Ván Cờ Người

Hai hôm sau Tiếu Nhu hẹn gặp Xuyên Thanh, đem cho anh bốn chục nghìn đồng.

Cô bảo đã trông thấy bộ bài mạt chược phỉ thúy kia, nếu không phải là của
được của Xuyên Thanh cô sẽ rất vui mừng. Cô bảo với Hiến Dũng phải trả
lại cho Xuyên Thanh, anh ta không đồng ý, bảo có việc.

Xuyên
Thanh không biết Hiến Dũng dùng vào việc gì, anh phải che đậy cái vẻ
lúng túng, bảo bộ quân bài ấy anh cho Hiến Dũng. Anh nhìn số tiền được
gói vuông vắn bằng giấy báo, đẩy trở lại cho Tiếu Nhu.

Tiếu Nhu
cười: “Tài sản của em chung với anh Dũng, vì bộ bài mạt chược kia em đem cho anh bốn chục nghìn, như thế anh mới không bị lỗ. Anh đừng từ chối,
anh nhận không có gì phải ngượng”.

Xuyên Thanh không thể cầm
khoản tiền này, cảm thấy rất khó xử, anh tỏ ra sĩ diện cảm ơn Tiếu Nhu.
Anh nói: “Độ này Cát Hồng ở nhà nghe bài hát “Đừng lấy tình yêu của anh
làm tổn thương em”, em cũng nên nghe bài hát ấy”. Tiếu Nhu là con người
thông minh, nghe tiếng nói nghe cả giọng nói, Xuyên Thanh đưa Cát Hồng
và bài hát “Đừng dùng tình yêu của em làm tổn thương anh” để trả lời và
an ủi cô. Nếu cô nhất định bắt Xuyên Thanh phải nhận tiền, thì coi như
Tiếu Nhu đã dùng tình yêu để làm tổn thương anh. Lúc quyết định đem cho
Xuyên Thanh số tiền này Tiếu Nhu cũng rất băn khoăn, một người đàn ông
như Xuyên Thanh rất sĩ diện.

Có thể để hóa giải, Tiếu Nhu ngồi lặng lẽ một lúc rồi mới nói: “Em bảo hôm nay đi chơi mạt chược, có thể về rất muộn”.

Xuyên Thanh nhìn cái cười dịu dàng của Tiếu Nhu, anh vuốt ve mu bàn tay của
cô, nói: “Hôm nay giữa chúng ta sẽ không để xảy ra chuyện gì nhé, anh sẽ không chịu nổi”.

Tiếu Nhu tỏ ra không vui: “Anh làm như vậy để chứng tỏ mình là con người đạo đức, mực thước đấy à?”.

Xuyên Thanh ẩn ý: “Không, anh Dũng chưa thật sự thắng anh”.

Tiếu Nhu hiểu ý Xuyên Thanh, cô cúi đầu, im lặng.

Lặng lẽ ngồi một lúc, Tiếu Nhu kiếm cớ ra về. Xuyên Thanh cũng nói có việc, lúc chia tay cả hai đều nhận ra sự khó xử của nhau.

Sau đấy Xuyên Thanh nghĩ, chắc chắn Tiếu Nhu đã lén lấy tiền, xem ra cô là
người có tình có nghĩa. Câu anh nói với Tiếu Nhu “anh Dũng chưa thật sự
thắng anh” như để trút giận.

Thật ra Tiếu Nhu không phức tạp như
Xuyên Thanh nghĩ về cô lúc ban đầu. Cô chỉ là người phụ nữ trống trải,
chồng buôn bán coi cô như vật trang trí trong nhà, thấy có bụi mới phủi. Tiếu Nhu đã từng là người khát khao tình dục. Hai lần quan hệ tình dục
với Xuyên Thanh, cô cảm thấy tình dục không là chuyện quan trọng nhất.
Lần đầu là do cô bị kích thích không kiềm chế nổi, nhưng lần thứ hai cô
thấy mình đã nhìn nhận mọi việc khác đi. Tuổi trung niên như cô tự thấy
kém cỏi, vì sự khủng hoảng của cơ thể, cô muốn che đậy vùng bụng nhàu
nhĩ và hai bầu vú chảy xệ… Cô tung tin mình bị Xuyên Thanh truyền bệnh
và chồng dọa bỏ là muốn để xem cái cảm giác tội lỗi của người đàn ông
diễn ra như thế nào. Với Hiến Dũng chồng cô không hề có cảm giác tội
lỗi. Biểu hiện sợ hãi, thậm chí cái vẻ muốn gần lại như muốn xa của anh
khiến cô vui mừng. Cô ung dung nắm vững tình huống, giống như trên bàn
mạt chược nghe xướng ù ván lớn, cái vẻ sợ hãi bị tấn công của Xuyên
Thanh khiến cô vô cùng khoái chí. Sự rộng mở về mặt tình cảm và những
trò chơi khiến Tiếu Nhu vui hơn nhiều lần so với mạt chược.

Sau
hôm Tiếu Nhu cho Xuyên Thanh tiền, ông Vũ gọi điện cho Xuyên Thanh, ông
ta hỏi cái bộ quân bài mạt chược kia có còn trong tay anh nữa không.
Xuyên Thanh ngớ ra, có phần bối rối, không biết phải trả lời thế nào.

Anh hỏi lại: “Cái bộ quân bài ấy thế nào?”.

“Tớ hỏi cậu cơ mà?” - Giọng điệu của ông Vũ có phần bực bõ.

Xuyên Thanh đã hiểu ra chuyện gì, anh trả lời đã biếu người khác rồi.

Ông Vũ lặng lẽ hồi lâu, Xuyên Thanh chỉ còn biết giải thích, bảo rằng chơi
bài với bạn, thua cho nên phải biếu bạn. Bộ quân bài cho anh là để cảm
ơn thịnh tình của anh, không ngờ với cách ấy anh đã không giữ lại cho
mình.

Xuyên Thanh cũng có cái lý của mình, ông cho tôi bộ quân
bài ấy là để cảm ơn tôi, tôi cho người khác cũng là để cảm ơn thịnh tình của họ, liệu có gì không ổn? Chẳng qua là quà cáp qua lại. Hơn nữa, ông đã cho tôi, tôi có toàn quyền sử dụng, cho ai thì việc gì đến ông.

Ông Vũ hỏi, có ai biết bộ quân bài ấy là của ông cho hay không? Xuyên Thanh nói: “Cậu yên tâm, tớ là người kín mồm kín miệng lắm”. Ông Vũ nói: “Vậy thì tốt”.

Đặt điện thoại xuống, Xuyên Thanh định gọi cho Hiến
Dũng, hỏi xem có chuyện gì. Nghĩ lại, anh lại thôi. Hỏi thì sao? Chắc
chắn anh ta bảo đã cho ông Vũ rồi.

Vật báu về với chủ. Hiến Dũng dùng vật báu của chính ông ta bỏ ra để nịnh ông ta, đúng là chuyện cười.

Xuyên Thanh không ngờ, chiêu ấy của Hiến Dũng đã đạt được hiệu quả, anh ta
cười thầm: cái bộ quân bài mạt chược này ông ta sẽ không dám biếu ai
nữa.

***

Cát Hồng cứ vài ba hôm lại gây sự, kể cả những chuyện nhỏ.

Ngòi bút của Xuyên Thanh rất sắc nhưng cái miệng của Cát Hồng sắc hơn, người bại trận luôn luôn là anh. Giữa hai người trước đây vẫn có những xích
mích nho nhỏ, không ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng. Cãi nhau xong Cát
Hồng rất dễ hưng phấn, hai người tìm thấy sự hài hòa trên giường, sau
cuộc làm tình ướt át họ lại hòa thuận với nhau mấy hôm. Cát Hồng ở nhà
lâu ngày, nhu cầu về tình dục cũng tăng đột biến, Xuyên Thanh cung không đủ cầu, hờ hững với ám hiệu của vợ, không hưởng ứng cả với những tín
hiệu rõ ràng. Không chịu đựng nổi, Cát Hồng đem chuyện trên giường ra
nói trong bữa cơm, oán giận từng món ăn.

Cát Hồng thổi nấu bao
giờ cũng dư thừa, thức ăn từng bữa không ăn hết, cơm và thức ăn thừa là

chuyện thường tình. Trước đấy, Xuyên Thanh không hiểu tại sao Cát Hồng
lại có cái tật ấy, đấy là di chứng mạt chược của chị. Chị đi chơi mạt
chược không về nhà ăn cơm, thổi nấu dư ra rồi cho vào tủ lạnh, để chồng
và con gái tự xử lý. Bây giờ không chơi mạt chược nữa, tại sao chị vẫn
thổi nấu nhiều như thế, tại sao thói quen lâu ngày khó sửa như thế? Anh
nói không lại, liền liên minh với con gái, kiên quyết không ăn cơm nguội và thức ăn thừa.

Cát Hồng chọn bữa tối để gây sự với Xuyên
Thanh, bữa trưa có con gái về nhà ăn cơm, nói chung hai người không nói
chuyện, bữa tối Cát Hồng dùng đũa khoắng món củ cải xào thịt lên, nói:
“Anh không thích à? Không đụng đũa à?”.

“Em dùng thịt kho tàu xào với đỗ, xào với đậu khô, bây giờ đem xào với củ cải. Bắt anh ngày nào cũng ăn thứ này hay sao?”

“Ôi! Chẳng trách, hôm nào anh cũng ngủ, phiền cho em quá! Anh không thích ăn thức ăn của em thì đi ăn tiệm, anh không thích em thì đi tìm gái, em
biết anh vẫn làm như thế”.

Phải nghe những lời xỉa xói của vợ,
Xuyên Thanh đập mạnh đũa lên mặt bàn quát: “Quá đáng! Cứ theo như cô thì ngày nào tôi cũng phải nói anh thích em, anh yêu em, như vậy có đúng
không?”.

Cát Hồng nói: “Thấy chưa, động lòng rồi chứ, không việc gì phải đập bàn, đập ghế như thế?”.

Xuyên Thanh không muốn cãi cọ với vợ, anh không chơi mạt chược, ở nhà nhiều,
không lên giường thì cũng xem ti vi ở phòng khách, cứ cãi cọ với vợ càng thêm khổ tâm, thêm khó chịu.

Anh đem những thứ đắp mặt nạ đến để trước mặt Cát Hồng đang rửa bát, Cát Hồng nhìn anh, chị ném cái búi dây cọ nồi vào chậu nước: “Không thích à?”.

Xuyên Thanh tươi cười, ôm vợ từ phía sau, chị đẩy anh ra.

“Anh cứ nghĩ mình thích là được hay sao? Bây giờ anh như Trương Phi mua đậu
phụ, người cứng nhưng hàng không cứng. Tôi không thích”.

Xuyên Thanh ghé sát mặt vợ: “Cũng được, gần đây tình trạng không ổn”. Cát Hồng nói: “Cho nên, em nghi ngờ anh là có căn cứ”.

Xuyên Thanh chỉ tùy hứng nói ra nhưng bị Cát Hồng chộp lấy, anh vội giải
thích: “Nghĩ đi nghĩ lại cũng tại không chơi mạt chược nữa đấy mà”.

Cát Hồng làm ra vẻ khác thường: “Chơi mạt chược với không chơi mạt chược có liên quan gì? Em có phải là quân bài của anh đâu?”. Xuyên Thanh vội
thanh minh: “Không phải vậy. Trước đây anh vẫn được chứ? Đêm hôm khuya
khoắt về, tinh thần phấn chấn, đấy là do anh chơi mạt chược thắng to làm cho máu trong người bừng bừng. Dạo này, lâu lắm không chơi mạt chược.
Nguyên nhân ở đấy rồi”. Cát Hồng nói: “Mất ngủ lại chê giường lệch. Em
đâu có phải không biết anh có cái bệnh nghề nghiệp, nói dối như Cuội,
giận một nỗi không đập được vào đầu mình”. Xuyên Thanh không tranh luận
lại với Cát Hồng, vội lôi chị lên giường.

Cát Hồng bảo không
được, chị dậy mở máy tính lên mạng chơi game. Xuyên Thanh tính ngày, bảo tháng này Cát Hồng thấy sớm, miệng lẩm bẩm: “Anh vẫn nên đi chơi mạt
chược, mà em cũng vậy. Không chơi mạt chược sinh hoạt bị đảo lộn, ngay
cả chuyện kia cũng không đúng kì”. Cát Hồng quay lại, khoáy: “Anh cứ đi
đi, em không trói anh ở nhà. Nếu tài giỏi anh thắng đem về cho em một
chục nghìn, em khỏi phải thổi cơm, anh khỏi phải chê, bữa nào em cũng
mời bố con anh đi tiệm ăn sơn hào hải vị”.

Nghe Cát Hồng đụng đến tiền, Xuyên Thanh nhớ lại chuyện vợ lấy mười nghìn đồng, anh quay sang
dỗ dành, bảo trả số tiền đó cho anh đi chơi mạt chược. Thấy anh gần đây
không đi chơi mạt chược, không hỏi cũng biết anh thua đậm, cho tiền
chẳng hóa ra để anh đem đi đổ, không thể thế được.

Cuối tuần, cậu Tạ đưa Xuyên Thanh đến nhà bạn chơi một chầu mạt chược. Đánh nhỏ hơn ở
chỗ Hiến Dũng, nhưng lớn hơn anh vẫn chơi. Đánh bốn hiệp, được không hạn chế, thua giữ đáy, thua mười nghìn coi như về vườn. Xuyên Thanh đã từng chơi lớn, chơi như thế này không đáng sợ, được mấy nghìn một cách ngon
ơ.

Chơi xong mấy hiệp về đến nhà đã bốn giờ sáng, Xuyên Thanh
đang hưng phấn dựng Cát Hồng dậy. Cát Hồng đang mơ mơ màng màng người
cứng như cây gỗ, nói chính xác giống như que củi ướt, bị Xuyên Thanh
đốt, đốt cháy…

Lâu lắm Cát Hồng mới được một bữa tận cùng hưng
phấn, ôm chặt Xuyên Thanh rên rỉ: “Đi đánh, anh đi đánh mạt chược nữa
đi, đi đánh… hôm nào cũng đánh em…”.

Xuyên Thanh thở phì phò,
nói: “Đánh mạt chược, tức là, có sức, có sức…”. Anh muốn Cát Hồng trả
mười nghìn kia cho anh, chị đồng ý.

Hôm sau Xuyên Thanh bảo Cát Hồng bỏ tiền ra. Cát Hồng nói: “Nói vào lúc ấy kể làm gì? Tiền em chi dùng cho gia đình hết rồi”.

***

Sở Công an điều một ông trưởng công an xã lên đồn cảnh sát Khôi Tinh Các.
Ông này tên là Lâu, đã từng làm cảnh sát khu vực, cảnh sát trị an, cảnh
sát hình sự, thuộc loại đa tài về nghiệp vụ.

Lý Đại Hải là đồn
trưởng đã từng nghe nói ông này ở dưới xã rất có tài đi bắt đánh bạc,
vừa lên nhận nhiệm vụ được giao ngay việc đi bắt bạc trong địa hạt cùng
mấy cậu cảnh sát vừa về thực tập. Tất cả những cảnh sát cũ dân tình đều
quen mặt, đi bắt bạc cũng khó. Ông Lâu trên cương vị công tác mới phải
cố gắng lập thành tích, rất vui vì được giao nhiệm vụ đúng với sở
trường, tất nhiên tính tích cực cũng cao hơn.

Ông Lâu bắt tay vào việc, để ông nắm vững hướng công tác lớn. Ông Hải đồn trưởng dặn ông
phải chú ý mấy việc: “Đừng đụng đến khu Điệp Viên”. Thấy ông Lâu có vẻ
không hiểu, ông Hải giải thích: “Ở đấy nhiều cán bộ cỡ, mười nhà có đến
chín nhà chơi mạt chược, phần lớn chơi vui thôi, nhiều lắm cũng chỉ được thua một vài chục đồng. Đụng vào đấy chẳng những khó xử lý mà còn gây
thêm rắc rối”. Ông Hải trước đây đã có chuyện, không tiện nói lại với
ông Lâu. Có lần tổ chức đi bắt bạc chéo, cảnh sát của đồn bạn phát hiện
một gia đình cán bộ đang đánh mạt chược, đưa họ về đồn, ấm chén uống
nước bị vị cán bộ này đập vỡ không tính làm gì, cuối cùng đích thân Giám đốc công an phải đến tận nhà xin lỗi mới yên chuyện.

Đúng là ông Lâu ở nông thôn quá lâu, hỏi ông Hải trưởng đồn còn những nơi nào không thể kiểm tra. Ông Hải bảo nơi nào cũng có thể kiểm tra, vấn đề ở chỗ
phải phân biệt được mức độ, đâu là đánh chơi, giải trí, đánh lớn là ăn

tiền, tính chất khác hẳn. Ông Lâu không biết, ông Hải rất muốn bắt đám
đánh bạc lớn còn hơn bắt được kẻ giết người. Bắt kẻ sát nhân chỉ tóm
được hung khí lạnh, bắt bạc là bắt được tiền, tiền xanh tiền đỏ khiến
mọi người có cảm giác lập thành tích lớn.

Ông Lâu biết, đánh bạc ở thành phố khác với đánh bạc ở nông thôn. Ở thành phố quan hệ người với
người rất phức tạp, bắt được một đám đánh bạc họ sẽ dựa vào các mối quan hệ, đi cửa sau, mười vụ có đến bảy tám vụ thoát tội. Địa hình ở thành
phố cũng khác với nông thôn, nhiều nhà cao tầng, khó vào, không giống ở
nông thôn cứ vượt tường mà vào. Quản hạt của đồn cảnh sát Khôi Tinh Các
có một phần phố cổ, nhà mái bằng là chủ yếu; có khu trung, cao cấp, khu
biệt thự. Những đám chơi ăn tiền đều nấp trong nhà, theo ông Lâu, bắt
bạc như bắt cua, phải mò tận hang. Vào nhà bắt bạc không dễ, họ cảnh
giác cao, hễ nghe thấy có người lạ gõ cửa là lập tức thu hết tiền, mở
cửa ra họ vẫn ngồi đánh bình thường. Anh không thể bắt bẻ gì họ, trên
bàn không có tiền, anh đâu dám bảo họ đánh bạc.

Làm thế nào để vào nhà bắt tại chỗ mà không bị con bạc phát hiện, công an có chiêu gọi là “đột nhập”.

Ở nông thôn ông Lâu đột nhập dễ dàng, tường rào ở nông thôn thấp, chỉ cần một cái vươn mình là vào, khó là tiếng chó sủa, chó sủa cũng có cách,
trước lúc hành động ném vào sân một miếng thịt có tẩm thuốc mê là được. Ở nông thôn cho dù đập cửa vào, trên bàn chỉ cần có một hào, không ai dám nói đấy là tiền thưởng. Ở thành phố lại khác, không khéo sẽ làm mất
lòng chủ nhà, thậm chí còn bị kiện.

Ở thành phố đột nhập khó, cho dù khó họ cũng có cách.

Nếu là ban ngày tôi có thể giả làm người đưa sữa hoặc bưu tá đưa thư, đưa
báo, biết chủ hộ là ai, cứ vờ gọi anh Ất, anh Giáp gì đó, sẽ có người ra mở cửa.

Buổi tối có thể giả làm người bán gì đó, hoặc đứng ngoài gọi thật to: “Xe đạp, xe máy của ai đây?”. Con bạc sẽ thò đầu ra quan
sát, thông thường có người mở cửa ra xem.

Ông Lâu huấn luyện cho những thành viên trong tổ, mất nửa ngày để họ hiểu thế nào là đếm, nhìn, đột nhập.

Ngay tối hôm ấy ông Lâu dẫn quân đi bắt bạc, mục tiêu đầu tiên của họ là một khu chung cư nằm trong ngõ Nam Dật hẻo lánh.

Khu chung cư này xây dựng đã lâu, không ai quản lý, xe đạp, xe máy ban ngày không để đúng chỗ qui định, buổi tối sợ mất cắp mới đưa vào nhà. Người
ngoài chỉ cần không qua đêm cũng không cần để xe vào nơi qui định.

Mười hai giờ đêm, thuộc hạ của ông Lâu báo cáo, đơn nguyên số hai, nhà số
402 bên ngoài còn ba chiếc xe máy. Ba chiếc xe là ba người, thêm chủ hộ
là bốn, vừa đúng một bàn mạt chược.

Ông Lâu quan sát kĩ, căn hộ
số 402 của nhà thứ nhất còn sáng ánh đèn. Có hai điều kiện phù hợp với
số ba, có thể đoán nhà này đang chơi mạt chược. Tiếp theo là làm thế nào để đột nhập.

Bốn trong số năm người lên lầu, một cảnh sát canh
cửa nhà số 402. Chuẩn bị xong, người cảnh sát ở dưới gọi thật to: “Xe
máy của ai… đổ rồi… hỏng rồi…”

Gọi hồi lâu nhưng căn hộ số 402 vẫn không động tĩnh, nhưng lại làm hộ bên cạnh tỉnh dậy, mở cửa sổ chửi đổng mấy câu.

Ông Lâu bực tức chạy xuống, động viên nhân viên đứng dưới, thấy nơi xa kia
có một cửa hàng bán các thứ lặt vặt còn sáng đèn, ông đi mua bao thuốc
để động viên mọi người.

Ông Lâu vừa đến nơi thì thấy chủ quán đặt điện thoại xuống, bảo thằng con đem thuốc lá đến cho những người chơi
mạt chược ở căn hộ số 402. Nghe thấy vậy, ông Lâu bỏ ra hai đồng mua một chai nước khoáng rồi đi ra cửa, đứng chờ thằng con chủ quán. Ông chặn
thằng nhỏ lại, đến gõ cửa căn hộ 402, nói với người trong nhà đưa thuốc
đến. Cửa vừa hé mở, cảnh sát ập vào, chạy ngay đến bên bàn mạt chược.

Ông Lâu đưa thẻ cảnh sát ra, thật kì lạ, bên bàn chỉ có hai người, phải là
bốn người mới đúng, vừa rồi ra mở cửa là một người, còn một người nữa
đâu? Ông Lâu cúi nhìn gậm bàn, một chị đang ngồi thu lu, không dám thở
mạnh. Ông lệnh cho chị ta ra.

Ông phải gọi đến hai, ba tiếng chị
kia áo quần xộc xệch lẩy bẩy chui ra, cái cơ thể to béo căng tròn. Ông
Lâu nhìn mặt bàn chỉ lác đác vài ba đồng bạc. Ông gọi điện về đồn mời
hai nữ cảnh sát đến. Chị phụ nữ trung niên kia đòi vào nhà vệ sinh, ông
Lâu cảnh cáo chị ta nếu xóa tội chứng tội trạng sẽ tăng nặng. Chị ta bảo ông vô nhân đạo, tước cả quyền đi nhà vệ sinh của chị ta. Ông Lâu mặc
kệ, không sợ chị ta tè ra quần.

Hai nữ cảnh sát đến, vào nhà vệ sinh lấy ra hơn chục nghìn đồng từ trong nịt vú và quần lót của chị kia ra.

Đưa về đồn, suốt cả đêm ông Lâu lấy lời khai của ba nam một nữ chơi mạt chược.

Ông Hải đồn trưởng thấy trận đầu đánh thắng, rất vui mừng gọi bữa tối chiêu đãi mọi người. Người đưa thức ăn cưỡi xe máy đến, vừa đặt thức ăn xuống đang định đi, ông Lâu gọi anh ta lại. Ông hỏi, đưa cho nhà tiếp theo
mấy suất? Người đưa thức ăn bảo bốn suất.

Ông Lâu nói: “Tôi với
cậu cùng đưa đến đấy”. Ông trưởng đồn lập tức hiểu ra, gọi mấy người đi
theo giúp ông Lâu. Ông Lâu đắc chí: “Theo cách nói của con bạc, tối tay
tôi gặp vận đỏ, rất đỏ!”.

***

Hôm ấy Xuyên Thanh và cậu Tạ giới thiệu thêm mấy bạn chơi mạt chược.

Họ chơi bốn hiệp, do kết thúc sớm, người thắng không dám nói, không dám
mời người thua chơi tiếp, mà do người thua đề xuất, nói chung ít ai từ
chối. Xuyên Thanh thắng to, người đồng ý đầu tiên. Anh rất hên, đang
muốn chơi nữa.

Cuộc chơi này ít ra phải hai tiếng đồng hồ nữa mới kết thúc, Xuyên Thanh đói bụng, bảo ăn chút gì, những người khác cùng đồng ý.

Nữ chủ nhân vẫn chưa ngủ, chị nằm trên giường xem ti vi, không muốn dậy
làm bữa ăn đêm, liền gọi điện cho nhà hàng ở ngoài đem đến, chị gọi bánh chẻo và bánh nguyên tiêu.


Thức ăn họ gọi do ông Lâu đưa đến, theo sau là những trợ thủ của ông.

Ông Lâu để thức ăn lên mặt bàn, nói với mấy người đang hoảng sợ: “Để nguyên bài và tiền. Thức ăn có thể ăn”.

Xuyên Thanh không như những người khác, anh cầm hộp bánh chẻo lên ăn. Anh vừa ăn vừa nói với ông Lâu: “Không nhận ra tôi à? Tôi ở tòa báo, tối nay
vừa xếp tin Sở Công an làm tốt công tác trật tự trị an ở các khu chung
cư vào trang báo”.

Ông Lâu nhặt một quân bài lên xem rồi vứt
xuống mặt bàn: “Có nhận ra anh chơi mạt chược ăn tiền. Nhưng chưa biết
tên anh, mời anh về đồn nói chuyện”.

Xuyên Thanh chậm rãi nói:
“Anh ở đồn nào, sao lạ quá? Lãnh đạo của anh là Tôn Chí Quần, Tống Thành Lộ hay là Lý Đại Hải, Trương Hoằng Khuê?”.

Ông Lâu ngạc nhiên
thấy Xuyên Thanh kể ra hàng loạt tên các đồn trưởng đồn cảnh sát trong
thành phố. Nhưng ông rất không bằng lòng với thái độ ngạo mạn và phô
trương thanh thế của anh. Trong con mắt ông, tại sao Xuyên Thanh lại làm cái trò cáo mượn oai hùm như kiểu cán bộ xã, chẳng khác gì ông đi bắt
bạc ở nông thôn, ông phải cho Xuyên Thanh biết tay.

“Tòa báo à, tôi sẽ gọi điện cho đài truyền hình đến, đem theo máy ghi hình đưa tin các anh đang đánh bạc”.

Nghe nói vậy, mấy người cùng chơi bài với Xuyên Thanh đều đồng thanh “không
cần phải làm như vậy”. Có người nhìn Xuyên Thanh, cảm thấy anh không
biết thời biết thế.

“Tại sao gặp phải người này?”, Xuyên Thanh
khó hiểu, anh nhìn những người đứng sau lưng ông Lâu, không quen ai. Anh định gọi điện thoại cho ông Hoa Bồ, phó chính ủy Sở Công an, người anh
quen thân.

Anh vừa lấy điện thoại di động ra liền bị ông Lâu ngăn lại: “Bây giờ anh phải hợp tác với chúng tôi, đăng kí những gì có trên
chiếu bạc. Còn điện thoại, chốc nữa anh gọi vẫn chưa muộn”.

Cho đến khi ngồi lên xe cảnh sát đưa về đồn ông Lâu vẫn không cho Xuyên Thanh gọi điện thoại.

Đến đồn cảnh sát Khôi Tinh Các, Xuyên Thanh bảo gọi điện cho đồn trưởng Lý
Đại Hải, ông Lâu bảo đừng nên phí công vô ích, giờ này ông Hải đã ngủ
yên ở nhà rồi. Ông Lâu cho Xuyên Thanh số máy của ông Hải, Xuyên Thanh
gọi, quả nhiên máy tắt. Lại gọi cho phó chính ủy Hoa Bồ, chuông đổ một
lúc, có người cầm máy, Xuyên Thanh rất mừng.

Xuyên Thanh nói, đồn cảnh sát có một nhân viên mới không biết anh, anh chỉ chơi mạt chược nhỏ nhưng vẫn bị bắt về đồn.

Ông Hoa Bồ hỏi, tại sao bắt về đồn rồi mới gọi cho ông. Xuyên Thanh nhìn
ông Lâu đang ngồi kế bên ấp úng không biết trả lời thế nào. Ông Hoa Bồ
bảo, đã về đồn rồi thì nên hợp tác với cảnh sát, những chuyện khác để
ngày mai giải quyết. Ông bảo đưa máy cho ông Lâu, ông Lâu nghe điện,
Xuyên Thanh muốn biết ông Bồ nói gì nhưng không nghe rõ. Lúc quay lại,
ông Lâu đưa trả điện thoại và nói với anh: “Ông Bồ nói, anh là lãnh đạo
tòa báo, chỉ thị cho tôi phải khách khí với anh”.

Ông Lâu hỏi
Xuyên Thanh: “Tôi không làm điều gì tỏ ra thất kính chứ?”. Xuyên Thanh
không nói gì, anh không biết ông Bồ giúp được anh đến mức nào.

Ông Lâu đi lấy nước cho Xuyên Thanh, còn hỏi anh có muốn đọc báo không.

“Mẹ kiếp, hổ đeo tràng hạt chứ đâu phải người tốt?”, Xuyên Thanh nghĩ thầm.

Một lúc sau, hai viên cảnh sát tập sự lập biên bản lời khai, họ hỏi rất tỉ
mỉ, ghi cả chức vụ, nơi công tác, điều này khiến Xuyên Thanh không thoải mái.

Viên cảnh sát tập sự nói: “Bác Thanh, số tiền của bác chơi rất lớn, những người kia không bằng của bác”.

Trên bàn mạt chược Xuyên Thanh có bảy nghìn đồng, trong đó có hai nghìn
thắng. Lần đầu tiên anh cảm thấy chơi bài được tiền là một gánh nặng.

Ba người kia sau khi lập xong biên bản lời khai gặp nhau ở ngoài hành
lang, họ hỏi nhau cảnh sát đã hỏi những gì, họ thấy Xuyên Thanh đang
ngồi trong phòng, vẫy tay mời anh ra hút thuốc. Xuyên Thanh không muốn
nhập vào câu chuyện của họ, sự việc rắc rối bị cảnh sát thẩm vấn liệu có gì để nói với nhau, anh không ra.

Xuyên Thanh không ra, những người kia vào với anh, đưa thuốc lá mời anh, mỗi người một câu trở nên ồn ào vui vẻ.

Một người nói, lần trước anh ta chơi mạt chược cũng bị cảnh sát bắt, chỉ bị phạt một nghìn đồng, không bị đưa về đồn, lần này vì Xuyên Thanh mà bị
vạ lây.

Một người hình như bất bình về chuyện này, hỏi Xuyên
Thanh: Chúng ta bị bắt ra đồn, chúng ta đâu phải người can án phạm tội
gì, anh Thanh bảo có đúng không?”

Lại có người biện bạch: “Không phải bị bắt, mà được mời”.

Xuyên Thanh nghe không lọt, anh tỏ ra bực mình: “Không phải bị bắt mà cũng
không phải được mời, mà là đưa về đồn, đúng không nào?”

Lập tức có người khen ông Tổng biên tập, hỏi anh “đưa” đến đây liệu có “đưa” lên báo hay không?

Xuyên Thanh mặt tái xám, vì tức, vì sợ. Trên đường đến đồn cảnh sát anh đã
nghĩ đến tính nghiêm trọng và hậu quả của sự việc, tính xem phải giải
thoát bằng cách nào. Cho dù đã gọi điện cho ông Hoa Bồ nhưng vẫn không
biết có ăn thua gì không. Anh sợ rơi vào tay những cảnh sát không biết
trời cao đất dày là gì, sợ xấu mặt. Đúng như câu tục ngữ: “Đánh bạc,
đánh bạc, không một ai tình không bạc”.

Ông Lâu gọi riêng Xuyên
Thanh vào phòng mình, nói với anh: “Anh Thanh, tại sao anh chơi với
những người kia, ba người thì hai có tiền sự, vì đánh bạc ăn tiền mà bị
cảnh sát cảnh cáo. Lần này nói gì cũng khó, vì anh mà không thể xử lý
họ”.

Ông ta hỏi Xuyên Thanh muốn thế nào. Xuyên Thanh bảo có thể
cho anh về nghỉ trước được không, đến sáng hôm sau sẽ giải quyết. Ông
Lâu suy tính cho anh, bảo xử lý ngay bây giờ tốt hơn, một người có chức
quyền ban ngày ban mặt ngồi ở đồn cảnh sát, ai trông thấy cũng sẽ ảnh
hưởng không tốt.

Xuyên Thanh định dùng kế hoãn binh, chờ đến mai
ông Hoa Bồ sẽ có cách giải thoát, không ngờ ông Lâu không nhẹ tay, nhất
định phải xử lý ngay. Anh hỏi thử ông Lâu xử lý thế nào, anh cho rằng
đồn cảnh sát phạt tiền, mất tiền mua cái bình an.

Quả nhiên ông Lâu đề xuất phạt tiền, bảo anh nộp tiền phạt rồi sẽ được về nghỉ, ông còn hỏi làm ở toà soạn báo có bận lắm không.

Thấy Xuyên Thanh không có phản ứng gì, ông Lâu nhắc anh: “Tiền phạt thì
không thể miễn, vì là anh nên mới xử phạt nhẹ như thế. Mấy người kia đều chấp nhận phạt tiền, gọi điện về bảo người nhà đem tiền đến”. Xuyên
Thanh không nhẹ dạ tin lời ông Lâu, nhưng cũng không nghĩ được cách nào
khác. Ông Lâu ép anh, nếu anh không chịu nộp phạt, rất có thể ngồi ở đồn cảnh sát cho đến sáng, nói gì thì cũng là bị bắt vì chơi mạt chược ăn
tiền, người khác trông thấy càng xấu hơn.


Anh hỏi phạt bao nhiêu, ông Lâu bảo ba nghìn. Anh thở phào nhẹ nhõm, bảo trên bàn có bảy nghìn, bây giờ có thể nộp phạt, không cần phải về nhà lấy tiền.

Ông Lâu cười, hỏi Xuyên Thanh thật không hiểu hay vờ không hiểu, tiền trên bàn
phải tịch thu, làm thế nào để lấy nộp phạt? Cái lý ấy ngay cả mấy bác
nông dân ở làng cũng hiểu.

Khẩu khí của ông Lâu khiến anh biết
không thể không nộp phạt, cũng đoán được ông mới từ nông thôn điều về
đây. Anh đành cắn răng gọi điện cho Cát Hồng.

Cát Hồng đến đồn
cảnh sát thì đã mờ sáng, chị thấy Xuyên Thanh liền la lối: “Liệu có ai
không biết anh, chơi mạt chược bị phạt nhiều tiền như thế! Anh nghĩ tiền như nước múc ở sông lên hay sao?”

Xuyên Thanh khuyên vợ, đừng nói gì nữa.

***

Về đến nhà, Xuyên Thanh mặc cho vợ càu nhàu, anh ngủ một giấc cho đến gần bữa trưa mới dậy.

Nghĩ lại, sau cuộc chơi Xuyên Thanh mất đứt mười nghìn đồng, coi như lỗ to.
Anh gọi điện ngay cho ông Hoa Bồ, hỏi ông sẽ giúp thế nào. Ông Bồ vẫn
thường xuyên tìm anh để làm công tác tuyên truyền cho Sở Công an, cũng
viết một vài bài cho báo buổi chiều.

Ông Bồ bảo anh nộp phạt như
thế là đúng, chứng minh thái độ hợp tác tốt, giúp ông nói chuyện cũng
dễ. Đồn cảnh sát đã báo cáo sự việc lên phòng pháp chế của sở, phòng
pháp chế thấy số tiền chơi bài lớn, không đồng ý chỉ phạt tiền, đòi câu
lưu mỗi người mười ngày. Ông Bồ đang dàn xếp chuyện này, cho dù chuyện
lên đến Giám đốc sở cũng phải ém đi.

Xuyên Thanh giật mình, thì
ra sự việc vẫn chưa xong. Anh gọi điện bảo Hồ Bằng đến nhà, nói rõ sự
việc với anh, hỏi anh đồn cảnh sát làm như vậy có đúng không?

“Sự việc đã xử lý, tiền phạt đã nộp, vậy còn truy cứu chuyện gì?” Xuyên Thanh không hiểu nổi.

Hồ Bằng bảo, anh đã đọc thuộc lòng bản “Điều lệ xử phạt trật tự trị an”.
Tình huống của Xuyên Thanh đang được điều tra xử lý về mặt trật tự trị
an, tiền phạt đã được tạm nộp tại hiện trường. Về mặt trình tự có vấn
đề, nhưng có thể nói anh tự nguyện nộp phạt, không có cách nào để bắt
bẻ. Đồn cảnh sát không có quyền phạt từ năm trăm đồng trở lên, muốn phạt phải báo cáo lên phòng pháp chế của sở để quyết định. Nếu phạt anh ba
nghìn đồng, trước khi trao “Quyết định xử phạt” phải thông báo quyền lợi của anh, anh có thể yêu cầu được biết mọi bằng chứng.

Xuyên
Thanh nói chuyện này thì anh hiểu, bây giờ xuất hiện vấn đề hình phạt
kèm theo. Hồ Bằng hiểu anh ấp úng là bởi vấp phải chuyện có thể bị câu
lưu.

Điều bảy trong bản điều lệ xử phạt trật tự trị an qui định:
vì mục đích doanh lợi, người cung cấp điều kiện cho đánh bạc hoặc người
tham gia đánh bạc với khoản tiền lớn, phải câu lưu năm ngày trở xuống và phạt từ năm trăm đồng trở xuống; tình tiết nghiêm trọng phạt câu lưu từ mười ngày đến mười lăm ngày, đồng thời xử phạt từ năm trăm đồng lên đến ba nghìn đồng. Hồ Bằng đọc cho Xuyên Thanh nghe những điều khoản có
liên quan.

Xuyên Thanh cho biết vừa rồi anh đã đọc điều lệ xử
phạt, những nội dung có liên quan đều đã rõ, có điều về mặt tinh thần
không thể chịu đựng nổi.

Hồ Bằng nói: “Đồn cảnh sát phạt anh ba
nghìn chứng tỏ anh chơi ăn tiền lớn, tình tiết nghiêm trọng, phải câu
lưu cũng hợp lý, hợp pháp”. Ngược lại, anh cũng khó tin: không đâu, làm
sao câu lưu được anh? Anh đường đường là một vị Tổng biên tập báo.

Xuyên Thanh cười đau khổ: “Hổ xuống đồng bằng bị chó đánh lừa. Một nhân viên
cảnh sát từ xã điều lên đang làm khó cho tớ, nhưng tớ cũng đã tìm được
người giúp, cũng sẽ không có vấn đề gì lớn”.

Hồ Bằng bảo, chỉ vì
mạt chược mà câu lưu một Tổng biên tập báo là chuyện ít có khả năng. Sở
Công an làm thế phải báo cáo với Ban Tư pháp của thành phố. Kỉ luật của
Đảng cấm chơi mạt chược, Ủy ban kiểm tra - kỉ luật của Đảng biết, chuyện sẽ trở nên nghiêm trọng, có thể còn phức tạp hơn nhiều lần xử lý của
cảnh sát.

Xuyên Thanh không nói gì, đấy cũng là điều anh lo nhất. Hồ Bằng về rồi anh gọi điện ngay cho ông Bồ, nhờ ông xử lý chuyện này ở mức thấp nhất. Ông Bồ nói, sự việc đã được quyết định, xử phạt ba nghìn đồng coi như kết thúc. Xuyên Thanh hết sức cảm ơn, lại nhờ ông gọi điện cho đồn cảnh sát giữ kín chuyện này. Anh nói, sự việc qua đi anh sẽ mời ông ăn cơm đồng thời nhờ ông đem theo mọi hồ sơ có liên quan đến vụ
việc.

Hôm sau Xuyên Thanh đi làm, vừa bước vào phòng thì có cậu
Tôn đến gõ cửa. Vẻ mặt Tôn rất nghiêm trọng, đóng cửa lại, nói có một
người đạp xích lô đến tòa soạn báo cáo một sự việc li kì, muốn cung cấp
cho bộ phận tin thời sự để lấy thưởng.

Xuyên Thanh nói, chỉ cần
đó là tin tức chân thật, càng li kì càng tốt, tiền thưởng một hai nghìn
không có vấn đề gì. Chính sách thưởng cho người cung cấp thông tin là do anh đặt ra, báo buổi chiều cần có những tin tức về mặt xã hội.

Tôn nói: “Nhưng bác ấy bảo, anh chơi mạt chược bị cảnh sát bắt đưa lên đồn, bị phạt tiền”.

“Hả?”. Vẻ mặt Xuyên Thanh không thay đổi nhiều, anh nhìn Tôn, nói: “Cậu có tin không?”.

“Em đâu có tin dễ dàng như vậy. Bây giờ có nhiều người đưa tin giả mạo để lĩnh thưởng lắm”.

Xuyên Thanh hỏi còn ai biết chuyện này, Tôn nói chỉ có anh ta và Lê Lệ biết.
Xuyên Thanh không nói có hay không có sự việc ấy, anh chỉ dặn Tôn và Lê
Lệ đừng để chuyện này lan rộng.

Lúc Tôn ra đến cửa, Xuyên Thanh
gọi lại, hỏi: “Cậu có chơi mạt chược không?”. Tôn trả lời: “Em có đánh,
tối hôm qua vừa chơi ở nhà xong”.

Một lúc sau, Tạ ở phòng quảng
cáo lên phòng biên tập gặp Tôn, hỏi cách liên hệ với người đạp xích lô
kia, anh muốn gặp để thu xếp sự việc. Xuyên Thanh nghĩ, người đạp xích
lô biết anh bị bắt lên đồn cảnh sát, chẳng hóa ra cả thành phố này đã
đồn ầm lên rồi à? Không thể thế được.

Phải gọi điện cho người
cùng chơi mạt chược với anh mới có thể biết, họ ra khỏi đồn cảnh sát đều ngồi xích lô về, phải nhanh chóng bịt đầu mối. Xuyên Thanh lập tức nhờ
người bắt mối, nhất là Ban Kiểm tra - kỉ luật của thành phố

Vấn
đề còn ở chỗ Xuyên Thanh làm việc trong ngành văn hóa - báo chí, không
bao giờ nghĩ phải cầu cạnh đến người của Ban Kiểm tra - kỉ luật. Xem ra, ông Vũ là người anh có quan hệ mạnh nhất ở thành phố này, tay có dài
đến đâu cũng không với được đến Ban kiểm tra - kỉ luật, với lại, anh
cũng không cần thiết phải lộ diện trong chuyện này. Điều này thì anh
biết rõ lắm.

Còn nữa, cứ sơ suất đi tìm người biết đâu sẽ gây nên sóng gió trong thành phố, đấy là điều anh phải suy nghĩ.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận