Phần lớn đất đều được xới tơi xốp sẵn, Lộc Động Đình chỉ hơi xới lại đánh thành ô thửa, chủ yếu là để trộn đều phân lân, vôi và phân vi sinh, sau đó trồng cây lên là được.
Mặc dù tính toán chi tiết, nhưng rõ ràng trong tay Lộc Động Đình không có đủ hạt giống.
Diện tích vườn rau không phải là nhỏ, hơn nữa Lộc Động Đình mặc dù có thích ăn một số loại rau củ quả.
Nhưng Lộc Động Đình lại thật sự là động vật ăn thịt, bữa cơm có thể chấp nhận chỉ có rau, nhưng nếu có thịt thì chưa chắc Lộc Động Đình đã đụng đến rau một miếng nào.
Trồng trọt nói khó thì thực khó, nhưng nói dễ dàng cũng thực dễ dàng.
Chỉ cần nắm vững đặc tính từng loại cây, làm đất chăm bón cẩn thận, ngoại trừ việc thiên tai dịch họa, còn lại cũng là đơn giản chăm sóc là được.
Tất nhiên đơn giản là đối với người nông dân mà nói, đối với những người khác không phải có thể nói đơn giản được.
Giống như Lộc Động Đình làm rau, nếu chỉ nhìn trồng, liền cảm thấy rất đơn giản, chỉ việc đánh đất lên trộn đều phân bón cùng vôi, sau đó trồng cây giống xuống đất, hay vãi hạt giống rồi phủ lớp đất mỏng lên trên liền xong việc.
Nhưng trước đó mấy ngày, Lộc Động Đình phải vất vả đào xới từng miếng đất, nhặt hết cây cỏ hoặc rễ cây cũ bỏ đi.
Những chỗ nào cỏ gấu mọc nhiều, không chỉ phải cuốc hết cỏ còn phải đào sâu xuống nhặt hết từng chút củ và rễ.
Cỏ gấu không chỉ là cỏ, củ cỏ gấu còn có thể sử dụng làm dược liệu, với công hiệu chữa bệnh rất tốt.
— QUẢNG CÁO —
Sau khi đào toàn cây, người ta phơi cho khô, vun thành đống để đốt, lá và rễ con cháy hết, còn lại củ lấy riêng rửa sạch, phơi hay sấy khô.
Khi dùng có thể dùng sống, tức là chỉ củ cỏ gấu khô dùng trực tiếp, sắc hay ngâm rượu tán bột.
Trong Đông y gọi là Hương Phụ, có thể chế biến thêm nữa cũng được, nhưng không cần thiết.
Một số thầy thuốc đông y thường đem củ cỏ gấu chế biến rất phức tạp để giấu người khác, tránh mất phương thuốc hay tay nghề.
Họ thường dùng thất chế hoặc tứ chế hương phụ, phổ biến nhất là tứ chế.
Thất chế hay tứ chế cũng lại có nhiều cách làm.
Lấy 1 cân củ cỏ gấu, chia làm 4 phần, một phần đèu nhau, ngâm với một phần giấm, một phần ngâm rượu, loại rượu 40%, một phần ngâm nước tiểu đồng tử.
(Nói đến nước tiểu đồng tử thì chính xác là nước tiểu của trẻ em khỏe mạnh, bỏ phần đầu và phần cuối, chỉ lấy phần giữa.
Hơn nữa đồng tử ở đây không phải là trai tân hay xử nam đều có thể gọi là đồng tử, mà là trẻ em khoảng từ 7 tuổi đến 13 tuổi.
Nhỏ hơn 7 tuổi thì không lấy nước tiểu để sử dụng vì dương khí không đủ, hơn 13 tuổi cũng không được, vì sang 14 tuổi là đã trưởng thành.
Ngày xưa tính lịch theo nông lịch, tính tuổi thì không chỉ tuổi từ khi mới sinh ra mà còn tính cả tuổi mụ, tức là 9 tháng 10 ngày trong bụng.
)
Một phần ngâm nước muối, khoảng 15 phần trăm.
Thời gian ngâm thay đổi tùy theo mùa, 1 ngày 1 đêm nếu là mùa hè, 3 ngày 3 đêm nếu là mùa thu, 7 ngày 7 đêm nếu là mùa đông.
Cuổi cùng lấy ra sao hay phơi khô rồi trộn đều 4 phần với nhau.
Theo lý luận đồng y, ngâm giấm vị chua là để thuốc vào gan, muối vị mặn sẽ dẫn thuốc vào thận, rượu bốc lên cho nên dẫn thuốc đi lên trên, nước tiểu thêm tác dụng bổ.
Đáng lẽ chia 4 phần, có người dùng giấm và rượu mỗi thứ khoảng 2 lạng, muối một chút, nước tiểu đồng tử vừa đủ ngập xấp xấp củ cỏ gấu.
Cho vào khoảng 1 cân củ cỏ gấu rồi ngâm theo thời gian như trên, cuối cùng sấy hay phơi khô mà dùng.
Thất chế là làm như trên nhưng thêm 3 lần tẩm nữa như tẩm với nước gừng, tẩm nước cam thảo, tẩm nước vo gạo.
Nghĩa là tẩm với 7 thứ.
Trên thực tế còn nhiều cách chế biến rất phức tạp và thay đổi tùy theo sáng kiến của thầy thuốc.
Cho nên khi dùng cũng như khi nghiên cứu cần biết dùng loại hương phụ nào.
Thực tế thì người dân quê bình thường, chẳng mấy ai biết cách chế biến phức tạp như vậy, chỉ cần phơi khô hoặc hong sấy khô liền có thể dùng.
Thậm chí dược hiệu đôi khi còn cao hơn những cách chế biến phức tạp.
Củ cỏ gấu, vị cay hơi đắng, hơi ngọt, tính bình.
Qui kinh Can, Tam tiêu.
Theo các sách cổ thì ghi chép về củ cỏ gấu.
Sách Danh y biệt lục: Hương Phụ vị ngọt hơi hàn không độc.
— QUẢNG CÁO —
Sách Trần Nam bản thảo: Hương phụ tính hơi ấm, vị cay.
Sách Bản thảo cương mục: Hương phụ khí bình, vị cay hơi đắng, hơi ngọt.
Qui kinh Thủ túc Quyết âm, thủ thiếu dương, kiêm hành 12 kinh nhập mạch phần khí.
Sách Lôi công bào chế dược tính giải: Hương phụ nhập 4 kinh: Phế, can, tỳ, vị.
Sách Bản thảo cầu chân: Hương phụ chuyên nhập can đởm kiêm nhập phế.
Về tác dụng thì được ghi chép: Hương phụ có tác dụng sơ can lý khí, điều kinh chỉ thống.
Sách Danh y biệt lục: "Chủ hưng trung nhiệt, sung bì mao, cứu phục lợi nhân, trưởng tu mi".
Sách Thang dịch bản thảo: " Hương phụ huyết trung chi khí dược dã.
Dùng trong bài thuốc băng lậu, là thuốc ích khí mà chỉ huyết cũng có thể khử huyết ngưng.
Cùng Ba đậu dùng trị tiết tả không cầm cũng trị đại tiện không thông là cùng một ý.
"
Sách Bản thảo cương mục: " lợi tam tiêu giải lục uất, tiêu ẩm thực tích tụ, đàm ẩm bí mãn, phù thũng phúc trướng ( mu bàn chân phù, bụng trướng), cước khí, các chứng đau tim, dau bụng,đau lợi răng,đau chân tay, đầu mặt, tai! , phụ nhân băng lậu đới hạ, kinh nguyệt không đều, bách bệnh của phụ nữ trước và sau sinh.
"
Sách Bản thảo cầu chân: "Hương phụ chuyên khai uất tán khí cùng Mộc hương hành khí, mao đồng thực dị ( bên ngoài giống mà thực chất khác).
Mộc hương đắng nhiều nên thông khí mạch, Hương phụ đắng không nhiều nên giải uất tốt.
"
Đại khái là củ cỏ gấu, thương được sử dụng trong các phương thuốc chữa viêm giảm đau, nhất là đau bao tử và đạu bụng kinh.
Cũng có thể trị rối loạn tiêu hóa hay đau sườn ngực, mộng tinh quá nhiều, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, sa trực tràng…
+++++++++ đậu phộng đề +++++++++++
Bây giờ trở lại với việc làm vườn.
Nếu là cỏ trai thì lại cần nhẹ nhàng lần theo dây cỏ, từng chút từng chút nhổ lên, cố gắng không để dây cỏ bị đứt, vì chỉ cần rơi rụng lại một đốt thôi, không bao lâu sẽ hình thành một ổ cỏ trai mới.
Sau khi cẩn thận nhổ xong cả ụ cỏ trai, lại cần phải treo lên một chỗ nhiều nắng hoặc bỏ vào bao xác rắn cột kỹ lại.
Như vậy để theo thời gian cỏ trai sẽ bị phơi chết dần hoặc vì bị bao kín, không có ánh sáng không có dinh dưỡng mà lâu ngày cỏ sẽ bị chết đi.
Cỏ trai có sức sống cực kỳ mãnh liệt, mặc dù treo lên hoặc bỏ vào bao cột kỹ, đôi khi cỏ trai vẫn sống và có khả năng sinh trưởng phát triển cực mạnh mẽ nếu chạm được đất.
Tuy vậy cũng không phải là làm được sạch sẽ dễ dàng, vì có thật nhiều loại cỏ có sức sinh sản mãnh liệt, rất nhanh ra hoa kết quả và vung vãi hạt khắp nơi, hoặc nhờ động vật hoặc nhờ gió hay tự mình do chuyển.
Chỉ cần có đất, có nước liền nhanh chóng nảy mầm cắm rễ, lại nhanh chóng lớn lên sinh sản đời tiếp theo.
Không chỉ cần làm cỏ trước khi gieo trồng, gieo trồng xong còn cần tưới nước che mát.
Tưới nước cũng cần phải biết từng loại cây, loại cây cần nhiều nước, loại cây cần ít nước,
Không chỉ như vậy, không phải tưới nước khi nào cũng được, trời quá nắng không tưới được, trời quá lạnh không tưới được, tốt nhất chỉ nên tưới vào những khi trời râm mát, đầu ngày hoặc cuối ngày.
— QUẢNG CÁO —
Trong khi đó còn cần thường xuyên làm cỏ, có khi có thể dùng cuốc để xẩy, nhưng đối với đất trồng rau củ thì cũng chỉ có thể dùng tay là chủ yếu.
Từng cọng cỏ, từng cọng cỏ nhổ bằng tay, dồn lại một chỗ rồi ôm đi ra khỏi vườn.
Ít thì cũng là thực dễ dàng, nhưng nhiều thì không phải là việc ai cũng có thể làm.
Sáng sớm đến chiều tối, bất kể nắng mưa cũng là ở ngoài ruộng ngoài vườn, cỏ phát triển mạnh và nhanh hơn các cây khác.
Nếu không kịp thời làm cỏ, cỏ sẽ phát triển mạnh, cạnh tranh hết thức ăn của cây khác.
Đôi khi có những loại cỏ tiết ra chất ức chế sinh trưởng mãnh liệt, khiến cây gầy yếu, thậm chí ngừng phát triển hoặc chết đi.
Cây nông nghiệp không phát triển được, dẫn tới mùa màng bị thiệt hại, điều này đối với nông dân là thiên đại tai nạn.
Ngày nay việc nông dân sử dụng thuốc cỏ, thuốc sâu quá nhiều, thật nhiều người nghe thấy thuốc cỏ có hại với môi trường thì ồn ào muốn cấm muốn từ bỏ.
Những người này phần lớn đều là gà công nghiệp ở trong lồng, chưa bao giờ biết ra đồng làm việc.
Nông dân 1-2 giờ chiều, là lúc trời nắng nhất trong ngày phần lớn vẫn ở ngoài ruộng rẫy làm việc.
Nông dân làm việc 10 phần, ít nhất có 4 phần là liên quan đến việc làm cỏ, cỏ và sâu bệnh được coi là kẻ thù của nông dân.
Thuốc cỏ, thuốc sâu… gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật, làm cho công việc của nông dân nhẹ nhàng thật nhiều.
Không những thế còn bảo vệ cả mùa màng của người nông dân, điều này những người luôn mồm kêu gọi bảo vệ môi trường chưa bao giờ làm được.
Có người sẽ nói, có thuốc trừ sâu sinh học, cách làm nông nghiệp thân thiện với môi trường, làm nông nghiệp công nghệ cao.
Thử hỏi, vạn vạn người nông dân có được bao nhiêu người tiếp xúc với những thứ này.
Thuốc trừ sâu sinh học, thật sự rất ít rất ít, tiếp cận khó khăn giá cả cao, lại còn không nhất đinh có tác dụng.
Nhà Lộc Động Đình có vườn cà phê, bị rệp sáp nhiều năm, đi hỏi đủ loại chuyên gia sử dụng đủ loại thuốc cũng không thể diệt trừ hoàn toàn.
Rệp sáp tập trung tại chùm quả và ngách cành, sẽ tạo ra một lớp sáp bảo vệ bao bọc cả chùm quả, lớp bảo vệ này dày lại không thấm nước, hoàn hảo thoát khỏi mọi loại thuốc trừ sâu hiện nay.
Chỉ có một cách sử dụng vòi xịt áp lực cao, xịt cho bung lớp sáp dính ở chùm quả hoặc ngách cành, làm rệp sáp mất đi lớp bảo vệ hoặc rơi xuống đất.
Trong vòng mấy ngày sau đó rệp sẽ chưa kịp tạo lại lớp sáp, lúc này sử dụng thuốc trừ sâu sẽ tiêu diệt được phần lớn.
.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...