"Tây Bắc hải chi ngoại, Xích thủy chi bắc, hữu Chương Vĩ sơn. Hữu thần, nhân diện xà thân nhi xích, trực mục chính thừa, kì minh não hối, kì thị nãi minh. Bất thực bất tẩm bất tức, phong vũ thị yết. Thị Chúc Cửu Âm, thị vị Chúc Long (Ở ngoài biển phía tây bắc, phía bắc sông Xích Hà, có ngọn núi tên Chương Vĩ. Có vị thần, mặt người, thân rắn, toàn thân đều là màu đỏ, con mắt dựng đứng, nhắm mắt lại chính là đêm đen, mở mắt ra chính là ban ngày, không ăn không ngủ cũng không hô hấp, chỉ nuốt gió và mưa. Chính là Chúc Cửu Âm, hay còn gọi Chúc Long)."
Lý Thập Nhất phát hiện ra sự khác thường của Tống Thập Cửu trong động tác Tống Thập Cửu mở mắt, thường ngày Tống Thập Cửu như vén rèm, vật che mỏng manh "xoẹt" một cái liền được vén lên, ánh mắt chứa đựng nụ cười thẹn thùng liền nhảy ra, giống như tiếng hót của chim oanh, ríu ra ríu rít chờ đợi bạn nhìn lại. Mà lúc này Tống Thập Cửu như thể dùng đôi tay đẩy cửa, mi mắt rũ xuống như đang chuẩn bị sửa sang ống tay áo, ánh mắt nhìn xuống đất là khe cửa bị Tống Thập Cửu đẩy ra, cuối cùng mở cả cánh cửa, dùng ánh mắt hoàn chỉnh nhìn người trước mặt.
Thành thạo, lười biếng, còn mang theo vẻ mạo phạm vô thức khi bị đánh thức từ giấc ngủ sâu.
Tống Thập Cửu yên lặng di chuyển ánh mắt lướt qua mọi thứ, cuối cùng dừng lại trên người Lý Thập Nhất.
Trước tiên nở nụ cười, sau đó khàn khàn cất lời: "Thập Nhất."
Ánh đèn của muôn nhà lại được thắp sáng khi hai chữ này cất lên, trái tim ngưng trệ rồi lại hồi phục của Lý Thập Nhất cũng vậy.
Tống Thập Cửu đứng dậy, yểu điệu đứng dựa vào cây như Bạch Xà, Bạch Xà chậm rãi đi về phía Lý Thập Nhất, ngón giữa và ngón áp út chụm lại, chữ trong lòng bàn tay chìm vào trong vân tay.
Mới đi được mấy bước, Tống Thập Cửu lại dừng lại, đột nhiên nhíu mày, ánh mắt lướt qua A Âm đang cầm Đề Đăng, nghiêng đầu hỏi Lý Thập Nhất: "Tinh Tinh không khó khống chế, cũng không nguy hiểm, chị đã biết từ trước, đúng không?"
Ánh mắt Tống Thập Cửu lóe lên, lộ ra chút ngây thơ quen thuộc.
Lý Thập Nhất nói: "Tôi đã đọc điển tịch mấy ngày, hiểu được đặc tính của nó."
"Vậy..." Tống Thập Cửu cúi đầu, lại ngẩng lên, "Đề Đăng cô ấy nắm chặt trong tay, cùng găng tay chị đeo để sử dụng vũ lực, không phải vì nó."
Âm thanh của Tống Thập Cửu mang theo gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ, yên tĩnh nhìn Lý Thập Nhất: "Là vì em."
Ta là Chúc Cửu Âm.
Chung Sơn chi thần, thị vi trú, minh vi dạ, xuy vi đông, hô vi hạ, chưởng xuân thu, ti thời thần (Sơn thần Chung Sơn, mở mắt trời sáng, nhắm mắt trời tối, thổi một hơi trời buốt giá, thở một hơi trời nóng bức, luân chuyển bốn mùa, điều khiển thời gian).
Chung sơn cực kỳ lớn, ta cũng cực kỳ lớn, thường ngày ta dùng nguyên hình, nằm trên dãy núi nhấp nhô, yên ả ngắm nhìn nhân gian.
Hơi thở ta thở ra là mây của Chung Sơn, nước bọt trong cơn mê ngủ ngưng tụ thành sông hồ, ta nhắm mắt, Chung Sơn liền chìm vào trong bóng tối, mở mắt lại là một ngày mới.
Ta ngủ sâu trên đỉnh núi tập hợp vạn thú này rất nhiều năm, sau này, ta hóa hình người, xuống núi nhập phàm trần.
Ta đã nghe thuyết thư Đường Tống, uống trần tửu* Nguyên Minh, đi qua mồ xương trắng thời Ngũ Hồ loạn Hoa*, ngồi trên mái hiên cao nhất của cung A Phòng.
Ta từng gặp muôn kiểu người, từng điều khiển muôn kiểu,vọng.
Năm 1912, ngày chiếu thư thoái vị của Thái hậu Long Dụ lên báo, ta nhập phủ Thái Sơn.
Nguyên nhân là vì ta nhận được thư của Vũ Sư Thiếp, nói Chu Yếm* bị phủ Thái Sơn phán chuyển thế thành lợn nhà.
Chu Yếm là một dị thú vô cùng ngoan ngoãn, đầu trắng chân đỏ, nhìn như vượn khỉ, từ nhỏ đã lớn lên ở Chung Sơn, chỉ hơi nghịch ngợm, thích vào rừng núi trong nhân gian chơi đùa.
Năm Càn Long, ta đã không còn tin tức của nó, nghe nói bị người ta giết hại, hồn quay về Thái Sơn, vì sống quá lâu, quá khứ hỗn loạn, thẩm tra mất một hai trăm năm, mới kết được án.
Phủ Thái Sơn vô cùng lạnh lẽo, ngay tới quán trà cũng ngày mở ngày không, ấy thế mà lại xây dựng phố xá hai bên bờ Biện Hà theo dáng vẻ "Thanh Minh Thượng Hà Đồ*", cửa hàng tập kết đóng cửa một nửa, khướu trên cầu gật gù, ngựa lông đỏ cùng bò vàng già vô cùng nhàm chán nhìn nhau hàn huyên, mặc long bào cũng không có nổi cảnh tượng ngựa xe như nước phồn hoa như gấm trên đường Biện Lương.
Hai chữ: Làm màu.
Làm màu hơn so với thành giả này chính là người đi từ trên cầu tới, giữa thanh thiên bạch nhật người kia xách một ngọn đèn Trường Minh, trường quần giao lĩnh trắng như tuyết rơi bay trên bậc thềm đá, búi tóc đen đen láy như ở nhà, bên cổ có một nốt ruồi đỏ như chu sa.
Đây chính là Lệnh Hoành.
Đây chính là yêu nữ Lệnh Hoành làm màu làm mè số một từ trên trời xuống dưới đất.
Ta ngồi bên quán trà, ngửa ra sau, nhấc đầu gối gác chân lên bàn, hai chân vắt chéo lắc lư. Động tác này ta học được từ thói quen của đám đàn ông ở nhân gian, có lẽ cũng đủ dùng để hù dọa ma quỷ.
Lúc đó ta ghét bỏ áo quần của Thái Tử khó coi, đang mặc một bộ đồ nam màu đỏ son thời Vãn Đường, tóc tai buộc lỏng một nửa, ta nhìn thấy ánh mắt thoáng chút ngạc nhiên của người kia, trong lòng biết rõ người kia coi ta như kẻ háo sắc.
Thực ra ta đến tìm nàng ta, là vì một vụ án.
Nghe nói ba trăm năm trước Phủ quân Lệnh Hoành thèm khát Đế Thính của Địa Tạng Vương, muốn tìm một vật sủng, chọn từ trên trời xuống dưới đất nói một lượt, chỉ nói Chúc Long còn được.
Còn, được.
Ta đè lại lửa giận trong lòng, chuyện nào ra chuyện đấy, cẩn thận tranh luận tung tích của Chu Yếm.
Mặt mày nàng ta trời sinh đã khiến người ta ghét bỏ, nhưng nói chuyện rất bùi tai, bạn từng nghe âm thanh soạt soạt chạm vào trong tim khi tuyết rơi rồi đấy, chính là âm thanh như vậy.
Nàng ta nói với ta, Chu Yếm là hung thú, luôn tạo ra chiến loạn, khi xuất hiện sẽ có binh lính, sẽ có chiến tranh, nên đầy vào hàng súc sinh, mặc cho người ta mổ xẻ ba kiếp.
Ta đáp cuộc đời là vậy, có gì sai đâu, hễ là con người thì phải ăn phải uống, ăn gà bắt thỏ, lẽ nào cũng là tội sao?
Nàng ta nói, Chu Yếm khiến Đế vương sinh lòng chinh chiến, Trụ Vương đông chinh, Huyền Tông tây phạt, nước Mông Cổ mở mang biên cương không biết điểm dừng, thuốc súng tung bay, dân chúng không được yên ổn.
Ta cười hỏi, bản chất Đế vương, sao có thể quy tội cho vật khác, nếu đều do Chu Yếm xúi giục, thì tại sao lại có quân vương gia sức bảo vệ thành? Tại sao lại có quân vương bị dụ dỗ lôi kéo?
Sau năm Khang Hy, Chu Yếm ẩn nấp, không tiếp tục chinh chiến, tại sao vẫn là quang cảnh hiện tại? Địch ngoài khó phòng, trăm năm sỉ nhục, trong bị chia cắt, chia năm xẻ bảy, là do ai làm ra?
Rõ ràng nàng ta không nói lại ta, chỉ khẽ nói, người khác có nguyên do, nhưng Chu Yếm chưa chắc không vô tội, lệnh đã ban, không cần nói gì thêm.
Ta đưa tay cản nàng ta, ra tay với nàng ta.
Ta và nàng ta đánh từ bình minh tới hoàng hôn, lại đánh từ hoàng hôn tới bình minh, đánh tới nỗi du hồn trên mặt đất đi qua đều đồng loạt ngóc đầu dậy quan sát, đánh đến nỗi con nhóc gọi là Diêm Phù Đề muốn điều động Hồn Sách Quân, nhưng Lệnh Hoành xách đèn lùi sau một bước, nói: Không cần.
Không, cần.
Đây là lần thứ ba nàng ta mạo phạm ta.
Chiếc đèn từ đầu tới cuối không buông xuống kia, cũng miễn cưỡng tính là nửa lần.
Khi ta phòng ngự, đã đọc quyết điều khiển không gian thời gian vẽ ra một vòng tròn kết giới ngày đêm hỗn loạn, ta và nàng ta đánh nhau bên trong, đánh tới khó tách rời. Đánh từ Dân quốc quay ngược lại Tiền Tần, lại đánh từ Chiến quốc tới Vãn Thanh, đánh đủ mấy nghìn năm, sức cùng lực kiệt chạm đất, ngã vào đám du hồn đang giương mắt ếch, nhưng thời gian thực tế mới qua ba ngày.
Lệnh Hoành đáp xuống cầu, vẫn là một đóa bạch ngọc lan vạt áo nghiêng nghiêng, đèn trong lay lắc lư, từ đầu tới cuối cũng không tắt.
Ta nhìn búi tóc chỉ hơi rối của nàng ta, quyết định dùng mưu lược.
Nàng ta không đuổi ta, ta liền ở lại phủ Thái Sơn, cả ngày đi theo nàng ta, lưu tâm tới sơ hở của nàng ta.
Ta thấy nàng ta có rất nhiều sơ hở, một sơ hở lớn nhất trong số đó, gọi là cô đơn.
Nàng ta không thích uống trà, chỉ uống nước ấm, không thích màu sắc, chỉ mặc đồ trắng. Thỉnh thoảng xử lý công văn vào sáng sớm, nàng ta sẽ xách chiếc đèn cô đơn ấy, đứng bên Hoàng Tuyền nhìn hồn phách đục ngầu một cái, nhìn ánh sao rợp trời một cái, sau đó đi men theo cầu Biện Hà về điện.
Ngày ta tình cờ gặp nàng ta, nàng ta đã thức cả một đêm.
Ta nằm bò trên lan can quán trà trước đó, nhìn ngựa lông đỏ vô cùng nhàm chán, nhìn nàng ta cúi đầu đi lên cầu.
Ta ngẩn người rất lâu, rất lâu.
Tới nỗi khi Hoành Công Ngư* chui vào phủ Thái Sơn gọi ta, ta bỗng giật nảy mình.
Hoành Công Ngư thấy ta buồn rầu vì Lệnh Hoành, liền cho ta một ý kiến như dâng bảo bối, nói là có là cách gì thì cũng không bằng dùng sắc dụ dỗ. Nếu đánh chết nàng ta, sẽ lại có Phủ quân mới, nhưng nếu hòa hợp với nàng ta, không những có thể sai khiến nàng ta, còn có thể gả tới phủ Thái Sơn, sau này tiểu thú Chung Sơn chúng ta sẽ không bị sắp xếp mệnh lợn nhà nữa.
Chuyện tình cảm của nhân gian, ta đã thấy nhiều, cũng là thứ khiến người ta dễ đảo điên nhất, cảm thấy lời này rất có lý.
Huống hồ, ta không đánh chết được nàng ta.
Thế là ta nhận lấy nước sinh tình mà Hoành Công Ngư dâng lên, nghiêm túc viết một tấm thiệp xóa bỏ thù cũ. Sau đó ta chuẩn bị một vò rượu, đổ nước sinh tình vào trong vò rượu, lắc lắc, xách về nhà, sau đó rót đầy hai chén.
Không vào hang cọp sao bắt được cọp, ta sợ ta diễn kịch không tốt, chỉ đành uống cùng nàng ta.
Sau đó... sau đó, ta quên rồi.
Chỉ mang máng nhớ được ngày đó nàng ta cát bụi dặm trường tới, cách ngọn nến trên bàn, lần đầu tiên ta gọi tên nàng, ta gọi nàng là Lệnh Hoành.
Khi gặp lại nàng, cũng là một buổi tối, cách ánh đèn muôn nhà khôi phục, lần thứ hai ta gọi tên nàng, ta gọi nàng là Thập Nhất.
Ta là Chúc Cửu Âm, nàng là Lệnh Hoành.
Điểm xuất phát của ta và nàng bị lãng quên, điểm cuối cùng vẫn còn là ẩn số.
...
Chú thích:
1. Chúc Cửu Âm: "Chúc" nghĩa là chiếu sáng, "Cửu Âm" biểu thị nơi cực kỳ u ám tối tăm, cửu là phó từ biểu thị mức độ, cho nên Chúc Long còn được gọi là Chúc Cửu Âm.
2. Trần tửu: chỉ loại rượu được ủ nhiều năm, thời gian ủ càng lâu hương rượu càng nồng.
3. Thời Tây Tấn (265-316), triều Tấn thống nhất Trung Quốc, đóng đô tại Lạc Dương; Ngũ Hồ cư ngụ tại phía bắc và tây biên thuỳ, đối với vương triều Tấn, vị trí ở thế bao vây nửa bên trên. Do Tấn triều hủ bại, quan lại tham ô tàn độc, gây cuộc nội loạn 8 Vương tranh giành xâu xé (Bát Vương loạn 291-306); thừa dịp 5 dân tộc Hồ rầm rộ khởi binh, sử gọi là Ngũ Hồ loạn Hoa, mở đầu cho thời đại hỗn loạn mệnh danh Ngũ Hồ Thập Lục Quốc.
4. Cung A Phòng: là một tổ hợp cung điện lớn do Tần Thủy Hoàng cho xây dựng vào năm 212 TCN.
5. Thái hậu Long Dụ: là vị thái hậu dưới thời Tuyên Thống Đế Phổ Nghi - Hoàng đế thứ 12 cũng là Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh và cả Trung Quốc.
6. Chu Yếm: là hung thú Thượng cổ, thuộc loài khỉ, lông ở thân màu trắng, ở chân lại là màu đỏ, Chu Yếm xuất hiện là báo hiệu sắp có nạn chiến tranh lớn xảy ra.
7. Thanh Minh Thượng Hà Đồ: nghĩa là "tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh Minh", đây là tên của một số tác phẩm hội họa khổ rộng của Trung Quốc, trong đó bản đầu tiên và nổi tiếng nhất là bức tranh của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ đời nhà Tống, Trung Quốc.
8. Hoành Công Ngư: là một loài quái ngư trong truyền thuyết, thần thoại Trung Quốc.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...