Hoa trong mưa
"Thiên cổ đô môn hành lộ
Năng sử ly ca thanh khổ
Tống tẫn hành nhân, hoa tàn xuân vãn, hựu đáo quân đông khứ."
Hôm nay mưa cả ngày, vừa tiễn chị đi, trong lòng cảm thấy có chút hụt hẫng.
Nghĩ đến bài từ của Âu Dương Tu, ấy thế mà mình lại có chung một tâm tình với cổ nhân nghìn năm.
Buổi sáng cùng đọc sách với Thẩm Phương, đọc một lúc, tôi ngồi bên cạnh chị viết một bài thơ xoàng:
- Không đề-
"Tế vũ khánh khấu ý lan san,
thôi song phương giác viết vưu hàn.
vạn gia đăng hoả tinh thiên ngoại,
khước khán phù vân tẩu tiêu hán."
*Tạm dịch:
"Mưa phùn rót nỗi buồn thiu,
Đẩy cửa bỗng thấy hiu hiu giá lạnh.
Đèn nhà thắp cháy ánh sao,
Mà sao mây vẫn giăng kín trời."
Không tính là thơ Luật lắm, có một câu chưa khớp với vế trên.
Viết xong đưa cho chị xem, chị xem một lượt rồi hỏi tôi, có phải nhớ nhà rồi không?
Tôi cười, hỏi sao chị lại đọc ra được? Chị nói, không đơn giản lắm, ở bên đó trời sắp tối rồi.
Tiễn chị đến trạm xe, cũng không có gì làm nên lái xe đưa chị đi đến trạm tiếp theo hơi xa một chút, đó là trạm xe nhỏ, trên chiếc bục nho nhỏ có 2-3 người đứng đợi.
Khi đợi xe, tôi trộm hôn chị một cái, đúng là thấy không có gì đáng để lo lắng cả, không ai nhìn chúng tôi, không ai biết chúng tôi, bỗng thấy thật là thích.
Chị rất vui, nói rằng tuần sau sẽ lại tới.
Tôi lại hôn lên môi chị, ịn lên đó rất lâu, chúng tôi cứ đứng như vậy dưới cơn mưa, bên cạnh có người đi qua, nhưng họ không làm phiền chúng tôi.
Nhìn chị lên xe, vẫy tay với tôi qua lớp cửa sổ, những hạt mưa khiến mặt đất ướt đẫm một mảng, một loại cảm xúc nào đó cũng làm ướt đẫm một mảng trong trái tim tôi.
Ấy vậy mà, mình lại yêu đương.
Vừa nãy chị gọi đến nói rằng đã thuận lợi đổi chuyến xe, còn một tiếng nữa sẽ tới London.
Lúc đổi chuyến, chị nói trời không mưa.
Tôi đỡ lo hẳn, sẽ có người đến đón chị.
Dạo này cứ luôn nhớ nhà, cứ mỗi dịp tết đến xuân về lại càng nhớ mẹ hơn.
Xem ra, tôi ở đây đem niềm vui và sự ngọt ngào dành hết cho tình yêu, nhưng chỉ giữ lại cho mẹ sự nhớ nhung và bận lòng.
Buổi sáng vừa gọi điện thoại, mẹ cứ im lặng không nói gì, khiến tôi rất đau lòng.
Tôi nói với Thẩm Phương rằng tôi đã lên một diễn dàn và nặc danh viết về câu chuyện của chúng ta, tôi hỏi chị có sợ không.
Có vẻ như chị cởi mở hơn tôi, cũng dũng cảm hơn tôi.
Theo như cách chị nói, là vì chị đã tốn thời gian ăn (hại) cơm nhiều hơn tôi trên hai năm.
Sau đó chị tự cười rồi nói, dù sao ở Trung Quốc không ai biết chị, chị cũng không biết ai.
Tôi hỏi chị, thế nếu như em nói với chị là em viết trên diễn đàn của Anh thì sao? Chị lại cười, những người bạn mà chị quen đều biết em, nếu như em viết, thì cũng tự làm lộ tẩy với các bạn của em thôi.
Tôi cạn lời, tôi vẫn yếu đuối, tôi nhát gan, tôi thừa nhận.
Tôi dám lăn lộn ở nơi đất khách quê nhà, là vì tôi không coi nơi đây là nhà tôi.
Vậy nên tôi cứ coi đây là chuyện của riêng tôi, sau đó cũng đã nói chuyện này với Bà Cụ Non.
Hãy đợi xem, nói không chừng sau một vài năm nữa, xã hội sẽ thay đổi cách nhìn nhận đối với chúng tôi, mong là như vậy.
Ở nơi đây, họ cho rằng cá nhân con người là quan trọng nhất, nhưng ở nhà, chúng tôi cho rằng giá trị xã hội cộng đồng mới là điều quan trọng nhất, hình như đôi bên đều có lý.
Nhưng nếu có mâu thuẫn thì sao, nên chọn bên nào đây?
Chân tình đúng là nên được trân trọng, nhưng thế giới không chỉ vì tình yêu mà tồn tại.
Không có tình yêu, tôi vẫn sống.
Có tình yêu, tôi vẫn sống.
Kkhi không có tình yêu, tôi không vui, đôi lúc sẽ đau khổ, nhưng chân lại chạm đất.
Khi có tình yêu, tôi sẽ vui, lúc nào cũng bay bổng, trong không trung như không có điểm dựa, nhưng vẫn có bối rối.
Có lẽ, là được cái này mất cái kia.
Tôi vẫn không thể kiểm soát được cuộc sống.
- -----------
09-01-2007 - 08:11:01
Tối qua cùng Thẩm Phương đông một câu, tây một câu, nói chuyện đến tận 2 giờ sáng mới ngủ.
Thế nên buổi sáng không dậy đúng giờ, nhưng Thẩm Phương vẫn gọi đến đúng giờ.
Tôi nói với chị qua điện thoại là tôi tỉnh rồi, cúp máy xong lại lăn ra ngủ, đến khi mở mắt ra thì thấy: 20 to 9.
Haha, tá hoả chạy ra ngoài vệ sinh cá nhân, quay lại mở tủ quần áo, thì phát hiện không còn áo sơ mi để mặc.
Cuối cùng mới ngộ ra, tôi đã trải qua kỳ nghỉ này một cách quá hỗn loạn.
Tuần trước đã dùng hết tất cả những quần áo có thể phối với vest rồi.
Thực sự xỉu ngang.
Trong lúc đoản mạch, tôi đã lục ra chiếc áo sơ mi Etam mà mẹ tôi mua.
Tôi phát hiện ở Trung Quốc, Etam hay được thêm chữ Weekend vào mặt sau của quần áo, khiến toàn bộ phong cách trở nên rất khác so với ở Anh, nhìn quá điệu đà, đáng thương cho tôi đến tuổi này mà vẫn mặc thứ này.
Cũng thật đáng thương cho mẹ tôi, đi mấy cửa hàng với tôi, mà thứ duy nhất mà bà nghĩ là nhãn hiệu có cửa hàng chính hãng, cũng chính là thứ này.
Vì vậy, sau khi mẹ về nhà, có một khoảng thời gian, hầu như lần nào tôi gọi điện cho bà, bà đều nói đã mua cho tôi bộ quần áo hiệu này.
Lúc đó tôi đã muốn ngăn bà lại, vì phong cách Etam ở đó quá già dặn đi? Tôi nghĩ mình vẫn còn trẻ mà.
Thật không ngờ, khi tôi nhìn thấy chiến lợi phẩm của mẹ, tôi lập tức ngất xỉu.
Sau khi bò dậy, tôi lại rất thương mẹ, bà nhất định đã tốn rất nhiều công sức để có thể tìm ra một bộ có phong cách trẻ trung xinh đẹp từ đống quần áo có thiết kế bà già của Etam.
Nhưng tôi sớm đã thay đổi quan điểm, vì ở Bắc Kinh có thể nhìn thấy thương hiệu này ở hầu hết các trung tâm bách hóa, mà thiết kế thì toàn là phong cách đầu những năm 20, có thể trở thành một Baleno thứ hai.
Thật kỳ lạ khi chiến lược tiếp thị toàn cầu của Etam là, Anh bán quần áo trang trọng, Pháp bán Designed, Trung Quốc bán quần áo thể thao và tươi trẻ? Hay là tại vì đằng sau có chữ Weekend?
Mở hộp thư ra, tin nhắn đầu tiên là job mới do Lão An giao.
Đọc xong, cạn lời...!hai hàng nước mắt...
Đằng sau là 17 tin nhắn chưa đọc, đọc, rep, đọc, rep...!trong đó, điện thoại báo có một tin nhắn mới gửi đến, trên màn hình chờ hiện lên "tôn hào" (danh hiệu dùng cho vua, ở đây là nickname) của Thẩm Phương.
Không bật lên xem, vì trước bữa cơm trưa hoặc là tôi sẽ luôn tay không ngừng, hoặc sẽ luôn chân không ngừng.
Đến khi báo cáo xong, cầm điện thoại lên xem, tin nhắn đầu tiên là "con gái của mẹ, họp thế nào rồi?", tin nhắn thứ hai là "không sao, em bận mà, chút nữa nói chuyện sau".
Tôi vừa lướt đến số của Thẩm Phương, ngay lúc gọi đi, thì anh bạn Ấn Độ lộ cái đầu ra từ ngoài cửa: "Đi, ra ngoài ăn cơm."
Lúc xuống tầng, lại gặp phải một anh bạn làm trong phòng thí nghiệm, người Mỹ, khi đi ngang qua, cậu ấy nói: "3 giờ chiều nay, tôi làm tổng kết nhỏ cuối năm, cậu đi không?"
"Được, ở đâu?"
"Trong cửa hàng."
"Tại sao lại trong cửa hàng?" Tôi tiện mồm hỏi anh bạn Ấn Độ, anh bạn ấy đang nhìn "cái xích" của tôi, lại còn định giơ tay sờ một tí.
Tôi né ra: "Không phải rất lạ sao?" Tôi hỏi.
"Không, rất ổn, rất ổn." Anh bạn mặc áo vest và giày da có vẻ như không chú ý đến tôi đang trong bờ vực sụp đổ vì tự nói chuyện một mình, mặt cậu ấy mịt mù, lại nói: "Hôm nay nhìn cậu trẻ ra đấy."
Cậu đang chửi tôi à?
Quay về văn phòng, nói chuyện vài câu với đồng nghiệp, nhìn đồng hồ đã sắp 3 giờ, nên xuống tầng đến phòng ăn, lúc đó tôi rất khâm phục tinh thần tuỳ ý của anh bạn người Mỹ, làm Review trong Shop, môi trường làm việc của người Mỹ chắc sẽ cá nhân hoá nhiều hơn nhỉ? Thật thích.
Uống một cốc cà phê đợi đến gần giờ họp, không ai đến.
Ngoài tôi ra, những người còn lại chỉ là nhân viên phục vụ, nhìn giờ, 15:03.
Thấy kỳ lạ nên quay lại, gặp được Z, tôi hỏi chị ấy, C làm tổng kết cuối năm ở đâu? Z nói, không biết, nhưng có nhìn thấy A, B, C đều ở dưới tầng.
Tôi thay áo khoác trắng, đi xuống lầu, đẩy cửa phòng thí nghiệm ra, thoáng nhìn thấy tấm màn trắng ở phía xa đã được hạ xuống.
Mấy người Lão An cũng đều ở đây.
Tôi rón rén đi đến hàng cuối cùng và lắng nghe một cách lùng bùng.
Cũng may, ngoại trừ nhân vật chính ra, hầu hết bọn họ đều đến để cổ vũ như tôi, Lão An cũng vậy.
Sau khi nói vài lời "tốt lắm, tốt lắm", tôi liền rút lui.
Tôi quay về, ngồi xuống định viết kế hoạch, bỗng nhớ ra chưa gọi điện cho Thẩm Phương, thế là làm việc riêng ngoài giờ một chút.
Gọi đi, tôi kêu giời kêu đất với chị, thằng đó nó hẹn em 3 giờ họp ở cửa hàng, thế nào mà lại đổi địa chỉ mà không nói với em, có tôn trọng em không cơ chứ.
Thẩm Phương cười: "Em yêu à, người Mỹ coi cửa hàng là phân xưởng mà."
Tôi...
Tôi nói với Thẩm Phương: "Em đang bắt đầu thấy rất tự ti, muốn chết.
Chị có khinh thường em không?"
Thẩm Phương nói: "Có sao đâu, đợi đến khi em trải đời nhiều thì biết, bây giờ bắt đầu khởi động cho quen."
Xem ra còn phải học hỏi rất nhiều, đúng là tiếng Anh thân thương.
- --------
Lời editor:
Từ "shop" trong tiếng Anh có nghĩa là cửa hàng, cũng có nghĩa là một không gian trong công ty/nhà máy nơi sản xuất chế tạo ra hàng hoá nhé (cách dùng từ có vẻ không hoàn toàn chính xác, nhưng đại loại là vậy.)
Tâm sự một chút....!(xin lỗi, tui đang không có ai chơi cùng)
Nhìn thấy tên Âu Dương Tu mà giật mình tanh tách, thật có lỗi với cô giáo vì hồi học Lịch Sử Văn Học tui đã trốn tiết học về Âu Dương Tu, đương nhiên cũng không nhớ tác phẩm nào của ông ấy ngoài việc biết là nhà văn thời Tống (nhóm tui thuyết trình về thời Tống trong môn Đất Nước Học Trung Quốc, được 9,5 đó hehe), don't get me wrong, văn học rất vui, mình thích văn học, nên đăng ký đủ combo Trích giảng Văn học, Lịch sử văn học, Dịch văn học, chỉ là rất sợ cô giáo, sợ lắm.
Sau này lại học lại về Âu Dương Tu ở môn khác, biết thêm là Âu Dương Tu thích văn chương của Tô Thức, nên nhận Tô Thức làm đệ.
Lại nói về Tô Thức, có lẽ vì ấn tượng với cuộc đời hơi "thảm" (mẹ mất, vợ mất, bất đồng chuyện triều chính, bị điều chuyển đến những vùng "ít phát triển" hơn, v.v...) của ông nên tui lại càng ấn tượng với tác phẩm của ông.
Nhớ mãi có câu chuyện kể rằng ngày xưa Phạm Bàng bị bắt, Phạm Bàng không muốn trốn chạy nên đã tự lao đầu vào chỗ chết, được mẹ tiễn lên đường, mẹ ông nói: "Con có được tên tuổi sánh ngang với Lý Ưng và Đỗ Mật, thì chết đâu có gì đáng hận? Xưa nay, thọ mệnh và danh khí chẳng thể vẹn cả đôi đường".
Sau đó Tô Thức hồi trẻ có bảo với mẹ: "Lớn lên, con cũng muốn trở thành một người như Phạm Bàng, vậy mẹ có bằng lòng không?".
Mẹ ông đáp lại: "Con có thể trở thành Phạm Bàng, chẳng nhẽ mẹ lại không thể trở thành mẹ của Phạm Bàng sao?".
Sau này, Tô Thức quả nhiên có thể trở thành một danh sỹ như Phạm Bàng, nhưng mẹ ông thì không đợi được đến ngày đó.
Muốn chia sẻ về bài "Thuỷ điệu ca đầu - Trung thu" của Tô Thức, cũng là một trong những bài hiếm hoi tui thuộc làu làu (để phục vụ mục đích thi cử thôi...)
"明月几时有?把酒问青天。不知天上宫阙,今夕是何年。我欲乘风归去,又恐琼楼玉宇,高处不胜寒。起舞弄清影,何似在人间?
转朱阁,低绮户,照无眠。不应有恨,何事长向别时圆?人有悲欢离合,月有阴晴圆缺,此事古难全。但愿人长久,千里共婵娟。"
(Tạm dịch:
Trăng kia có tự bao giờ, nâng chén hỏi trời cao.
Cung khuyết trên trời chẳng rõ, trên ấy năm nay thuộc năm nào.
Muốn cưỡi mây theo gió, lại sợ lầu quỳnh gác ngọc, lạnh buốt chịu làm sao.
Nhảy múa với bóng bình, còn gì bằng nhân gian?
Qua rèm ngọc, kề trướng gấm, rọi canh sầu.
Nếu không oán hận, cớ gì rọi sáng khi người chia cách? Người có lúc vui buồn li hợp, trăng có lúc tỏ mờ tròn khuyết, quả là chuyện bao năm khó đổi.
Chỉ mong tình người chẳng đổi, cách ngàn dặm tỏ lòng nhau.).
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...