, cho dù có thể vô tình bắn ra được mấy mũi tên, cũng rất nhanh bị hạ gục.
Mà những thứ vũ khí công thành như xe thang, xe lâu và xe công thành, máy bắn đá, tốc độ di chuyển của chúng thật quá chậm, kết quả là trở thành bia cho các pháo thủ của quân tôi. Trong tiếng nổ liên tục của đạn bách kích pháo, xe thang tan nát, các loại gỗ rơi xuống đập vào không ít người phe mình. Xe lầu bị bắn đứt ở giữa, lính hỏa mai trên xe lầu toàn bộ từ lưng chừng không rơi xuống ngã tới gần chết, xe công thành còn chưa đi được bao xa, đã bị súng cối bắn trúng trực tiếp làm tan thành mảnh vụn, đổ xụp xuống đất. Duy nhất còn có chút tác dụng là máy bắn đá, bởi vì tầm bắn của nó rất xa, súng cối muốn nhắm trúng nó là rất khó khăn, Bị chúng tìm đúng cơ hội ném ra năm sáu khối đá lớn, làm nóc thành lâu bị đập một lỗ thủng lớn, nhưng sau liên tục mười mấy phát đạn súng cối bùng nổ, tay đòn của chúng cũng bị bắn gấy rồi, quan binh quân đội Thanh xúm dưới tay đòn của nó cũng bị nện thành thịt vụn.
Với chiến thuật biển người quân Thanh vẫn tiếp tục tràn lên, bộ binh dùng thang áp vào tường thành nhưng bị hạ bởi lựu đạn, bọn chúng tiếp tục tràn tới leo qua xác đồng đội lao lên, hết lớp nọ đến lớp kia xác người ngày càng chồng cao như thang dần dần cách mặt thành tầm một mét. Súng máy Maxim bắn liên tục. Thấy tình hình không ổn Nguễn Công Trứ bắn báo hiệu, hai mươi chiếc khinh khí cầu từ đèo Gió bay đến, cạnh mỗi cái giỏ treo lủng lẳng sáu quả bom loại mười cân. Khi những quả bom rơi giữa đám đông, những tiếng nổ rung chuyển mặt đất, những mảnh xác người văng tứ tung. Trong chốc lát mặt đất chi chít các hố lồi lõm, viên chỉ huy phải cho quân rút nên bảo toàn được 5.500 tên, bị bắt 320 tên.
Hai cánh từ Vân Nam tràn xuống nhưng vẫn bị chặn lại, đội quân trên này của tôi không thể đối cứng với chúng vị trên lệch quân đội và các thành trên này không chặn được nên chúng tôi dựa vào địa thế, đánh kiểu du kích. Qua trận chiến trên này, quân Thanh hạ trại cố thủ không dám tấn công vào sau. Hai bên giằng co nhau hơn một tuần trên đây và nghe tin các cánh khác đã thua, cánh quân này đã rút khỏi đây chạy về Vân Nam. Sau đó binh lực của quân Thanh cũng đã bị giảm và tôi cũng không muốn nhượng bộ quân Thanh nữa nên trong thời gian này để khôi phục lại toàn bộ và tung lực lượng đánh quân Thanh một thể.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...