Vùng Đất Trù Phú

Sau hơn nữa năm đuang vào tháng 9 năm 1814, triều đình nhà Thanh không nhận được lễ, cùng với sự thờ ơ của triều đình Đại Nam về vấn đề này. Các quan bàn tán dữ dội, cộng với sự xúi bẩy của Lưu tể tướng:

“Đại Nam đã không cống nạp mà còn hủy hôn, Đại Nam đang có ý khinh thường thiên triều và sự tôn nghiêm của hoàng đế. Tình hình này hoàng đế nên tiến quân”.

Hoàng đế Gia Khánh lòng cân phẩn, tay nắm chặt ban chiếu chỉ: “huy động quân đội tiến đánh

Chiếu chỉ được ban xuống, quân nhà Thanh phải huy động hai kỳ gồm chính hồng kỳ 38.000 quân và tương hồng kỳ 37.000 quân. Cộng thêm dân quân tại hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây là 25.000 quân, tổng quân được huy động là 100.000 bộ binh, kỵ binh và thuỷ binh tập trung ở hai tỉnh giáp biên giới chờ tổng tấn công.


Đội quân chia làm 5 đường tấn công vào lãnh thổ của Đại Nam. 40.000 quân từ Vân Nam tách làm hai cánh mỗi cánh 20.000 quân, cánh một tiếng chiếm bờ tây sông Hồng (nằm giữa sông Hồng và sông Đà) chiếm các tỉnh tây bắc rồi dọc theo sông Đà để vào Hà Nội do Luân Trụ chỉ huy, cánh hai tiếng chiếm bờ đông sông Hồng (nằm giữa sông Hồng và sông lô) tiếng thẳng vào thành Hà nội do Chiêu Liên chỉ huy. 20.000 quân do Thượng Cách chỉ huy theo cửa Ải Mục Nam Quan ( Hữu nghị Quan ngày nay) ở Lạng Sơn tiến vào thành Hà Nội. 20.000 quân do Miên Khóa qua biên giới Cao Bằng qua Tuyên Quang tràn xuống tiếng chiếm các tỉnh phía bắc. 20.000 thủy quân do Quan Thiên Bồi chỉ huy theo vào cửa sông Bạch Đằng ngược sông Hồng tiếng lên thành Hà Nội.

Nhận được tin tức này, trong buổi thiết triều ngày hôm đó ngoài những vấn đề nội Bồ cần giải quyết tôi phát lệnh tổng động viên quân đội từ các tỉnh biên giới và ban ấn soái cho các tướng lĩnh các cánh quân chặn định. Tổng chỉ huy là tôi, phó tướng là Lê Văn Duyệt và quân sư chiến lược là Nguyễn Ánh.

Lúc này quân đội Đại Nam có 15.000 quân chính quy trong đó thủy binh chiếm 5.000. Do phải để phải để 5.000 quân lại bảo vệ kinh thành nên chỉ có 10.000 quân chính quy và 30.000 quân tổng động viên huy động trên cả nước, cộng thêm 10.000 quân từ các nước phụ thuộc nên tổng quân đội là 50.000 đấu trực tiếp 100.000 quân Thanh.

Nguyễn Văn Nhơn dẫn 10.000 quân dưới sự yểm trợ của 20 kinh khí cầu (một vũ khí bí mật tôi tung đánh quân Thanh trên núi) chặn định ở Thành Nà Lữ Cao Bằng. Nguyễn Huỳnh Đức dưới hỗ trợ của 20 kinh khí cầu dẫn 10.000 quân chặn đánh địch ở bờ đông sông Hồng và sông Lô. Lê Văn Duyệt cùng 15.000 quân và 30 kinh khí cầu chặn quân chiếm Cao Bằng và Ải Chi Lăng. Tướng Kiên và Mị Nương dẫn 10.000 cùng 20 kinh khí cầu chặn quân Vân Nam xuống tại bờ Tây sông Hồng và sông Đà. Nguyễn Ánh dẫn 10.000 quân chặn đánh giặc ở phòng tuyến sông Cầu có 20 kinh khí cầu yểm trợ. Còn tôi mang 5.000 thủy quân chặn đánh địch ở cửa sông Bạch Đằng. Ngoài ra cấp súng điểu thương cho các tộc trưởng phía Bắc cùng với Cẩm y vệ để làm nhiệm vụ quấy nhiễu địch, tấn công các toán lính đi tuần hoặc vận lương nhỏ, ám sát các quan binh chỉ huy.

Buổi tối hôm đó đang ở Ngự Thư Phòng, tôi đang trầm tư trước tấm bản đồ Đại Việt. Trong lịch sử thì khi lần thứ hai Quân Nguyên Mông với 50.000 quân tràn vào Đại Việt, quân nhà Trần dùng chiến tranh du kích để tiêu hao lực lượng của địch rồi mới phản công. Lần này nếu theo lịch sử thì là lần đông quân nhất cao gấp đôi với 100.000 quân nhưng quân của tôi dùng phương pháp cứng đối cứng, mặc dù trội hơn về hỏa khí nhưng quân số ít hơn hai lần không biết có thắng được không. Nếu Đại Nam chiến thắng thì vị thế Đại Nam trong khu vực và quốc tế sẽ rất lớn, các loại vũ khí của Đại Nam sẽ bán rất chạy. Nếu thua trận hoặc giằng co thì rất nguy hiểm vì Xiêm La cùng Miến Điện đã hợp tác có thể tiếng đánh chúng ta bất cứ lúc nào. Đúng lúc đó Nguyễn Ánh bước vào ngự thư phòng hành lễ với tôi xong, ông ta vào vấn đề chính luôn:

“Theo như tình hình hiện nay các thành Nà Lưa ở Cao Bằng và Ải Chi Lăng hệ thống phòng lẫn bố trí quân đội coi như ổn định. Nhưng ở phòng tuyến trên sông Cầu do ta chỉ huy mới bắt đầu xây dựng khoảng hai tháng nay để làm chốt chặn cuối cùng, nhưng phòng tuyến này khi bị chọc thủng thành Hà Nội dễ bị chiếm”.


“Cái này chúng ta cần thêm vài tháng nữa, ngoài ra việc tăng thêm số quân khoảng 10.000 quân nữa và cũng cần thời gian để tập luyện cho thuần thục vũ khí”.

“Ta nghĩ phải có một kế nào đó để làm chậm bước tiến của quân địch và tạo thêm thời gian để chúng ta chuẩn bị một cách chu đáo” Nguyễn Ánh nói thêm rồi suy nghĩ.

Khi đó tôi liền hỏi Cẩm y vệ: “tình hình quân đội nhà Thanh như nào?”.

Cẩm y vệ lên tiếng: “Theo tin tức mà chúng thần tìm được thì hai cánh quân Thanh đang tập trung lương thực vũ khí tại thành Ung Châu (Nam Ninh), còn thủy quân thì tập chung tại Khâm Châu thuộc tỉnh Quảng Tây”.


Lúc này Nguyễn Ánh nhớ ra gì đó rồi nói:

“Theo binh pháp dạy trước khi người có bụng cướp mình thì chi bằng mình đánh trước, dùng thủy quân tấn công bến cảng tại Khâm Châu để đánh tan thủy quân và thuyền lương của địch đang tập trung giả vờ đổ bộ để thu hút sự chú ý của địch. Sau đó đem quân đội tiếng đánh Ung Châu và cử đội đặc công mới thành lập xâm nhập vào thành Ung Châu phá hoại kho lương, vũ khí để làm chậm bước tiến của giặc và có thêm thời gian chuẩn bị”.

Tôi trầm ngâm suy nghĩ trong lịch sử có Lý Thường Kiệt là người chủ động đánh giặc ngay trên đất địch, đây cũng là cách hay liền chấp nhận ý kiến đó.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui