Mùng mười tháp chạp, Tô gia chuyển nhà.
Là một căn hộ nằm ở tầng bảy trong khu đô thị mới, rộng một trăm hai mươi mét vuông; có ba phòng ngủ, hai phòng sinh hoạt chung, hướng lấy ánh sáng rất tốt, lên xuống bằng thang máy. Cơ sở hạ tầng và cây cối xanh hóa đã hoàn thiện đầy đủ, trước cổng tiểu khu có một trạm xe buýt, việc đi lại cũng thuận tiện dễ dàng.
Nửa năm trước đã lắp đặt xong đồ nội thất bên trong và hoàn tất bàn giao nhà, nhưng mẹ Tô nhất định không chịu chuyển sang, bảo muốn đợi Nam Nam về.
Suốt cả hai mươi ngày trước tết, mẹ Tô bận bịu luôn tay dọn dẹp nhà mới, chẳng mấy chốc bà đã sắp xếp ra dáng ra hình, bỏ bớt đi những đồ đạc cũ không còn dùng được nữa lắp đặt thêm đồ mới vào.
Cuộc sống dần có diện mạo mới.
Phòng ngủ lớn nhất trong ba gian phòng để dành cho Tô Tĩnh và Ninh Ninh. Sang năm là Ninh Ninh vào tiểu học, có nơi rộng rãi để tập viết tập vẽ nên cô bé con vô cùng háo hức, mỗi ngày từ nhà trẻ về đều tự giác ngồi vào bàn học bôi bôi vẽ vẽ hơn một tiếng đồng hồ.
Mùng mười tết, Trần Tri Ngộ đưa ba mẹ đến chính thức thăm hỏi… thưa chuyện.
Kéo dài hơn ba năm, cuối cùng cha mẹ hai bên cũng đã gặp mặt nhau.
Buổi trưa dùng cơm tại Tô gia, có Trần Tri Ngộ ở giữa nhóm bầu không khí gần gũi ấm cúng, nên dẫu Trần Chấn từ đầu tới cuối áp suất thấp bắn ra tứ phía cũng không mảy may ảnh hưởng đến hai bà mẹ vừa gặp đã thân. Trên bàn cơm, Cố Bội Du ăn mấy miếng salad củ cải đỏ, thấy vô cùng thanh mát ngon miệng, thế là hỏi mẹ Tô cách làm, hai người hăng say thảo luận cách nêm nếm chế biến, Trần Chấn lại càng một câu cũng không thể chen vào.
Ăn cơm xong, mẹ Tô và Tô Tĩnh thu dọn nhà bếp, Tô Nam ở phòng khách trò chuyện với ba mẹ chồng.
Trần Chấn trầm giọng hỏi: “Con tìm được công việc mới chưa?”
Tô Nam còn chưa kịp há miệng, Cố Bội Du đã kê nguyên tường thành chặn ông cụ người: “Tô Nam mới trở về được mấy tháng chứ, ở Châu Phi cực khổ như vậy, phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Em thấy khi nào tổ chức xong hôn lễ rồi từ từ tìm việc sau.”
Trần Chấn nói tiếp: “Con muốn làm ở công ty gì thì nói với Tri Ngộ một tiếng…”
Cố Bội Du: “Anh nói mấy lời này em không thích nghe chút nào, năng lực và kinh nghiệm của Tô Nam bây giờ, muốn đi công ty nào mà không được chứ?”
Trần Chấn: “…”
Trần Chấn không còn gì để nói.
Cố Bội Du vỗ vỗ tay Tô Nam: “Con đừng để ý tới ông ấy, nói chuyện không có hợp ý, nửa câu cũng thấy nhiều.*”
(*Nguyên văn câu này là ‘Thoại bất đầu cơ bán cú đa’ trích trong bài ‘Xuân nhật Tây hồ ký’ của Âu Dương Tu, một nhà thơ đời Tống bên Trung Quốc.
‘Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu,
Thoại bất đầu cơ bán cú đa.’
Dịch nghĩa:
‘Rượu gặp tri âm ngàn chén ít,
Lời không hợp ý nửa câu nhiều’ – thivien.vn)
Tô Nam nghẹn cười.
Chốc lát sau, mẹ Tô đi ra, bắt đầu cùng Cố Bội Du bàn bạc chuyện hôn lễ. Trước đó, mẹ Tô và Tô Nam đã thống nhất sẽ tổ chức ở hai nơi, bên phía thành Túc có thể tổ chức đơn giản một chút nhưng nhất định phải có, thành phố nhỏ thường xôn xao chuyện nhiều, chỉ đi đăng ký mà không làm tiệc mừng sợ người ta lời ra tiếng vào. Còn bên phía thành phố Sùng thì tùy theo Trần gia quyết định.
Ý tưởng của Cố Bội Du và mẹ Tô vô cùng bắt nhịp ăn ý, hai người hưng phấn phác thảo phong cách tiệc cưới, một bên thì theo phong cách Châu Âu, một bên thì theo phong tục truyền thống của Trung Quốc.
Tô Nam dịch sát đến gần tai Trần Tri Ngộ, thì thầm: “Thầy Trần, sao em cảm thấy người sắp kết hôn không phải là em vậy ạ?”
Trần Tri Ngộ bật cười: “Để cho hai bà mẹ nhào nặn giày vò.”
Ninh Ninh ôm quyển sách ảnh thơ Đường dày cộp đi ra, nhìn thấy người lớn đều đang nói chuyện, chỉ có một mình Trần Chấn nhàn rỗi liền ngồi xuống bên cạnh ông cụ: “Ông ngoại ơi, chữ này đọc làm sao ạ?”
Trần Chấn còn đang sững người, đã thấy Ninh Ninh đặt quyển sách lên đầu gối mình, ngón tay bé xíu chỉ một chỗ trên trang sách.
Ninh Ninh bây giờ đã hiểu chuyện, không còn bôi bút màu lấm lem quần áo như trước nữa. Tóc để rất dài, được Tô Tĩnh tết bím công chúa, mặc áo khoác nhung màu trắng, bên dưới là chiếc váy jean xòe, đôi gò má phúng phính đáng yêu như búp bê sứ.
“Bồng, chữ này đọc là bồng,” Trần Chấn cầm quyển sách lên, cúi đầu kiên nhẫn dạy: “Bồng đầu trĩ tử học điếu luân*, ý là đứa bé đầu tóc rối bù, ở bên sông học câu cá.”
(*Câu này trích trong bài ‘Tiểu nhi thùy điếu’ của Hồ Lệnh Năng, dịch nghĩa: bé học câu cá đầu tóc rối bời, ngồi trên đám rêu bóng in lên cỏ, có người qua đường vẫy tay hỏi thăm, sợ cá kinh động nên cậu im thít không trả lời.)
“Câu cá ạ, Ninh Ninh cũng muốn học câu cá.”
“Mùa xuân đến, khí trời ấm áp là có thể câu cá.”
“Ông ngoại sẽ câu cá ạ?”
“Ừ…”
Trần Tri Ngộ, Tô Nam cùng Cố Bội Du mấy mắt nhìn nhau, phảng phất như gặp ma.”
Tô Nam nghĩ thầm, Trần gia người như thế này có chỗ nào giống với ‘sứ thần’ cao ngạo khó gần chứ.
Buổi chiều, Trần Tri Ngộ lái xe, Tô Nam đưa Cố Bội Du và Trần Chấn đi dạo một vòng quanh thành nhỏ. Cố Bội Du đi lại bất tiện nên chỉ ngồi ngắm cảnh bên bờ đê —— con sông chảy qua thành Túc nhiều năm nay bị ô nhiễm, rốt cuộc cũng đã được chính phủ ra lệnh xử lý. Đồng thời cho dời hàng ngàn gốc phong về trồng phủ dày khắp núi Túc, thề phải dựng nên ‘đường cổ phong xưa’ làm biểu tượng du lịch. Tô Tĩnh đã đón sẵn hướng gió, một khi điều kiện thuận lợi sẽ sang lại cửa tiệm hiện tại, chuyển đến mở một tiệm trang điểm mới trong khu thắng cảnh.
Buổi tối, hai bên gia đình dùng cơm trong nhà hàng của một khách sạn tại thành Túc, Trần Chấn và Cố Bội Du tiện thể nghỉ ngơi luôn lại khách sạn.
Ăn cơm xong, Trần Tri Ngộ đưa mọi người trong nhà Tô Nam về.
Mẹ Tô không nỡ để Trần Tri Ngộ chạy tới chạy lui vất vả, bảo anh ngủ lại.
Tô Nam liền kéo Trần Tri Ngộ xuống dưới lầu qua siêu thị đối diện tiểu khu mua đồ dùng vệ sinh cá nhân.
Tối đến trong không khí vẫn còn len lỏi cái se lạnh của tiết xuân, Tô Nam bước lên đi trên bục lề đường, Trần Tri Ngộ nắm chặt tay cô, đi được hai bước loạng choạng mất thăng bằng, thuận thế ngã nhào vào lòng anh.
Trần Tri Ngộ ôm lấy thắt lưng cô, kéo vào trong bóng cây khuất sáng, cúi đầu hôn.
Hôn chốc lát, Tô Nam cứ như vậy ôm anh: “Thầy Trần.”
“Ừ.”
“Nhớ anh quá đi mất.”
“Mới có mấy ngày? Không phải hai mươi bảy Tết vừa gặp sao? Trước kia lúc còn ở Châu Phi, sao cả năm không thấy em nhớ anh.”
Tô Nam liền kiễng chân lên hôn anh một cái: “Có nhớ mà, chỉ là em không nói ra thôi. Anh không biết loại thể nghiệm này sao? Khi người ta muốn một thứ gì đó, so với thổ lộ ra thì để ở trong lòng càng muốn, muốn thiệt nhiều.”
Trần Tri Ngộ: “Ngụy biện.”
Hai người thân mật một hồi, nắm tay nhau đi vào siêu thị.
Lúc tính tiền, cả hai không hẹn mà cùng nhìn lên dãy kệ để đồ dùng kế hoạch hóa gia đình bên cạnh quầy thu ngân, rồi không hẹn mà cùng dời ánh mắt đi.
Suy nghĩ của Trần Tri Ngộ đó là, ở nhà mẹ đẻ người ta, làm chuyện này không ổn lắm.
Tô Nam nghĩ chính là, hắc hắc.
Về đến nhà, Trần Tri Ngộ vào phòng của Tô Nam tắm rửa.
Cô ít khi có cơ hội ở nhà, nên chọn gian phòng nhỏ nhất ở phía bắc. Trong phòng cũng không bày biện đồ đạc gì nhiều, ngăn nắp sạch sẽ, drap gối vừa mới giặt, tỏa hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng.
Tô Nam bưng cho anh một ly nước ấm, đợi anh uống xong, cầm lấy đặt lên tủ đầu giường, tắt đèn chính trong phòng.
Nằm xuống, tán gẫu một hồi, nhìn qua khe cửa thấy đèn trong phòng khách cũng đã tắt, cả ngôi nhà chìm vào yên tĩnh.
Tô Nam bắt đầu phát huy hạnh kiểm xấu.
Trần Tri Ngộ: “…”
Tóm lấy bàn tay nhỏ nhắn đang dò dẫm xuống dưới: “Đừng quậy nữa.”
Giọng nói của Tô Nam phả sát bên tai anh, thầm thì: “Anh không muốn sao?”
Vừa dứt lời, đã cảm giác được gì đó trong tay lớn lên một vòng.
Trần Tri Ngộ: “Ở nhà em…”
“Cách phòng khách, không nghe thấy đâu mà.”
Đã nói đến nước này rồi, anh còn có thể nói gì?
Cái gì cũng không nói, làm luôn.
Sợ không kìm được phát ra âm thanh, Tô Nam vừa cắn chặt môi vừa đón nhận theo hùa.
Trần Tri Ngộ không dám chuyển động quá nhanh, sợ thành giường va đập phát ra tiếng ồn quấy nhiễu mọi người, động tác chậm nhưng từng cái ra vào đều ngập sâu, phối hợp ngón tay, chẳng mấy chốc đã đưa Tô Nam lên đỉnh.
Không cho cô trốn, giữ chặt eo cô, chuyển động thật nhanh, giây cuối cùng vừa định rút ra nhưng bỗng chốc bị đè lại, chậm một khắc, phun trào bên trong.
Trần Tri Ngộ nằm xuống, đưa tay vuốt ve tóc cô: “Làm sao thế?”
Tô Nam cười khúc khích: “Dạ, tạo người.” Nắm lấy ngón tay anh, thì thầm: “Năm ngoái em đã đến bệnh viện trong thành phố làm kiểm tra sức khỏe tổng quát.”
Ngụ ý.
“Không tìm việc à?”
“Sinh xong rồi tìm, được không anh?” Cô nghiêng đầu, chiếc đèn ngủ đầu giường rọi vào mắt cô phản chiếu ánh sáng lấp lánh: “Phải làm phiền thầy Trần nuôi em một năm rồi.”
“Nuôi cả đời.”
Tô Nam lật người nằm lên người anh, cọ môi mình vào môi anh: “Em sẽ tự nuôi mình, còn anh nuôi bạn nhỏ.”
Ở nhà qua hết rằm tháng giêng, Tô Nam trở lại thành phố Sùng.
Tiền dành dụm hai năm làm việc ở Châu Phi, chỉ đủ để mua nhà cho mẹ Tô chứ không đủ cho cô ngồi không miệng ăn núi lở thời gian quá lâu.
Mặc dù nói để Trần Tri Ngộ nuôi, nhưng vẫn không dằn được lòng bắt đầu gửi hồ sơ xin việc. Kinh nghiệm hai năm làm việc ở công ty H đã giúp cho hồ sơ của cô dễ dàng lọt vào mắt nhà tuyển dụng, nhưng đến khi đi phỏng vấn lại cảm thấy đó không phải là công việc mình muốn làm. Thế là lại thôi, tạm thời không gửi nữa.
Thời gian rảnh rỗi, cô thường xuyên đến ngoại ô phía Tây chơi với Cố Bội Du.
Bây giờ, biệt thự nơi này đã có khách quen lâu năm, hầu như cuối tuần nào cũng tổ chức các chương trình giao lưu mỹ thuật, câu lạc bộ sách… học sinh sinh viên và các nhà hoạt động nghệ thuật tới lui rất nhộn nhịp.
Tô Nam ở lại phụ giúp Cố Bội Du một tay, lập kế hoạch, thảo luận những dự án khả thi, trong vòng chưa đầy hai tuần mà đã sắp xếp xong hoạt động cho nửa năm sau vô cùng sinh động.
Cuối tuần, ở biệt thự tổ chức giao lưu họa sĩ thanh thiếu niên, chủ khách đôi bên đều hết sức hào hứng, đến tận chín giờ tối mới tan.
Muộn quá, Tô Nam ngại lái xe nên ở luôn lại biệt thự.
Mười giờ, Trần Tri Ngộ chạy tới.
Giờ đang trong cái rét tháng ba bất thường của mùa xuân, trên người anh thấm ướt hơi sương lạnh.
Tô Nam đứng trước hiên nhà đón anh, vừa thấy bóng anh vội vàng chạy ra ôm chầm lấy, cười hỏi: “Sao anh lại đến thế?”
“Có người không về nhà, anh đành phải đến vậy.”
Vào nhà, Trần Tri Ngộ uống tách trà nóng rồi lên phòng trên tầng hai nghỉ ngơi.
Tô Nam đã thay đồ ngủ, đang ngồi xổm dưới đất ngó nghiêng một bức tranh, nghe thấy tiếng cửa phòng tắm mở cũng không ngoảnh đầu lại: “Anh, anh xem bức tranh này nè.”
Trần Tri Ngộ đi tới, cũng ngồi xổm xuống bên cạnh cô.
Bức tranh vẽ một thân cây mềm mại, một chồi nụ nhỏ nhú ra nơi nách lá, từ trong màu xanh non tơ cựa mình tỉnh giấc, e ấp ló ra chút điểm hồng. Góc dưới bên phải, đề một chữ ‘Từ’.
“Hôm nay, em đã mua được từ một họa sĩ trẻ. Tranh của cô ấy được định giá rất cao, tác phẩm đầu tay bán hơn hai mươi vạn ở Bắc Kinh. Nhưng cô ấy rất tùy hứng, gặp được người tâm đầu ý hợp, có thể tặng không, đụng phải người không thích, ngàn vạn cũng không bán.” Tô Nam nói đến hào hứng, đôi mắt sáng lấp lánh: “Anh có biết trùng hợp nhất là gì không? Chồng cô ấy lớn hơn cô ấy mười hai tuổi, hơn nữa cũng là giảng viên của đại học Sùng, dạy nhiếp ảnh. Có điều bây giờ chỉ làm giáo viên thỉnh giảng khi nào có thời gian chứ không còn đứng lớp thường xuyên như trước. Em nghĩ nói không chừng chắc anh cũng biết người đó.”
“Tên gì?”
“Lương Cảnh Hành.”
Trần Tri Ngộ: “Anh có nghe qua, nhưng chưa từng tiếp xúc.”
Tô Nam rất thích bức tranh này cứ muốn ngó nghiêng mãi: “Cành xuân hé nụ đâm chồi, đẹp quá.”
“Em mua bức tranh này bao nhiêu thế?”
“Ba ngàn, rẻ không anh? Sang tay là em có thể kiếm được mấy chục vạn đó. Cô ấy rất thích em, bảo vừa gặp đã như quen lâu, còn nói thêm nếu cần, cô ấy có thể nằn nì xúi chồng cô ấy chụp ảnh cưới cho chúng ta.”
Trần Tri Ngộ bật cười.
Tô Nam ngắm đã đời rồi, xoay người, đưa mắt nhìn Trần Tri Ngộ: “Thầy Trần, nói cho anh tin tốt này nè.”
Trần Tri Ngộ: “… Nhất định phải ngồi chồm hổm thế này nói hả?”
Tô Nam cười khinh khích: “Dạ, phải chồm hổm, không thôi sợ anh nghe được tin tốt, vui quá đứng không vững.”
Trần Tri Ngộ thoáng ngừng thở, trong lòng đã có dự cảm: “… Tin tốt gì?”
Tô Nam nhìn anh, đôi mắt tràn ngập nụ cười, khóe môi cong veo, nghiêng đầu, mái tóc lòa xòa rơi xuống.
Cô hiếm khi xấu hổ, sờ sờ mũi, cụp mắt thẹn thùng lí nhí: “Anh phải nuôi bạn nhỏ rồi…”
Cành xuân hé nụ đâm chồi.
Còn không phải tin tuyệt vời sao.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...