Viết xong, tôi đọc lại một lượt, nước mắt lăn xuống.
Cuối cùng, tôi lưu bức thư lại, ấn gửi.
Quả nhiên trang chủ đã quá thời gian đăng nhập, tôi thầm tự khen mình thông minh.
Đăng nhập lại, gửi đi.
Tôi thở phào, thành tâm cầu nguyện mọi chuyện thuận theo ý trời, dù thành công hay thất bại, đều do tạo hoá.
Tôi nhìn đồng hồ, đã gần mười giờ.
Tôi lấy điện thoại ra, đọc một cách có chọn lọc những tin nhắn hiện trên màn hình.
Sau đó, tranh thủ thời gian viết một bức thư cho bạn trai.
Nội dung rất đơn giản, tôi viết, anh dùng dạ tiểu nhân, đo lòng quân tử, em đã từng thề với anh, tự em biết giữ lời hứa.
Trong mắt anh, tình yêu có thể chỉ là phong hoa tuyết nguyệt khi còn mặn nồng, nhưng trong thâm tâm em, đó còn là trách nhiệm đặt trên bất cứ ngoại vật nào khác.
Anh có thể yên tâm về điều đó.
Tôi thấy đồng hồ trên tường đã chỉ mười giờ.
Sau khi gửi bức thư đó, tôi cầu chúc cho điều tốt đẹp nhất.
Lúc đó, tôi mơ hồ nghĩ đến Thẩm Phương.
Nhưng câu nói "I'm doing fine" đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn của chị khiến mọi cảm giác tội lỗi của tôi bay sạch, gặp dịp thì chơi, hoa trong gương, trăng trong nước, tuy có nan giải, nhưng rồi cũng qua đi, chúng tôi đều đã trở lại cuộc sống của riêng mình.
Như vậy rất tốt.
Sau một đêm, tôi nhận được cuộc gọi từ Ji Shang, chú ấy nói đây chỉ là sự hợp tác dựa trên cơ sở tình nguyện của tôi và chú, không có gì gọi là tội lỗi như tôi nghĩ, về những điều này, tôi cũng đã tự nói với chính mình, nên chỉ biết lắng nghe.
Chú lại nói, chú hiểu rất rõ sự ấm ức của tôi, nhưng không biết chuyện gì sẽ xảy ra một khi bố tôi biết...
Tôi nói, nếu chú không nói, sẽ không ai biết, nếu bố tôi biết cũng không liên quan gì đến chú.
Ji Shang cười, nói, đừng quá hành động theo cảm tính, dù sao hai người cũng là cha con, Một giọt máu đào hơn ao nước lã...!Lời nói của chú ấy khiến tôi an tâm hơn.
Gồm cả câu: "Không có gì gọi là tội lỗi như cháu nghĩ" của chú đã khiến tâm trạng hoảng sợ và lo lắng của tôi lúc đó được xoa dịu.
Có vẻ như tôi đã tạo một cơ hội tốt cho bố tôi, một cơ hội không chỉ khiến ông ấy có thể suy nghĩ kỹ, mà còn là cơ hội tốt cho cả tôi và bố.
Hôm đó, tôi cũng nhận được cuộc gọi từ bạn trai.
Tôi không hứng thú lắm đến những lời tra hỏi của anh ấy.
Tôi nghĩ, so với mối quan hệ nhạt nhoà không có gì thay đổi bấy lâu nay mà nói, còn có nhiều thứ quan trọng hơn.
Ngày hôm sau, tôi đến văn phòng thị thực Thượng Hải cùng các đồng nghiệp trong công ty.
Việc xin visa suôn sẻ đến bất ngờ.
Tất nhiên, tôi không phải là người duy nhất được qua.
Hình như hôm đó tâm trạng của nhân viên văn phòng thị thực rất tốt.
Không biết có phải vì chỉ còn hai tuần nữa là Giáng Sinh hay không? Họ đang tốt bụng phân phát lòng từ bi trước khi được về nhà đón lễ sao?
Buổi chiều nhận lại hộ chiếu, visa có hạn đến cuối tháng 7 hai năm sau.
Tôi hơi thất vọng vì cứ tưởng rằng sẽ được thêm một năm.
Ai ngờ, kế hoạch công việc kéo dài bao lâu, visa liền cấp được lâu bấy nhiêu, cứ như ngay khi công việc kết thúc là họ sẽ đuổi cổ tôi đi ngay, nhưng vẫn đỡ hơn thị thực thăm hỏi kéo dài sáu tháng.
Có visa là phải chúc mừng một phen, tôi vội vàng gọi điện cho mẹ, mẹ cũng đã giúp tôi bỏ được cục đá đè nặng trong lòng.
Nhưng, chưa vui mừng được bao lâu, mẹ lại đặt một hòn đá khác bắt tôi gánh trên lưng: Tại sao trường bên đó vẫn chưa có thông báo gì?" Tôi an ủi mẹ, rằng hiệu quả làm việc của người Anh rất chậm, trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, có nhiều công việc phải tổng kết hoặc đang ở cuối giai đoạn xử lý.
Chắc đợi đến sau Tết Dương lịch sẽ có kết quả.
Mẹ tôi có vẻ nhẹ lòng hơn đôi chút.
Bà lại nói: "Hỏi sếp con xem, cô ấy có thể cho nghỉ thêm vài ngày không, tranh thủ đi xem trường bên đó, nói không chừng sẽ có cơ hội tốt hơn.
Không phải họ đã gửi thư mời cho con sao? Lấy được visa nước Anh thì có lẽ sẽ dễ lấy visa bên Mỹ hơn chứ?"
Tôi chỉ ậm ừ cho mẹ vui lòng, nhưng thật ra không vừa ý chút nào, đang yên đang lành lại rối tung cả lên, tại sao không thể cho tôi nghỉ ngơi một lúc chứ
Buổi tối, anh A làm chủ nhà, mở tiệc tiễn biệt cho nhân viên cấp dưới lấy được visa như chúng tôi.
Vì hồ sơ visa của công ty được duy trì tốt, anh A rất vui.
Tiệc rượu đang được nửa chừng, bỗng anh A rút điện thoại ra và nói:
"Em nên báo tin vui cho Thẩm Phương."
Lúc đó mặt tôi còn đang đỏ tía tai vì vui, vừa nghe thấy câu đó, nhất thời không phản ứng kịp, lại còn nói "Được ạ." Khi anh A thực sự bấm số, tôi mới nhận ra rằng mình sắp phải nói chuyện với Thẩm Phương.
Tôi lại bắt đầu run lên, trong lúc run rẩy, tôi nghe anh A nói: "Thẩm Tổng à, Tiểu Cảnh xin được visa rồi...!thuận lợi...!một phát là xong...!hẳn là tiếng Anh rất tốt đó....!ha ha...!đúng vậy, đúng vậy....!nói chuyện với em ấy vài câu nhé?"
Tôi vội duỗi thẳng lưng, run rẩy và bày ra tư thế chuẩn bị sẵn sàng nhận điện thoại, hình như cũng duỗi tay tôi ra rồi, trong lòng thầm nghĩ xem nên dùng giọng điệu và ngôn ngữ gì để nói chuyện với Thẩm Phương.
Đang lúc chần chừ, thì anh A lại cười, nói: "Vậy cũng được, cũng được." Sau đó, cúp máy.
Anh A cười và nói với tôi: "Thẩm Tổng nhờ anh chuyển lời chúc em xin visa thành công, nào, Tiểu Cảnh, cạn ly nữa nào..."
Tai tôi bắt đầu nghe tiếng ong ong, tôi nâng ly lên trong vô thức, rượu vào đến miệng, tôi không thể cảm nhận được bất cứ mùi vị gì.
Tôi cứ luôn tự hỏi bản thân, tại sao chị không nói chuyện với tôi?
...
Vốn dĩ ông Scot đã lên kế hoạch thi vấn đáp cho tôi sau năm mới, sau khi hay tin tôi đã xin được visa, ông viết cho tôi bức thư và hi vọng rằng tôi có thể thi vấn đáp ngay trước Giáng Sinh.
Tôi nói với ông ấy rằng tôi lo vì chưa kịp chuẩn bị kỹ nên khi thi sẽ có nhiều vấn đề, Scot trả lời, nói, qua năm sau ông sẽ đi Thuỵ Sỹ cho chuyến du thuyết của mình, đến lúc đó có lẽ sẽ không thể về tham gia bài thi vấn đáp của tôi nữa.
Ông ấy cho tôi lựa chọn, tôi mong ông ấy sẽ đến dự được, hoặc là mong tới tháng sau tôi sẽ tới.
Tôi biết, dù ông ấy có đến dự cũng không được phép nói hay gợi ý bất cứ điều gì khi tôi đang tiến hành bài thi, nhưng bản chất con người là vậy, cho dù có là một người Anh bảo thủ rập khuôn, nhưng ông ấy vẫn sẽ coi đó như bài thi của chính mình khi học sinh của ông bị làm khó bởi các giám thị cả quen lẫn lạ.
Hơn nữa, nếu hai vị giám khảo đó có quan hệ "khăng khít" với giảng viên, e rằng họ sẽ không được mời.
Dù nói là "hoạt động bí mật", nhưng thật ra là "quy tắc ngầm" rất phổ biến ở các trường đại học phương Tây.
Tôi cũng đã thấy từng có người "được thả", tận mắt thấy năm ngoái có một người đồng hương của trường chúng tôi tốt nghiệp, các giảng viên của anh ấy cũng là người Trung Quốc, ban giám khảo cũng là người cùng quê, đến tận cuối cuộc thi, anh ấy không thể nói nổi vài ba câu ngoại ngữ, thế là bắn tiếng Trung cho nhanh.
Lúc đó tôi được mời đi cổ vũ, vừa nghe thấy tiếng mẹ đẻ xong, tôi suýt thì ngất tại chỗ.
Tại sao đồng bào chúng ta luôn có thể nghĩ ra những sáng tạo "vô song" đến như vậy? Quả nhiên, năm nay nghe nói, Bộ quy định bất luận giám khảo và thí sinh có cùng dân tộc, đều bắt buộc phải sử dụng tiếng Anh.
Nếu không, giám khảo thứ hai có quyền bãi bỏ buổi thi.
Tôi nghĩ người Anh thật ngốc, nhỡ như họ cũng tìm giám khảo thứ hai là người cùng dân tộc thì sao?
Hồi đó, sau khi cân nhắc ưu và khuyết điểm, tôi nói với ông Scot với tinh thần thông minh của người Trung Quốc, thi trước đi, chỉ cần ông đi là được.
Tôi về nhà một chuyến trước ngày khi bay sang Anh, gặp mẹ, cũng là gặp bạn trai.
Có lẽ do gấp gáp rời đi, tôi vội mua những thứ đồ thiết yếu mang đi, vốn dĩ có rất nhiều chuyện riêng muốn nói, nhưng bầu không khí lại không cho phép.
Sau bữa tối, tôi chào tạm biệt mẹ và bạn trai, và đi gặp bố với lý do là đi gặp các bạn cùng lớp.
Về việc tôi xin visa thuận lợi, ông ấy nói như mọi khi rằng, có thể ăn mừng, nhưng, không đáng để vui mừng đến vậy.
Trong mắt ông, tôi vẫn là đứa trẻ đời sau với tầm thìn hạn hẹp.
Nhưng tối đó, khi tiễn tôi đi, giữa khung cảnh non sông gấm vóc trong trong ngôi nhà mới của ông ấy, chúng tôi vô tình nói về những người chạc tuổi tôi trong họ hàng, bỗng ông ấy chắp tay sau lưng, khe khẽ nói:
"Trong số mấy đứa cháu chắt, xem ra chẳng đáng nhắc đến, con trai của chú con..." Ông ấy nói nhỏ dần, rồi cuối cùng lắc đầu.
Những từ ngữ gièm pha sau lưng người khác của ông ấy khiến tôi phát bệnh, tôi nghĩ, có lẽ trong miệng ông ấy, tôi cũng chỉ như vậy mà thôi.
Tôi không buồn tiếp lời, chỉ ứng phó cho qua.
Thật ra, có vài người anh em họ hàng rất tài giỏi trong mắt tôi.
Thấy tôi không có phản ứng gì, ông chậm rãi nói: "Con, hồi nhỏ con cũng như vậy, không có gì nổi trội, nhưng cũng may lúc đó bố phát hiện ra con có tiềm năng và cho con đi nước ngoài.
Xuất ngoại hay không xuất ngại có khác biệt lớn vậy đấy, cũng như năm đó bố di lính trèo đèo vượt suối, vì đã được rèn luyện qua, nên bây giờ cái gì cũng làm được."
Tôi nghe vậy, cười lạnh, nói: "Bố đang khen con đấy ư? Hay đang tự khen bố."
Bố liếc nhìn tôi, rồi cười phá lên theo cách mà tôi đã lâu không gặp, ông vui chỉ vì lời nói đùa của tôi.
Cười xong, ông vỗ vai tôi: "Đúng là ta không nhìn nhầm người."
Nghe xong câu đó, tôi thấy trong mắt ông có một loại cảm giác mà tôi chưa từng nhìn thấy, hoặc đã bị lãng quên từ lâu.
Ánh mắt đó, khiến tôi không biết nên cảm động, hay sợ hãi.
Tôi còn đang lo lắng không yên thì ông nói tiếp: "Bố đã nhắc đến chuyện này với Ji Shang, rằng, sau này con nên có một phần cổ phần."
Tôi vội vàng tiếp lời: "Không cần, con vẫn còn nhỏ, hơn nữa lần ra nước ngoài này của con cũng không nói trước cái gì được." Nói xong lời này, chính tôi cũng kinh ngạc.
Đây chính là một giấc mơ mà tôi đã khao khát từ lâu, tại sao tôi lại lập tức chắp tay từ chối khi khi có người nào đó nói rằng giấc mơ này sắp thành hiện thực chứ? Tôi không hiểu nổi phản ứng của mình khi đó.
Tôi nghĩ, tôi chỉ là đứa quá đỗi nhát gan khi phải đối mặt với một điều gì đó xảy ra đột ngột không có dấu hiệu báo trước, hoặc một cơ hội rẻ mạt đến không vì nỗ lực của chính tôi mà nói trắng ra chỉ là sự bố thí từ ông ấy, chính lòng kiêu hãnh của tôi là thứ đã dập tắt chúng.
Sau này, tôi đã từng nhiều lần nghĩ tại sao tôi lại từ chối ông ấy.
Nghĩ mãi nghĩ mãi, nghĩ đến khi bắt đầu thấy vui vẻ lên.
Mặc tôi đã làm rất nhiều điều ngu ngốc, nhưng may mà lương tâm vẫn không bị chó ăn hết.
Có lẽ lý do này chỉ để giải thoát cho tôi.
Vừa dứt lời, ông ta lại bắt đầu phong thái kiêu ngạo quen thuộc: "Con còn nhỏ sao? Phải bao nhiêu tuổi mới tính là trưởng thành? Còn định về nhà uống sữa mẹ sao? Nói không làm được là không làm được à, con định làm chức nhân viên quèn đến bao giờ mới vươn lên được, con ở phòng thuê trong thành phố mãi được sao? Con nghĩ chỉ cần trả được tiền thuê ngoài Hồi Long Quan là đã giỏi lắm rồi sao?"
Lời nói của bố đã khơi dậy sự chán ghét luôn sục sôi và bản năng phản kháng trong lòng tôi, tôi xua tay, vội vàng ra ngoài cửa chặn một chiếc taxi lại, lúc bước lên xe, tôi nói: "Làm người đừng quá tham lam, sớm muộn cũng bị quả báo."
Trong đêm tối, tôi không thấy rõ khuôn mặt ông ta.
Ngồi trong xe, khá tự hào về sự chính trực của mình.
Trên đoạn đường về nhà đó, tôi không ngừng nghĩ về những câu mà tôi đã viết trong lá thư gửi Ji Shang "luôn có những người không vì danh vọng tiền tài mà rung động.
Trên đời này, vẫn luôn tồn tại những thứ mà tiền bạc không thể mua được." Tôi cho rằng tôi quá cao thượng.
khoảng khắc đó, tôi đã quên béng vụ "phí giới thiệu" mà tôi từng yêu cầu từ Ji Shang, khoảng khắc đó, tôi đã tự tưởng tượng mình là một người hoàn toàn trong sạch.
Không lâu sau tôi chợt nhớ ra khoản tiền môi giới đó, suy nghĩ một lúc, lại tự tìm cho mình một cái cớ, rằng tôi chỉ đang lấy lại khoản bồi thường mà mẹ con tôi đáng được nhận thôi.
An ủi, tự mình an ủi, lúc đó tôi đã quen như vậy rồi.
Về đến nhà, mẹ vẫn chưa ngủ, bạn trai và mẹ đang ngồi nói chuyện trong phòng khách, có vẻ như đang đợi tôi.
Tôi nghĩ tôi không còn gì để nói với bạn trai, nhưng, nghĩ đằng nào ngày mai tôi cũng trở lại Thượng Hải, bèn miễn cưỡng ngồi xuống.
Vừa ngồi xuống, tôi nói: "Muộn thế này, anh vẫn chưa về à?"
Bạn trai cười nói: "Không phải anh vẫn muốn nói chuyện với em sao, cả sáng em bận đi mua đồ mà."
Tôi cười cho qua.
nói: "Anh bao nhiêu tuổi rồi, chúng ta cũng không phải mới yêu, cần gì rách việc vậy, hơn nữa, không phải lúc đó anh vẫn đến Thượng Hải tiễn em sao?"
Bạn trai cười, nhưng mẹ tôi nói hộ anh ấy: "Con thì già được với ai, lấy được cái visa đã bày đặt xem thường những người nhà quê như chúng ta, con muốn chúng ta cũng phải nhìn sắc mặt và nghe lời con sao, đúng không, Hiểu Quân?"
Tôi vội nói: "Mẹ, mẹ xem mẹ...!con chỉ là lo anh ấy về muộn thôi mà, ngày mai lại không phải cuối tuần, phải đi làm nữa, làm sao xin nghĩ mãi được?"
Bạn trai nhanh nhảu nói tiếp: "Mẹ à, đây là, em ấy cũng chỉ cứng miệng thôi, không phải mẹ không biết".
Mẹ tôi cười, đứng dậy: "Mẹ về phòng đây, đã nói đỡ cho rồi mà con rể không chịu nắm bắt thời cơ.
Hai đứa nói chuyện nhỏ thôi, nhưng, mẹ nói con Cảnh Minh, chú ý thái độ của con!"
Lời của mẹ khiến tôi bực mình.
Ngồi thất thần trên ghế sô pha.
Bạn trai nhích lại như có vẻ muốn ôm, tôi gạt anh ấy ra, dịch sang chiếc sô pha bên cạnh, cầm một tờ báo lên đọc, cũng không biết đọc được chữ nào hay không, chỉ là để ra oai thôi.
Tôi không biết phải nói gì với anh ấy, dường như anh ấy không thể hiểu nổi những lý tưởng hoài bão của tôi.
Đúng là tôi hơi xem thường anh ấy, trừ khoản anh ấy đẹp trai và có tính tình tốt, những điều còn lại thật sự không đâu vào đâu.
Nhưng ai bảo ngay từ đầu tôi đã chọn anh ấy? Kệ đi, không trông cậy vào anh ấy nữa, chỉ cần anh giúp tôi chăm sóc mẹ tôi thật tốt, làm hậu phương vững chắc, tự tôi ra ngoài chinh chiến thiên hạ.
Giọng nói của bạn trai cắt ngang không khí im lặng: "Em yêu, em, em có điều gì muốn nói với anh không?"
"Hả? Không có gì." Tôi mệt mỏi nói: "À, chỉ là, anh nên chú ý học tiếng Anh, sắp kiểm tra đấy." Thực ra trong lòng tôi cũng không mong đợi anh ấy có bất cứ "phép màu" nào..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...