Vũ điệu của thần Chết

 
Cô nhớ lại.
Đêm qua, nnhững hồi chuông điện thoại lanh lảnh làm gián đoạn tiếng mưa rơi rả rích bên ngoài cửa sổ phòng họ.
Cô đã khinh khỉnh nhìn nó như thể NYNEX[18]phải chịu trách nhiệm cho cảm giác buồn nôn và cơn đau đến nghẹt thở trong đầu cô khi ấy, ánh đèn trên điện thoại nhấp nháy mờ ảo sau mí mắt.
Cuối cùng cô cũng gượng đứng dậy và nặng nề cầm ống nghe lên sau hồi chuông thứ tư.
“A lô?”
Trả lời cô là tiếng vọng xa xăm của những tín hiệu thường thấy ở một cuộc gọi nối máy từ sóng radio tần số riêng sang điện thoại.
Và rồi một giọng nói cất lên. Có lẽ thế.
Một tiếng cười. Có lẽ thế.
Một tiếng nổ đinh tai. Một tiếng cạch khô khan. Im lặng.
Không còn tín hiệu đường dây. Chỉ là sự im lặng, bao phủ bởi những dải sóng dao động vọng lại trong tai cô.
A lô? A lô?...
Cô đã gác máy và quay về chiếc sofa, lặng lẽ nhìn làn mưa trong đêm, nhìn cây sơn thù du ngoài cửa oằn mình xuống rồi lại bật thẳng lên dưới những trận gió của cơn bão mùa xuân. Rồi cô lại thiếp đi. Cho đến khi điện thoại lại đổ chuông sau đó khoảng nửa tiếng với cái tin chiếc Lear 94Charlie Julietnổtung khi đang chuẩn bị hạ cánh khiến cả chồng cô và người phi công phụ trẻ tuổi Tim Randolph thiệt mạng.
Giờ đây, trong buổi sáng u ám này, Percey Rachel Clay mới biết rằng cuộc điện thoại bí hiểm đêm qua là của chồng mình. Ron Talbot – người có đủ can đảm để gọi điện thông báo cho cô cái tin khủng khiếp về vụ nổ – vừa giải thích rằng chính ông ta đã nối máy về nhà cho cô vào khoảng thời gian chiếc Lear nổ tung.

Tiếng cười nhẹ nhõm của Ed…
A lô? A lô...?
Percey vặn mở nắp nút chiếc chai bẹt, tu một hớp. Cô nghĩ về cái ngày lộng gió cách đây nhiều năm khi cô và Ed lái chiếc Cessna 180 có trang bị thêm phao nổi dưới càng tới Red Lake, ở tỉnh Ontario, và đáp xuống với chỉ khoảng sáu ounce[19]nhiên liệu còn lại trong thùng. Họ đã ăn mừng lần chạm đích đó bằng một chai whiskeyCanadavô danh, khiến cả hai bị một trận say bê bết đáng nhớ nhất trong đời. Ý nghĩ về kỷ niệm đó giờ đây lại khiến mắt cô ầng ậc nước, cũng giống như cơn đau hồi đó.
“Thôi nào, Percey, như thế là đủ lắm rồi, được chứ?” Người đàn ông ngồi đối diện cô trên sofa trong phòng khách lên tiếng. “Xin cô.” Anh chỉ tay vào chiếc chai.
“Ồ, được chứ”, giọng nói sầu thảm của cô bật lại với vẻ giễu cợt đầy kiềm chế. “Chắc chắn rồi.” Và cô lại tu thêm một hơi nữa. Cảm thấy thèm một điếu thuốc lá, nhưng cô kìm được. “Thế quái nào mà anh ấy lại gọi cho tôi giữa lúc chuẩn bị hạ cánh nhỉ?”, cô hỏi.
“Có lẽ anh ấy lo cho cô”, Brit Hale gợi ý. “Vì cơn đau nửa đầu của cô.”
Giống như Percey, cả đêm qua Hale cũng thức trắng. Talbot đã gọi điện cả cho anh với thông tin về vụ nổ, sau đó anh lái xe từ căn hộ của mình ở khu Bronxville xuống đây với Percey. Anh đã ở bên cô suốt đêm, giúp cô thực hiện những cuộc điện thoại cần phải gọi. Chính Hale, chứ không phải Percey, mới là người thông báo tin này cho bố mẹ cô ởRichmond.
“Anh ấy chẳng việc gì phải làm như thế cả, Brit. Ai lại gọi ngay lúc hạ cánh.”
“Chuyện đó cũng đâu liên quan tới những gì đã xảy ra”, Hale nhẹ nhàng nói.
“Tôi biết”, cô nói.
Họ đã biết nhau nhiều năm nay. Hale là một trong những phi công đầu tiên của Hudson Air và đã làm việc không lương suốt bốn tháng đầu cho đến khi khoản tiền tiết kiệm của anh cạn sạch và anh buộc phải miễn cưỡng tới gặp Percey với đề nghị về một khoản lương nho nhỏ. Anh không bao giờ biết rằng cô đã phải trả lương cho anh bằng tiền túi của mình, vì công ty không hề có lợi nhuận trong suốt một năm sau khi đi vào kinh doanh. Nhìn Hale chẳng khác gì một giáo viên gầy gò, khắc khổ. Thực tế anh lại rất dễ gần – trái ngược hoàn toàn với Percey – và là người chuyên đùa cợt pha trò rất kỳ quặc, anh nổi tiếng vì sẵn sàng áy bay của mình bay lật ngửa nếu như hành khách trên máy bay tỏ ra thô lỗ hay ương ngạnh và anh cứ giữ nguyên như vậy cho đến khi đầu của họ nguội trở lại. Hale vẫn giữ chiếc ghế bên phải trong buồng lái của Percey và là phi công phụ được cô yêu mến trong giới đồng nghiệp. “Đặc quyền được bay cùng quý cô”, anh vẫn nói như vậy bằng cai giọng bắt chước Elvis Presley dở ẹc. “Xin cảm ơn rất nhiều.”
Đến lúc này, cơn đau phía sau hai mắt của cô gần như biến mất hoàn toàn. Percey đã mất bạn bè – chủ yếu là vì những vụ rơi máy bay – và cô biết rằng những mất mát tinh thần là loại thuốc gây tê đối với cơn đau thể xác.
Whiskey cũng như vậy.

Lại tu thêm một hơi từ chiếc chai bẹt. “Chết tiệt, Brit.” Cô đổ phịch người xuống chiếc sofa bên cạnh anh. “Ôi, chết tiệt thậ.”
Hale choàng cánh tay cứng cáp của mình quanh người cô. Percey gục mái đầu phủ kín những lọn tóc xoăn đen thẫm của mình lên vai anh. “Cố giữ gìn nhé, cưng”, anh thủ thỉ. “Hứa đi nào. Tôi có thể làm gì đây?”
Cô lắc đầu. Đó là một câu hỏi không có câu trả lời.
Lại một hớp rượu whiskey đầy miệng, rồi cô nhìn đồng hồ. Chín giờ sáng. Mẹ của Ed có thể tới đây bất kỳ lúc nào. Rồi còn bạn bè, họ hàng… Còn cả một buổi lễ tưởng niệm cần chuẩn bị…
Rất nhiều việc phải làm.
“Tôi phải gọi cho Ron”, cô nói. “Chúng ta phải làm gì đó. Công ty…”
Trong ngành hàng không và các hãng bay dịch vụ, cái từ “công ty” không hoàn toàn mang ý nghĩa giống như trong các lĩnh vực kinh doanh khác. Từ “Công ty”, với chữ “C” viết hoa, là một thực thể, một vật đang sống. Người ta nhắc đến nó với niềm trân trọng, tự hào hoặc bi phẫn. Thỉnh thoảng là với nỗi đau đớn. Cái chết của Ed đã để lại một vết thương trong rất nhiều cuộc sống, kể cả cuộc sống của chính Công ty, và đó là một vết thương có thể làm chết người.
Rất nhiềi việc phải làm…
Vậy mà giờ đây Percey Clay – người phụ nữ chưa bao giờ biết sợ hãi, người phụ nữ đã từng bình tĩnh điều khiển những lắc thân máy bay kiểu Hà Lan[20]chết người, vốn là một tử huyệt thường gặp ở loại máy bay Lear 23, người đã từng bình tĩnh như không sau những cú lộn xoáy trôn ốc có thể khiến nhiều phi công dày dặn khác phải bổ nhào – đang ngồi chết lặng đến tê tái trên ghế. Quái đản thật, cô thầm nghĩ, như thể đang ở một chốn xa xăm nào đó nhìn về, mình không sao nhúc nhắc được. Thậm chí cô còn cúi xuống nhìn hai bàn tay và đôi chân mình như thể chúng chỉ còn là xương trắng hếu không một chút máu.
Ôi, Ed…
Tất nhiên còn cả Tim Randolph nữa chứ. Một phi công đồng hành có năng lực mà người ta có thể tìm được, những phi công hạng nhất như thế thường rất hiếm. Cô hình dung ra khuôn mặt tròn trịa và trẻ măng của chàng thanh niên, giống hệt như Ed thời trai trẻ. Lúc nào cũng cười toe toét mà không sao cắt nghĩa được. Luôn tập trung và biết nghe lời nhưng cũng rất kiên định – đưa ra những mệnh lệnh rất dứt khoát, ngay cả với Percey, một khi anh chàng là người chỉ huy chiếc máy bay.
“Cô cần một chút cà phê”, Hale tuyên bố rồi đi về phía bếp. “Tôi sẽ pha cho cô một ly mochaccino đặc quánh với váng sữa bốc khói à xem.”

Một trong những câu chuyện đùa thân mật mà họ thường nói với nhau là về các loại cà phê nhạt thếch. Cả hai đều có chung quan điểm rằng, những phi công thực thụ sẽ chỉ uống Maxwell House hoặc Folgers.
Mặc dù vậy, hôm nay Hale, cầu Chúa phù hộ cho anh, không thực sự muốn nói đến cà phê. Ý anh là: Đừng có nốc rượu nữa. Percey hiểu lời nhắc nhở bóng gió đó. Cô xoáy nút chiếc chai bẹt lại và vứt nó lên bàn nghe đánh keng một cái. “Được rồi, được rồi.” Cô đứng dậy và bắt đầu đi đi lại lại trong phòng khách. Cô chợt bắt gặp hình ảnh của mình trong gương. Khuôn mặt ngắn bè bè. Mái tóc đen xoăn tít thành từng lọn bướng bỉnh. Hồi còn ở tuổi dậy thì đau khổ, trong một giây phút tuyệt vọng vì vẻ ngoài của mình, cô đã từng tự cắt ình kiểu đầu cua. Cho chúng nó biết tay. Mặc dù tất cả những gì mà hành động ngỗ ngáo đó làm được chỉ là giúp cho bọn con gái quyến rũ ở trường Trung học Lee tạiRichmondcó thêm vũ khí để chống lại cô. Percey có một thân hình nhỏ nhắn và đôi mắt đen long lanh mà mẹ cô vẫn nói đi nói lại rằng đó là nét đẹp nhất của cô. Cũng đồng nghĩa với nét đẹp duy nhất mà cô có. Và đó lại là một nét đẹp mà bọn con trai, tất nhiên, chẳng bao giờ thèm mảy may quan tâm.
Hôm nay dưới đôi mắt đó là những viền thâm quầng và làn da mai mái tuyệt vọng – da của một người nghiện thuốc lá, cô nhớ lại quãng thời gian cô từng đốt hết hai bao Marlboro mỗi ngày. Những lỗ đeo khuyên trên dái tai của Percey cũng đã bị lấp kín từ lâu lắm rồi.
Một cái nhìn hướng ra ngoài cửa sổ, qua rặng cây, về đoạn phố chạy qua phía trước ngôi nhà. Cô nhìn thấy cảnh người xe đi lại và có gì đó chợt gợn lên trong tâm trí cô. Điều gì đó thật bất an.
Cái gì? Cái gì mới được chứ?
Cám giác đó vụt biến mất, bị đẩy sang một bên cùng với tiếng chuông cửa vừa vang lên.
Percey mở cửa và nhìn thấy hai sĩ quan cảnh sát to như hộ pháp đứng ở ngưỡng cửa.
“Bà Clay phải không ạ?”
“Vâng.”
“NYPD.” Xuất trình phù hiệu. “Chúng tôi có mặt tại đây để trông chừng cho bà đến khi chúng tôi điều tra xong những gì vừa xảy ra với chồng bà.”
“Vào đi”, cô nói. “Brit Hale đang ở đây.”
“Ông Hale ư?” Một trong hai viên cảnh sát vừa nói vừa gật đầu. “Ông ấy cũng ở đây à? Tốt lắm. Chúng tôi cũng vừa cử hai cảnh sát vũ trang của hạtWestchestertới nhà ông ấy.”
Đúng lúc đó cô ngước nhìn qua lưng một viên cảnh sát ra ngoài đường phố và ý nghĩ mơ hồ kia lại chợt hiện ra trong đầu cô.
Cô bước vòng qua hai viên cảnh sát ra hẳn bậc thềm trước nhà.
“Chúng tôi mong là bà sẽ ở bên trong thì hơn, thưa bà Clay…”

Cô trân trối nhìn ra đường phố. Là cái gì nhỉ?
Và rồi cô chợt hiểu.
“Có điều này các ông nên biết”, cô nói với hai viên cảnh sát, “Một chiếc xe thùng màu đen.”
“Một...?”
“Một chiếc xe thùng màu đen. Lúc trước còn có một chiếc xe thùng màu đen.”
Một viên cảnh sát rút quyển sổ ghi chép ra. “Tốt nhất là bà nên kể rõ lại chuyện này cho tôi.”
“Chờ chút”, Rhyme nói.
Lon Sellitto tạm ngừng lời kể của mình.
Lúc này Rhyme nghe thấy một loạt tiếng bước chân khác đang bước đến, không nặng nhưng cũng không nhẹ. Anh biết đó là tiếng bước chân của ai. Đây không phải là suy đoán. Anh đã nghe tiếng bước chân đặc biệt này rất nhiều lần rồi.
Khuôn mặt xinh đẹp của Amelia Sachs, với mái tóc dài đỏ rực bao quanh, hiện ra trên cầu thang và Rhyme thấy cô hơi lưỡng lự trong giây lát, rồi tiếp tục tiến thẳng vào phòng. Cô mặc nguyên cả bộ sắc phục tuần tra màu xanh hải quân, chỉ thiếu mũ và cà vạt.Taycô xách một túi mua hàng của Jefferson Market.
Jerry Banks vụt nở một nụ cười về phía cô. Việc anh chàng tha thiết bày tỏ niềm si mê của mình đối với cô đã quá rõ ràng, chỉ có điều là không đúng thời điểm cho lắm – không có nhiều sĩ quan cảnh sát tuần tra từng có thời gian theo đuổi sự nghiệp người mẫu ở Đại lộMadison[21]giống như cô nàng Amelia Sachs cao ráo. Mặc dù vậy ánh nhìn đắm đuối cùng vẻ cuồng si của anh chàng không hề được đáp lại và chàng thám tử trẻ tuổi, bản thân anh ta cũng là một thanh niên đẹp trai dù khuôn mặt có bị cạo nham nhở cùng một vệt tóc bò liếm trên trán, dường như đành chấp nhận tiếp tục công cuộc trồng cây si của mình thêm một thời gian nữa.
“Chào Jerry”, cô nói. Với Sellitto cô trao thêm một cái gật đầu nữa, cùng câu xưng hô “thưa ngài” đầy lễ độ. (Chẳng gì anh ta cũng là Đại úy Thám tử và là một huyền thoại trong lĩnh vực điều tra án mạng. Sachs mang gen cảnh sát di truyền trong người và cô đã được dạy dỗ chu đáo tại bàn ăn cũng như trong trường cảnh sát là phải biết kính trọng các bậc tiền bối.)
“Trông cô có vẻ mệt mỏi”, Sellitto nhận xét.
“Tôi có ngủ được đâu”, cô nói. “Phải đi tìm cát.” Cô rút ra một tá những túi nhỏ từ trong chiếc túi mua hàng. “Tôi vừa ra ngoài thu thập mẫu về.”
 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui