Tục ngữ có câu mỗi lần ngã là một lần bớt dại. Dương Quảng không cử quan văn đi can thiệp vào chuyện của quan võ. Vũ Văn Thuật cũng khống chế ổn thỏa đường lui. Xem ra, không có việc gì có thể ngăn cản đại quân chinh Liêu lần này tiêu diệt Cao Cú Lệ.
Nhưng đúng lúc đại quân của Vũ Văn Thuật và Lai Hộ Nhi bao vây chặt lấy Bình Nhưỡng, nội thị thân cận nhất bên cạnh Hoàng đế, Đô úy Long Đình Vệ Văn Ngoạt bỗng nhiên tới trong quân Đại Tùy ở bên ngoài thành Bình Nhưỡng.
Văn Ngoạt tới truyền chỉ, mật chỉ.
Lần này Văn Ngoạt tới không mang theo Long Đình Vệ của y. Bên cạnh chỉ có hai người Thanh Diên và Hoàng Loan. Tuy nhiên, bảo vệ y tới truyền chính là hai nghìn tinh giáp khinh kỵ tả quân trong thiên tử lục quân. Từ vẻ mặt lo lắng và sự mệt mỏi của Văn Ngoạt đã khiến cho Vũ Văn Thuật đoán được, đã có chuyện lớn xảy ra rồi. Chỉ là, ông không ngờ sự việc lại lớn như vậy. Lớn đủ để trấn động Đại Tùy. Lớn khiến cho người ta cảm thấy không thể tin nổi.
Thanh Diên mang chiếc ô lớn và Hoàng Loan mang thiết thương lớn đứng bên ngoài trướng Vũ Văn Thuật. Hai người cũng cao như nhau, lại đều là thiếu nữ yêu kiều khuôn mặt xinh đẹp. Binh khí mà họ mang sau lưng thực sự là quá lớn. Cho nên, binh lính qua lại đều nhìn thấy. Tuy nhiên, hai người bọn họ đứng ở bên ngoài như vậy, dường như những ánh mắt đó căn bản không liên quan gì tới họ.
Trong quân trướng, nghe xong Văn Ngoạt đọc mật chỉ, Vũ Văn Thuật, Dương Nghĩa Thần và Lai Hộ Nhi đều tái mặt đi. Ba người bàn bạc với nhau một hồi, trên mặt ai nấy đều đầy sự bất ngờ.
- Đây là chuyện … khi nào?
- Mùng 3 tháng 6.
Văn Ngoạt uống một ngụm trà, cảm thấy cổ họng mình đã bớt đi vài phần rồi.
- Bởi vì phản tặc phong tỏa hai đường thủy bộ, tấu chương các nơi đều bị giữ lại không thể chuyển tới Liêu Đông được. Mãi cho tới ngày 28 tháng 6, người của La Nghệ U Châu phái đi đã tới thành Liêu Đông yết kiến Bệ hạ. Khi đó mới biết đã xảy ra chuyện lớn như vậy. Buổi tối ngày 28 tháng 6, Bệ hạ đã hạ chỉ cho đại quân trở về Liêu Tây. Ta từ Liêu Đông đi ngay trong đêm, mặc dù không chậm trễ chút nào, nhưng lúc này đại quân ở bên ngoài thành Liêu Đông cũng đã lui về phía tây Liêu Thủy rồi.
Văn Ngoạt nói:
- Ý chỉ của Bệ hạ, Vũ Văn Nguyên soái không cần phải quay về báo cáo công việc. Sau khi thống lĩnh đại quân trở về, trực tiếp tới sào huyệt tiêu diệt phản tặc Dương Huyền Cảm. Bệ hạ đã hạ chỉ, các lộ đại quân đều quy về Nguyên soái Vũ Văn Thuật tiết chế.
Ông ta nhìn Vũ Văn Thuật nói:
- Bệ hạ đã tín nhiệm Vũ Văn Nguyên soái hơn rồi, hy vọng Nguyên soái sớm đã có tính toán.
Vũ Văn Thuật gật đầu nói:
- Thần tất nhiên là không thể phụ lại sự tín nhiệm của Hoàng thượng được rồi.
Văn Ngoạt gật đầu nói:
- Dương Nghĩa Thần, ý chỉ của Bệ hạ, tăng Chiêu Thảo sứ lục quân, tiêu diệt đám phản tặc phương bắc Vương Bạc, Cao Sỹ Đạt.
Dương Nghĩa Thần khom người nói:
- Thần, lĩnh chỉ!
- Ý chỉ của Bệ hạ, tướng quân Lai Hộ Nhi thống lĩnh thủy quân trực tiếp quay về, bảo vệ đô thành.
Lai Hộ Nhi khom người nói:
- Thần tuân chỉ!
Văn Ngoạt lại nâng chén trà lên uống cạn, thở dài nói:
- Ba vị Đại tướng quân xin hãy mau rút quân về. Ta còn phải trở về phục chỉ, không thể ở lại đây lâu được, trước tiên xin chúc ba vị tướng quân kỳ khai đắc thắng, lập được công trạng.
Văn Ngoạt đứng lên, mặc dù đám người Vũ Văn Thuật đều khuyên ông ta theo đại quân trở về. Nhưng, Văn Ngoạt không chịu. Đám người Vũ Văn Thuật biết Văn Nhất Đao chính là nội thị thân tín nhất của Bệ hạ. Cho nên, dù Đại tướng quân Vũ Văn Thuật, Lai Hộ Nhi quyền cao chức trọng như vậy cũng không dám khinh thường. Thấy Văn Ngoạt cố chấp muốn đi, Vũ Văn Thuật liền nói:
- Đại quân đi xuống phía nam thế như chẻ trẻ, có mấy xe châu báu mong Đô úy mang về, dâng lên Bệ hạ. Đại quân sẽ lập tức xuất phát hành quân, ta sợ là sẽ có sơ xuất.
Dương Nghĩa Thần nhìn Vũ Văn Thuật, thầm nhủ lão già ngươi quả đúng là cáo già!
Y đương nhiên hiểu ý của Vũ Văn Thuật. Nói cái gì là sợ sơ xuất mà mất đi châu báu đó, còn không phải là muốn tặng quà cho Văn Ngoạt sao? Đại quân mấy chục vạn người không bảo vệ được mấy xe châu báu, hai nghìn khinh binh đó của Văn Ngoạt lại có thể bảo vệ được sao? Nhưng, Vũ Văn Thuật là muốn mua một chút ân tình, châu báu cho tới tay Văn Ngoạt, lão lấy bao nhiêu Hoàng đế sao mà biết được?
- Hay là thôi đi.
Dương Nghĩa Thần không ngờ Văn Ngoạt lại từ chối ý tốt của Vũ Văn Thuật!
Văn Ngoạt như có thâm ý liếc nhìn Vũ Văn Thuật một cái, lạnh lùng nói:
- Vũ Văn Nguyên soái có lòng thì trực tiếp dâng lên Bệ hạ sẽ tốt hơn.
Ông ta liền thi lễ nói:
- Vậy xin cáo từ.
Ba người tiễn Văn Ngoạt ra khỏi đại doanh. Lai Hộ Nhi nhìn theo bóng của Văn Ngoạt liền mỉm cười nói:
- Đúng là đồ con lừa, thích ngựa mẹ dẫn hai con ngựa xinh đẹp như vậy, lão ta chính là không sợ người khác nói lời linh tinh sao?
Vũ Văn Thuật ho khan vài tiếng nói:
- Vẫn nên nhanh chóng trở về chỉnh đốn lại lính thủy đi. Nếu để phản tặc đánh tới Đông Đô, tội của ta và ngươi sẽ càng lớn hơn!
Lai Hộ Nhi thở dài nói:
- Quả là ngưỡng mộ Dương tướng quân, ở lại Hà Bắc không phải đi xuống phía nam.
Dương Nghĩa Thần không có ý kiến từ chối, chỉ cười khổ lắc đầu.
Dương Nghĩa Thần vốn họ Uất Trì. Cha của y Uất Trì Sùng là Nghi Đồng Đại tướng quân Bắc Chu trấn thủ Hằng Sơn. Khi đó Cao Tổ Văn Hoàng đế Đại Tùy Dương Kiên có quan hệ rất tốt với ông ta. Sau đó, Dương Kiên chuyên quyền bài trừ dị kỷ. Tổng quản Tương Châu Uất Trì Huýnh không phục liền phản kháng lại. Bởi vì Uất Trì Sùng và Uất Trì Huýnh chính là cùng họ. Cho nên Uất Trì Sùng để bày tỏ mình không cùng Uất Trì Huýnh làm phản, tự nhốt mình trong nhà giam, đồng thời còn phái người đi tới chỗ Dương Kiên thỉnh tội.
Dương Kiên biết Uất Trì Sùng không có lòng làm phản, đích thân viết một bức thư an ủi y. Ngoài ra còn điều ông ta vào triều làm quan. Sau khi Uất Trì Sùng vào triều làm bổn phận của mình, được Dương Kiên tín nhiệm. Trong năm Khai Hoàng, Đạt Khê Trường Nho, sư phụ của Lý Nhàn đã từng khiêu chiến với Đột Quyết Lang kỵ ở Chu Bàn, đánh bại người Đột Quyết. Nhưng Uất Trì Sùng lại vì lực chiến mà chết. Cảm động về lòng trung nghĩa của y, Dương Kiên đã truy phong ông ta làm Đại tướng quân, Thứ sử Dự Châu. Uất Trì Nghĩa Thần tập kỳ tước vị của ông ta, ban thưởng họ Dương.
Ba người Vũ Văn Thuật sau khi sắp xếp xong, ngày hôm sau liền hạ lệnh lui quân.
……….
……..
Vừa mới vào tháng 6, không khí Lê Dương đã nóng bức khiến cho người có có chút bực bội. Ẩn mình trong rừng cây rậm rạp khiến cho người ta chán ghét không ngừng kêu ca. Thời tiết oi bức này đã khiến cho người ta hận là không thể nhảy xuống sông mà bơi lội một phen.
Kho Lê Dương được xây dựng sát núi, chính là quốc khố của Đại Tùy cùng với kỳ danh kho Hưng Lạc, lương thực tích trữ trong đó không dưới trăm vạn thạch. Mãi cho tới sau khi nhiều năm sau nhà Đường lên ngôi, lương thực trong kho cũng vẫn chưa ăn hết.
Ngày mùng 3 tháng 6, Lễ bộ Thượng thư Đốc lương kho Lê Dương Dương Huyền Cảm đã tập trung rất nhiều người trong phủ. Những người này đều là thân thích, gia quyến của Dương Huyền Cảm, còn có một số bộ hạ cũ của phụ thân của y Sở Công Dương Tố. Dương Huyền Cảm thân trang nhung đứng trong sân, đưa mắt nhìn những thủ hạ giúp đỡ mình hoàn thành Đại Nghiệp trước mặt, trong lòng cảm kích mãnh liệt lý tưởng hào hùng. Bởi vì cảm kích, sắc mặt y ửng đỏ lên. Có lẽ là vì thời tiết nóng bức, y giáp trên người y đã chảy mồ hôi thấm ướt. Nhưng, Dương Huyền Cảm lúc này lại không hề có ý so đo với những điều này. Y so đó là đại sự long trời lở đất.
Ngày này, Dương Huyền Cảm triệu tập tám nghìn dân phu vận chuyển lương thực, dùng vải bố phủ lên, tuyên bố xuất chinh. Nhưng y lại không dám trực tiếp làm cờ hiệu, mà nói dối là Đại tướng quân thủy quân đang chinh phạt Liêu Đông Lai Hộ Nhi tạo phản, phát công văn triệu tập binh lính các huyện gần đó tập hợp lại, xuất binh “tiêu diệt phản tặc”.
Trước đây Lý Mật đã từng đưa ra ba sách lược thượng trung hạ. Thượng sách là đại quân tấn công phía bắc, chiếm cứ U Châu, ngăn cản đường đại quân chinh Liêu của Đại Nghiệp Hoàng đế Dương Quảng trở về. Sẽ đặt trăm vạn nhân mã ở Liêu Đông thì đại sự tất thành. Đại quân tấn công Trường An, giữ chân đám người hoàng tôn Dương Hựu ở Trường An để uy hiếp Dương Quảng. Sau đó khống chế Đồng Quan, tiếp tục khởi quân chinh phạt, đây là trung sách. Hạ sách chính là tấn công Đông Đô Lạc Dương. Nhưng Lạc Dương có trọng binh trấn thủ, thắng thua khó đoán.
Dương Huyền Cảm suy nghĩ rất lâu, quyết định vẫn hành sự theo hạ sách của Lý Mật. Lý Mật khuyên can khổ sở mà không có kết quả, cũng thấy thất vọng đối với Dương Huyền Cảm.
Theo Lý Mật thấy, thượng sách đương nhiên là con đường tốt nhất rồi. Chỉ cần đại quân chiếm cứ được Trác quận phía bắc là có thể ngăn cản được trăm vạn đại quân của Hoàng đế viễn chinh bên ngoài biên cương Đại Tùy rồi. Đại quân đông chinh cũng chưa trở về, phía sau lại có người Cao Cú Lệ tấn công mạnh. Chỉ cần Hoàng đế chết đi rồi, thiên hạ sẽ lấy được một nửa.
Nhưng Dương Huyền Cảm cố tình không nghe, chỉ muốn tấn công Đông Đô Lạc Dương.
Chính vì chuyện này, Lý Mật cảm thấy Dương Huyền Cảm không phải là người làm được chuyện lớn, liền lặng lẽ bố trí, chuẩn bị đường lui.
Chỉ là, Lý Mật không biết chính vì ba kế sách này, Dương Huyền Cảm cũng đã cảm thấy nghi ngờ khả năng của gã. Theo Dương Huyền Cảm, Lý Mật tôn sùng thượng sách nhất. Kỳ thực căn bản là không thông! Trước tiên không nói Trác quận có năm nghìn Hổ bí trọng giáp của La Nghệ, mấy vạn kình tốt đó, dù có thể đánh bại được La Nghệ chiếm cứ Trác quận, cũng khó mà có thể ngăn được đại quân trăm vạn người hồi kinh? Thượng sách này, kỳ thực căn bản chính là nói chuyện trên giấy tờ mà thôi! La Nghệ U Châu là vật bài trí hay sao? Trăm vạn Đại quân chinh Liêu đó là gà đất chó cảnh sao?
Cho nên, Dương Huyền Cảm vẫn quyết định, trước tiên đánh Đông Đô, sau đó sẽ lấy Trường An.
Mà căn cơ của y chính là kho Lê Dương. Chỉ cần kho Lê Dương vẫn còn trong tay y thì không phải lo lắng đại quân không có lương thực. Cho nên, Dương Huyền Cảm đã để lại Nguyên Vụ Bản mà mình vô cùng tín nhiệm ở lại trấn thủ Lê Dương. Y đích thân dẫn đại quân đi xuống phía nam, tranh bá giang sơn.
Chỉ là bất luận thế nào y cũng không ngờ, Lê Dương sớm đã được người ta ghi nhớ rồi.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...