Tác giả: Xuân Đức
Thể loại: Linh Dị
Nguồn:
Trạng thái: Full
Số chương: 7
Tần suất cập nhật: 7 ngày/chương
Ngày đăng: 5 năm trước
Cập nhật: 5 năm trước
Thầy tôi nói: Làm văn đừng cố tìm cách nói cho người ta tin, hãy nói những gì tự mình tin nhất.
Tôi hỏi: Thế người ta kể chuyện cổ tích thì sao ?
Thầy lại nói: Tất cả những chuyện cổ tích đều được đẻ ra từ niềm tin trong sáng nhất.
Bạn quyền tin hoặc không tin vào những điều mà tôi sắp kể. Việc đó không sao, bởi chính tôi, khi chấm hết trang viết cuối cùng cũng chợt thấy bần thần. Tôi tự hỏi, liệu người đọc có thể tin được vào những điều mình kể không ? Tôi loay hoay định sửa lại bản thảo, chợt nhớ đến lời dặn của thầy: đừng cố tìm cách làm cho người ta tin, hãy xem xem mình nói có thật lòng không? Thưa bạn, hãy coi như tôi đang làm cổ tích vậy.
Thầy tôi dạy: cái nghiệp văn có người nói bịa mà như thật, có người nói thật lại như bịa .
Tôi hỏi, thưa thầy như tôi đây thuộc loại nào ?
Thầy cười to rồi nghiêm mặt. Cái đó anh phải tự biết lấy.
Còn gì gian khổ và nghiệt ngã bằng sự tự biết về mình. Người không tự biết mình, như chuyện dân gian vẫn kể, là người lúc nào cũng tỏ ra thông thạo tất cả mọi chuyện, là người chỉ thích nói cho người khác nghe mà không bao giờ chịu lắng nghe người khác nói, là người chỉ cắm cổ cắm đầu mà viết chứ chẳng bao giờ chịu khó đọc những trang viết của người xung quanh. Tôi tin cả tôi lẫn các bạn không có ai như vậy cả.
Tôi không ép bạn phải tin vào điều tôi sắp kể.Tuy vậy, nếu bạn tò mò muốn biết thì tôi sẵn sàng bất cứ lúc nào cũng có thể dẫn bạn đến thăm chơi cái xóm Linh Linh ấy, nơi có một người đàn ông lấy bảy bà vợ mà cũng là bảy chị em ruột. Còn các thầy mo và nhữngphép thư của họ thì sao ? Xin tranh thủ kể trước ra đây một trường hợp.
Vào năm 1962, có một người đàn ông chột mắt, tuổi cao, râu dê, cưỡi một con ngựa cùng với vợ, tự xưng là Tổng vương từ ngoài vùng đất Hàm Nghi vào. Dọc theo các bản dân tộc, người vợ đi trước một ngày dùng thuốc độc thư cho nhân dân bị ốm. Các thầy mo trong bản không có cách gì chữa được vì đó là một loại độc đặc biệt. Ngày hôm sau, tên Tổng vương ấy đi ngựa đến, dùng phép giải độc. Dĩ nhiên người được chữa khỏi bệnh phải trả tiền rất cao hoặc trả bằng các vòng bạc. Uỷ ban hành chính của các xã dân tộc đã cấp báo về huyện. Nhận thấy lão thầy mo kia có bằng chứng phạm pháp, huyện đã lệnh cho công nhân khai thác gỗ Bãi Hà kết hợp với dân quân vây bắt tên Tổng vương ấy. Chuyện đó ở quê tôi ai ai cũng biết.
Có một thời gian, đặc biệt là trong chiến tranh, hiện tượng các thầy mo có phần giảm đi. Nhưng hiện nay, không hiểu vì lý do gì, cách chữa bệnh bằng phép thổi bỗng lan tràn, thậm chí không phải chỉ ở các thầy mo trên rừng mà còn lây ra vài ba thầy kiểu đó ở dưới xuôi. Rồi những sự kiện trả thù nhau bằng phép thư cũng trở nên rùng rợn hơn. Đã có địa phương xảy ra thành vụ án lớn...
Tôi lược kể những điều ấy không phải để biện minh cho câu chuyện mình sắp kể, mà muốn nói rằng, dù sao cái xóm Linh Linh kia vẫn đang còn đó, và bản thân tôi vẫn đang ở đây, thì cái câu chuyện này không thể không buột mồm kể ra được. Người ta học nói đã khó rồi, nhưng khi đã biết nói thì học sự nín lặng còn khó khăn hơn. Ví thế, tôi xin các bạn bỏ chút thì giờ nghe tôi kể.
Chuyện rằng, ngày xửa ngày xưa.....
Tác giả : Xuân Đức
Thể loại: Linh Dị
Nguồn:
Trạng thái: Full
Số chương: 7
Tần suất cập nhật: 7 ngày/chương
Ngày đăng: 5 năm trước
Cập nhật: 5 năm trước
Thầy tôi nói: Làm văn đừng cố tìm cách nói cho người ta tin, hãy nói những gì tự mình tin nhất.
Tôi hỏi: Thế người ta kể chuyện cổ tích thì sao ?
Thầy lại nói: Tất cả những chuyện cổ tích đều được đẻ ra từ niềm tin trong sáng nhất.
Bạn... có quyền tin hoặc không tin vào những điều mà tôi sắp kể. Việc đó không sao, bởi chính tôi, khi chấm hết trang viết cuối cùng cũng chợt thấy bần thần. Tôi tự hỏi, liệu người đọc có thể tin được vào những điều mình kể không ? Tôi loay hoay định sửa lại bản thảo, chợt nhớ đến lời dặn của thầy: đừng cố tìm cách làm cho người ta tin, hãy xem xem mình nói có thật lòng không? Thưa bạn, hãy coi như tôi đang làm cổ tích vậy.
Thầy tôi dạy: cái nghiệp văn có người nói bịa mà như thật, có người nói thật lại như bịa .
Tôi hỏi, thưa thầy như tôi đây thuộc loại nào ?
Thầy cười to rồi nghiêm mặt. Cái đó anh phải tự biết lấy.
Còn gì gian khổ và nghiệt ngã bằng sự tự biết về mình. Người không tự biết mình, như chuyện dân gian vẫn kể, là người lúc nào cũng tỏ ra thông thạo tất cả mọi chuyện, là người chỉ thích nói cho người khác nghe mà không bao giờ chịu lắng nghe người khác nói, là người chỉ cắm cổ cắm đầu mà viết chứ chẳng bao giờ chịu khó đọc những trang viết của người xung quanh. Tôi tin cả tôi lẫn các bạn không có ai như vậy cả.
Tôi không ép bạn phải tin vào điều tôi sắp kể.Tuy vậy, nếu bạn tò mò muốn biết thì tôi sẵn sàng bất cứ lúc nào cũng có thể dẫn bạn đến thăm chơi cái xóm Linh Linh ấy, nơi có một người đàn ông lấy bảy bà vợ mà cũng là bảy chị em ruột. Còn các thầy mo và nhữngphép thư của họ thì sao ? Xin tranh thủ kể trước ra đây một trường hợp.
Vào năm 1962, có một người đàn ông chột mắt, tuổi cao, râu dê, cưỡi một con ngựa cùng với vợ, tự xưng là Tổng vương từ ngoài vùng đất Hàm Nghi vào. Dọc theo các bản dân tộc, người vợ đi trước một ngày dùng thuốc độc thư cho nhân dân bị ốm. Các thầy mo trong bản không có cách gì chữa được vì đó là một loại độc đặc biệt. Ngày hôm sau, tên Tổng vương ấy đi ngựa đến, dùng phép giải độc. Dĩ nhiên người được chữa khỏi bệnh phải trả tiền rất cao hoặc trả bằng các vòng bạc. Uỷ ban hành chính của các xã dân tộc đã cấp báo về huyện. Nhận thấy lão thầy mo kia có bằng chứng phạm pháp, huyện đã lệnh cho công nhân khai thác gỗ Bãi Hà kết hợp với dân quân vây bắt tên Tổng vương ấy. Chuyện đó ở quê tôi ai ai cũng biết.
Có một thời gian, đặc biệt là trong chiến tranh, hiện tượng các thầy mo có phần giảm đi. Nhưng hiện nay, không hiểu vì lý do gì, cách chữa bệnh bằng phép thổi bỗng lan tràn, thậm chí không phải chỉ ở các thầy mo trên rừng mà còn lây ra vài ba thầy kiểu đó ở dưới xuôi. Rồi những sự kiện trả thù nhau bằng phép thư cũng trở nên rùng rợn hơn. Đã có địa phương xảy ra thành vụ án lớn...
Tôi lược kể những điều ấy không phải để biện minh cho câu chuyện mình sắp kể, mà muốn nói rằng, dù sao cái xóm Linh Linh kia vẫn đang còn đó, và bản thân tôi vẫn đang ở đây, thì cái câu chuyện này không thể không buột mồm kể ra được. Người ta học nói đã khó rồi, nhưng khi đã biết nói thì học sự nín lặng còn khó khăn hơn. Ví thế, tôi xin các bạn bỏ chút thì giờ nghe tôi kể.
Chuyện rằng, ngày xửa ngày xưa.....