Tuổi Thơ Dữ Dội

1

Sáng hôm sau.

Không đợi còi báo thức của đội trưởng, cả Đội đã hò nhau thức dậy từ lúc trời chưa tờ mờ sáng. Ngôi lầu doanh trại lập tức ồn ào nhốn nháo tưởng như
có cả một tiểu đoàn bộ đội đóng, chứ không phải chỉ có ba mươi hai đội
viên thiếu niên.

Các em gấp chăn, giũ chiếu, buộc ba lô, tìm ca
bát, tìm mũ... đi lại, chạy lên chạy xuống chóng cả mặt, gọi nhau í a í
ới. Quỳnh, quản ca của đội, được các bạn đặt cho biệt hiệu là
Quỳnh-sơn-ca, vai khoác ba lô cóc, nhảy đứng lên trên cái bàn kê chính
giữa phòng, nó trạc tuổi Mừng, tóc óng mượt như tơ, da trắng mịn như
trứng gà bóc, môi đỏ như son tươi. Nó là đội viên độc nhất trong đội
biét đọc các bản nhạc, biết chơi đàn măng đô lin, piano. Nó là con viên
quan tuần Phủ, có ngôi biệt thự hai tầng đẹp nhất ở vùng Vĩ Dạ. Trước
Cách Mạng, những người trong vùng thường kính cẩn gọi cha mẹ nó là cụ
Tuần Vi. Ngày đó, Mừng còn đi lang thang tìm thuốc cho mạ, nhiều lần đã
đi qua ngôi biệt thự của Quỳnh. Mỗi lần ngang qua đây, thế nào nó cũng
dừng lại một lúc, nép mình bên hàng rào sắt sơn xanh, lắng nghe tiếng
đàn thánh thót vọng qua khung cửa sở trên tầng gác hai. Khung cửa sổ mở
rộng, trên hành cửa có đặt những chậu hoa hồng nở đầy hoa. Thỉnh thoảng
tiếng đàn chợt ngừng lại và Quỳnh bước tựa ngực vào thành cửa sổ nhìn
xuống đường... Mừng vội nép kín dưới chân rào nhìn lên. Nó tưởng như
Quỳnh là một hoàng tử hiện ra từ các chuyện đời xưa mà cụ Ba Trà thường
kể. và không hiểu sao lúc đó một cảm giác buồn tủi không cùng dâng lên
nghẹn cả cổ, làm nó muốn khóc... Bây giờ Quỳnh và Mừng trở thành dôi bạn thân. Những buổi nghỉ tập hai đứa thường rủ nhau chơi bi, chơi dế...
hoặc chơi trốn tìm đuổi bắt, khoác tay nhau đi tha thẩn trong khu vườn
đằng sau doanh trại. Nhiều buổi tối, hai đứa ôm nhau ngủ trên cái bàn,
đắp chung nhau chiếc chăn trấn thủ... Cái ba lô cóc của Quỳnh rất to,
nhưng chỉ đựng vài bộ quần áo trể con nên lép kẹp như quả banh xì hơi.
Nó nhún nhún thuẻ mấy cái xem ba lô đã chắc chưa, rồi bất ngờ nó vươn
thẳng người lên, hơi đưa ngực về phía trước, cất cao giọng hát:

”Bao chiến sĩ anh hùng...”

Giọng Quỳnh trong vắt, cao vút, vang ngân... Ôi, từ giọng hát đến dáng điệu
của nó lúc này sao giống hệt con chim sơn ca đang lao thẳng lên giữa bầu trời lồng lộng chớm hồng, cất tiếng hát theo đà bay, để chào mừng những tia nắng đầu tiên...

Thế là đội từ bốn phía góc nhà, ngừng tay, đứng yên, cùng ưỡn ngực vươn cổ hát tiếp theo Quỳnh:

“...Lạnh lùng vung gươm ra sa trường... Quân xung phong nước non đang chờ...”

Cả ngôi lầu phút chốc tràn ngập tiếng hát tười non mà không kém phần hùng tráng của đoàn quân tí hon sắp lên đường ra trận.

”Bao chiến sĩ anh hùng” là bài hát tủ của Đội. Không ngày nào các em không
hát năm bảy lần. Nhưng chưa bao giờ chúng hát say sưa, hào hững như sáng nay. chúng tưởng như những lời sục sôi nghĩa khí, hào hùng, quyết liệt, chúng đang hát, chính là để nói về mình.

“... Là trang nam nhi... Quyết chiến sa trường... sống thác coi thường...”

Tiếng còi của Đội trưởng giục giã nổi lên.

Toàn đội tập họp ngay ngắn trước sân doanh trại. Tất cả đều gọn ghẽ, chỉnh tề, mũ trên đầu, ba lô trên lưng, túi dết bên vai.

Đội trưởng hô đội đứng nghiêm, đọc danh sách các tổ mới được sắp xếp, phiên chế lại. Đội được chia thành tám tổ, mỗi tổ bốn đội viên. Tổ của
Vịnh-sưa bây giờ gồm có: Vệ to đầu, Quỳnh và Mừng.

Một hồi còi dại. Đội từ giã doanh trại, dàn thành hàng một, đi về phía Mặt trận.

Trời mưa bụi lất phất. Bầu trời lớp lớp mây chi.

Càng đi gần về phía Mặt trận đường sá càng bừa bộn ngổn ngang, như thành phố vừa trải qua trận bão năm Thìn. Cây to, cột điện, quân ta hạ gục nằm
chồng chất lên nhau kín cả mặt đường để ngăn chặn xe tăng giặc. Dây điện từng búi lớn loằng ngoăng như tóc rối. Những ụ súng xây bằng bao cát,
những chướng ngại vật làm bằng giường tủ, chum vại, cánh cửa, sắt đường
tàu... Phải đi vòng, phải trèo qua.

Con sông Hương thân thiết xanh
ngăn ngắt hiện ra trước mắt, mờ ảo trong màn mưa bụi như bột rây. Hai
nhịp cầu Tràng Tiền chính giữa bị chặt đứt, gục xuống sông, sắt cầu vặn
xoáy vỏ đỗ. Cả đội tự nhiên đi chậm lại. Đứa nào cũng cố nhón chân,
nghểnh cổ nhìn cái cầu thân quen gãy gục. Chúng đều tặc lưỡi xuýt xoa
nhưng không phải vì tiếc chiếc cầu đẹp bị phá huỷ. Hũng chỉ trầm trồ
thán phục sức mạnh trái bom đã “chơi” nổi cái “anh cầu” sắt thép đồ sộ
kia.

Mừng quay lại hỏi Tư dát đi đằng sau:

-Quả bom ni chắc phải to lắm anh hè?

-To cóc cih! Hai trăm cân chứ mấy!

Tiếng anh đội trưởng đi cuối hàng hô vọng lên.

-Tản khai thành hàng một, cự ly cách nhau mười bước.


Bọn trẻ vội vàng xa nhau ra, đúng cự ly quy định, me theo hè phố, qua Phu
Văn Lâu, qua cửa Thượng Tứ, Cột Cờ... đi về phía cầu Bạch Hổ.

Cầu sắt Bạch Hổ bắc ngang sông Hương là chiếc cầu độc nhất của Huế chưa bị giật sập. Nhưng hai mái cậu đã được bố trí sẵn hai quả bom, chỉ chờ lệnh là
nổ.

Khi cả đội đi đến đầu cầu, một trong hai anh Vệ Quốc Quân công
binh phụ trách cầu bước ra khỏi công sự đào sát mép sông. Anh cao lớn
lực lưỡng, nước da đen cháy, mặt vuông chữ điền, lông mày mũi mác, miệng rộng đến mang tai. Hai ngón tay kẹp điếu thuốc lá quấn kiểu xì gà, to
bằng ngón chân cái. Một tay chống nạnh, anh cười cười hỏi:

- Mấy chú em đi mô mà kéo đoàn kéo lũ đi đông rứa?

Tư dát liến thoắng chỉ tay sang bên kia sông đáp:

-Bọn em qua bên tê sông chơi nhau với tụi Tây mũi lõ coi ai được anh ạ.

anh công binh nheo mắt nhìn Tư-dát cười để lộ hai hàm răng bàn cuối vàng kè nhựa thuốc lá.

-Nhất định là các chú mình được rồi!-Anh nói. - Các chú chỉ cần hỉ mũi, bốc
ghèn (Rỉ mắt) mà quăng, tụi Tây cũng đủ chết lăn cu quay, chứ cần chi
đến bom đạn như các anh đây!

Cả đội cười rân:

-Ha ha ha! Chuyến ni Tư dát bí rồi nghe! Cậu ta tự cho mình là tay mồm mép đối đáp ghê nhất đội đó anh ạ.

Anh công binh đua điếu thuốc lá lên hút, điếu thuốc cháy ngờ ngợ như bó đuốc. Anh phà khói thuốc, nháy mắt nói:

-Vỏ quýt dày gặp móng tay nhọn!

Đội trưởng đi đến chào anh công binh, nói:

-Đề nghị đồng chí cho đội chúng tôi qua cầu.

-Các đồng chí cứ việc qua. Các đồng chí thuộc đơn vị mô mà coi bộ to lớn, già lụ khụ rứa?

-Chúng tôi là đội Thiếu niên trinh sát của Trung đoàn.

-Hay! - Anh công binh tự nhiên buột miệng khen. - Lúc qua cầu các đồng chí
nhớ cúi thấy người xuống, mà đi xa xa nhau ra nghe. Tụi tây đóng bên
trường Thiên Hữu mà ngó thấy là câu móoc chê qua liền. Lúc đó thì cũng
hơi mệt!

Tư dát bị anh chơi cho câu ''bốc ghèn mà quăng'! ức từ nãy đến giờ, chỉ lăm lăm chờ dịp trả miếng. Nó nói:

-Anh đừng chơi xỏ chúng em, chờ cho chúng em ra đến giữa cầu giật bom nghe?

Anh công binh trả lời mặt tỉnh khô:

-Đây mà ngứa tay thì cũng chưa biết chừng!

Mừng từ nãy tới giờ đứng nhìn anh công binh không chớp mắt. Nó bất chợt kêu to”

-Ui chao, anh So!

Anh công binh quay lại, mắt trợn lên nhìn Mừng như doạ, rồi bước lại đưa bàn tay to như lưỡi xẻng nâng cằm nó lên hỏi:

-Mi đó à Mừng? Chao, cái thằng! Mi đi đây vui thú ra ri mà ở nhà thì mạ mi đập đầu đập óc khóc hết đêm hết ngày. Mạ mi cứ đinh ninh là mi chết
trôi mất xác ngoài sông Đông Ba rồi. Ngày mô mạ mi cũng cắm cơm với
trứng đi dọc bờ sông, về tới Mậu Tài, Dương Nỗ hú hồn vía mi. Trong nhà, mạ mi lập cả bàn thờ có bài vị để tên mi...

Mừng đứng sững nghe anh kể, mặt tái nhợt. Nó lắp bắp hỏi không thành tiếng.

Thiệt à anh...

Anh công binh nhìn Mừng giọng anh tự nhiên nhỏ lại:

-Trúng bữa đó anh xin được phép đơn vị tạt về thăm nhà. Anh ghé vô mạ em định
làm vài tô bún bò cho đỡ thèm. rứa mà mạ em túm luôn lấy anh, năn nỉ anh ra sông lặn mò xác em để đem về chôn cất. “Em làm ơn làm phước giúp
chị. Chim mà còn sống trên đời ni là cũng vì con mà sống. Chứ con chết
mất xác, không có lấy được một nấm mồ mà hương khói cho con... Cay đắng
cho đời chị quá em ơi!” Mạ em nói với anh như rứa đó, làm anh cũng khóc
luôn. Trời bữa đó lạnh thấy mệ nội mệ ngoại, rứa mà anh cũng phải hụp
lặn suốt cả một buổi dưới sông để mò xác em. Tối hôm đó về đơn vị, anh
bị cảm lạnh tưởng chết...

Đội trưởng hỏi anh So:

-Đồng chí có biết gia đình em Mừng?

Anh So kéo Mừng đứng sát vào mình, đặt bàn tay nặng quá đá tảng lên vai nó, nói:

-Chú ni là con chị Niệm, bán bún bò giò heo ngon nhất chợ Bao Vinh. Trước

tui làm cu li bốc vác ở bến chợ, chuyên ăn chịu bún bò của chị... nên
cũng có biết sơ qua.

Những đội viên đi trước đã đặt chân lên đầu cầu.

Đội trưởng vội xốc lại ba lô, nói với anh So:

-Bữa ni tôi bận, nên không nói chuyện lâu với đồng chí được. Nhưng hôm nào
có dịp, thế nào tôi cũng xin được gặp đồng chí để hỏi chuyện về gia đình em Mừng. - Anh quay sang nói với Mừng. - cho em ở lại đây một lúc nữa
nói chuyện với anh So, rồi cố chạy nhanh đuổi theo cho kịp đội. thôi
chào đồng chí. - Anh bắt tay anh So, chạy nhanh lên phía trước để điều
khiển đội qua cầu.

Anh So như sực nhớ, lục tìm khắp túi áo túi
quần, lôi ra được một thỏi chocolate dính đầy bụi và sợi thuốc lá. Anh
đưa lên miệng thổi phù phù, dúi vào tay Mừng:

-Ăn miếng cho thơm
miệng em, chiến lợi phẩm anh lấy được trong trận tấn công nhà hàng “sáp
phăng giông'! tối bữa tê đó. Mai môt anh có công tác về Bao Vinh đây, em cần nhắn chi với mạ, anh nhắn cho.

Vẻ mặt thần thờ, bối rối, Mừng nói mà nước mắt chảy vòng quanh:

-Em chỉ nhờ anh nói răng cho mạ em đừng giận em cái tội bỏ trốn đi Vệ Quốc
Đoàn... Mai mốt đánh Tây xong, cấp chỉ huy răng cũng cho phép em về thăm mạ...

-Được, được rồi, anh nói cho. Chắc mạ không giận mô em ạ. - Anh quàng tay ôm riết em vào lòng, bàn tay to lớn vụng về xoa xoa lưng
em như dỗ dành. - Thì ra anh em mình cùng họ nhà “trốn” cả. anh đây cũng phải trốn vợ mới đi được Vệ Quốc Đoàn đấy chứ em!

- A chút nữa
thì em quên, - Mừng mở vội cái túi dết đeo bên hông, lôi bó lá tầm gửi
đưa cho anh So. - Nhờ anh mang bó lá tầm gửi ni về cho mạ em. Nhắn mạ em sắc ngay mà uống. Trước khi sắc nhớ sao vàng hạ thổ, đổ năm chén nước
trong sắc lấy một chén... chỉ uống chừng ba bốn lần là khỏi bệnh hen
suyễn...

Anh So mở bó lá ra coi, lật qua lật về nhìn, đưa lên mũi ngủi, có vẻ lấy làm lạ lắm:

-Lá chi ri mà chữa lành ngay được bệnh hen suyễn rứa em?

-Lá tầm gửi đậu trên ngọn cây bút bút đó anh ạ. Em phải trèo lên ngọn cây
bút bút cao hơn cả ngooi lầu ba tầng, nằm chờ trên đó cho đến nửa đềm
mới hái. Cụ Ba Trà nói hái được như rứa thì chững bệnh suyễn còn hay hơn thuốc tiên. Em chắc mạ em răng cũng lành được bệnh... - Nước mắt Mừng
bỗng ứa ra. Em quệt nước mắt, thổn thức nói tiếp. - Làm răng anh cũng cố đưa được cho mạ em anh hí. chừ anh cho em chạy theo cho kịp đội...

-Ừ, đội em qua hết khỏi cầu rồi đó, em chạy ù lên... còn chuyện em nhờ thì
khỏi lo. Anh mà còn sống trên đời thì bó lá tầm gửi ni răng cũng đến tay mạ em.

Mừng hối hả chạy lên phía trước. anh So cầm bó lá tầm gửi bọc bằng mảnh áo súng và buộc chằng dây điện thoại, đứng như cột trụ sắt
trồng bên mép sông. Anh nhìn dõi theo cái dáng bé bỏng của thằng em lính trinh sát như bơi trong bộ quân phục, đang chạy băng băng qua cái cầu
sắt giăng giăng mưa bụi...

Anh nhìn cho đến lúc bóng em khuất hẳng trong màu mưa bụi trắng trời trắng đất phía bờ bên kia, phía Mặt trận.

Cái miệng rộng ngậm điếu thuốc lá to bằng ngón chân cái đã tắt từ lúc nào, tự nhiên méo hẳn đi như mếu, anh chép miệng:

-Chao cái thằng! Chừng nớ tuổi đầu mà đã biết lo cả việc nhà lẫn việc nước! Ngày mình bằng tuổi hắn mình đã biết cóc khô chi?

2

Vượt qua cầu Bạch Hổ, đội trưởng dẫn đội đi vòng lên phía dốc Nam Giao, theo con đường đá đến chùa Từ Đàm,m nơi Chỉ huy Sở Mặt trận khu C đóng.

Vừa đặt chân sang đây, cả đội đều thấy lòngg bồn chồn náo nức khác thường.
Mặt trận đã ở ngay sát nách, chỉ cách con sông đào An Cựu và mấy dãy phố hẹp.

Từ chùa Từ Đàm xuống hết một quãng đường dốc ngắn sẽ thấy
chiếc cầu bê tông gãy sập. Bên kia mố cầu có một ụ súng lớn xây bằng bao cát và sắt tà vẹt. Bên trong ụ súng ló lên thụp xuống những chiếc mũ ca lô, mũ sắt của các anh Vệ Quốc Quân. Khẩu đại liên Chiêu Hoà hai nòng
của Nhật chĩa thẳng theo con đường rải nhựa, đâm thẳng vào khu vực bọn
Pháp. Cuối đường, một chiếc xe gíp bị bom của quân ta giật đổ, chổng bốn bánh lên trời. Xa xa, thấp thoáng sau những đám cây um tùm, những ngôi
lầu vị trí giặc. Đứng bên này mố cầu, nhìn bằng mắt thường cũng thấy
những bao cát chất bịt kín cửa sổ cửa lớn. Qua lại trên những con đường
trong khu vực này phải cẩn thận, rất dễ ăn đạn những tên giặc bắn lén
núp sau những bao cát im lìm kia.

Tất cả những cái đó đối với các đội viên Thiếu niên trinh sát hấp dẫn lạ thường. Tất cả như đang nói
với các em: “Đây chính là Mặt trận! Đây chính là nơi các em sẽ sống,
chiến đấu, lập công; và có thể bị thương hoặc chết. Nhưng đó là một cuộc sống, cái chết khác thường, chưa từng có trước đây, làm náo nức sôi sục lòng người bởi vẻ đẹp cao cả của nó...”

Dọc đường các em gặp nhiều
toán Vệ Quốc Đoàn đêm qua vừa xung phong vị trí giặc, rút về chỗ nghỉ
ngơi. Anh nào áo quần cũng lấm lem bùn đất, gương mặt mệt mỏi, mắt sâu

hoắm vì mất ngủ nhưng đều ánh lên vẻ kiêu hãnh và niềm vui. Nhiều anh
đầu, tay quấn đầy băng trắng loang lổ thuốc đỏ và những vệt máu khô bầm. Có anh bước tập tễnh bên người bạn xốc nách. Từng toán, từng toán dân
quân, tự vệ từ các miền làng quê rẩm rập kéo về chuẩn bị tối nay tham
chiến. Họ mang vác, khiêng nào bom, mìn, rơm, chai xăng ngâm cờ rếp,
thang tre... để xung phong đốt vị trí giặc. Họ gọi nhau í ới, chuyện trò bô bô, cười ha hả... Người nào cũng dắt, đeo lủng củng nào dao găm, mã
tấu, trường kiếm, dây dừa để trói tù binh...

Các chị, các mệ, các o từ vùng quê tấp nập gánh quà lên uỷ lạo Mặt trận, đi thành từng đoàn
dài. Thôi thì đủ thứ: bánh tày, bánh tét, bánh ít, bánh khô, gà vịt,
heo, cục cục, cạc cạc, eng éc, váng cả óc. Dọc các con đuờng dẫn về mặt
trận, cứ một quãng lại có một trạm “uỷ lạo chiến sĩ “ dựng ngay bên
đường bằng cót, phên tre... Trạm nào cũng lửa khói nghi ngút, sôi sùng
sục những nồi lớn chè đậu đen, đậu xanh, cháo gà, cháo vịt, bún bò giò
heo, với những rá xôi cao như núi. Hễ là Vệ Quốc Quân cứ việc ghé vô ăn
uống thả xăng, không mất tiền.

Tốc độ hành quân của đội Thiếu
niên trinh sát chậm hẳn lại. Bởi ngang qua trạm uỷ lạo nào các em cũng
xin phép đội trưởng vô ném thử. Cái đơn vị Vệ Quốc Đoàn tí hon này lại
được các mệ các chị đặc biệt yêu chiều. Họ ra đón tậ giữa đường, kéo cả
đội vào trạm. Muốn vòi chi được nấy. Cháo gà, cháo vịt thì hai phần thịt một phần cháo. Chè đậu đen chỉ húp lấy nước.

Bòng bụng như trái
bí đao, ăn khoẻ có tiếng thế mà mới ghé vô hai trạm đã no thở không ra
hơi. Cả đội em nào cũng lén nơi thắt lưng hai ba lần...

Trời vừa
hửng nắng, bầy trời thành hphố đã vang ầm tiếng động cơ máy bay giặc,
máy bay cổ ngỗng nhào lôn, gầm rít ra oai, yểm hộ tụi máy bay Đa kô ta
thả dù tiếp tế cho bọn giặc bị bao vây.

Tình hình bọn giặc bị bao vây lúc này đã hết sức khốn đốn. Lương thực chúng đã cạn. Nhiều vị trí, đạn chúng bắn bắt đầu dè xẻn. Chúng đã giết chó béc giê để ăn thịt. Máy bay chúng phải thường xuyên đến thả dù tiếp tế. Mỗi lần như vậy khắp
Mặt trận lại ran lên tiếng súng. Súng quân ta bắn chặn không chô chúng
ra lấy dù tiếp tế, và súng của chúng bắn yểm trợ nhau liều chết xông
ra...

tình hình Mặt trận đang hết sức khẩn trương. Có tin viện
binh giặc từ Pháp đưa sang đã gần đến bờ biển Thừa Thiên. Trong mấy ngày gần đây quân ta quyết dốc hết sức hy vọng tiêu diệt được chúng trước
khi viện binh chúng đến kịp. Bọn địch cũng liều chết cố thủ để chờ quân
cứu viện.

chưa lúc nào quân dân Thừa Thiên lại sôi sục quyết tâm
tiêu diệt giặc như lúc này. Từ các miền quê trong tỉnh, trai gái già
trẻ, cả các cụ, cả con nít, ngày đêm rầm rập kéo về Huế. Họ tìm đến gặp
các cấp chỉ huy, nằng nặc đòi được ra trận. Họ tình nguyện được làm đội
viên quyết tử, lấy mạng mình đổi mạng giặc. Cấp chỉ huy không đồng ý là
họ làm ầm lên: “Cụ Hồ đã kêu gọi “Thà chết không quay lại đời nô lệ!”
Rứa mà các anh lại ngăn trở không cho bày tui “thà chết”, bày tui kiện
ra thấu Cụ Hồ cho coi!”

Đội Thiếu niên trinh sát đến sở chỉ huy
Mặt trận Khu C đúng lúc có hơn một chục cụ già thuộc đội Bạch đầu quân
làng Thanh Thuỷ - một làng cách Huế chừng năm cây số - bị cấp chỉ huy từ chối không cho “thà chết“. “Việc ni nặng nhọc, nguy hiểm lắm. Xin các
cụ vui lòng để phần cho các con cháu gánh vác...” Các cụ ấm ức không
chịu về. Vừa thấy các đội viên Thiếu niên trinh sát ba lô, túi dết, bao
đạn... thành hàng ngũ chỉnh tề từ ngoài cổng đi vào, thế là các cụ xúm
lại la ầm lên:

-Mấy đứa con nít đầu chưa sạch cứt trâu ni, còn
nhỏ hơn sắp cháu nội, cháu ngoại tui ở nhà, rứa mà cấp chỉ huy còn cho
tụi nó đi quyết tử! Còn bày tui thì cấp chỉ huy lại mời về nhà nghỉ là ý nghĩa làm răng?

Các em tò mò xúm quanh các cụ hỏi chuyện. Một cụ râu ba chòm, tóc búi củ hành, đầu quấn khăn nhiễu tam giang, mặc áo
đoạn vải đà, tay cầm cây mác lào lưỡi mài sáng quắc, hỏi các em:

-Rứa các cháu cũng được cấp chỉ huy tuyển vô đội Quyết tử à?

Tư dát liến láu đáp:

-Thưa ông, tưởng vô cái chi ghê hơn chứ vô cái quyết tử thì chúng cháu vô lâu rồi.

Một cụ lưng mã tấu, đội mũ rộng vành, kêu:

-Cha cha! Mới chừng nớ tuổi thì đã làm được cái chi mà cũng được Chính phủ cho vô quyết tử với quyết sanh!

Lượm có cái răng cửa sứt nên cả đội gọi là Lượm sứt, nghe cụ nói vậy, liền nổi tự ái, đáp:

-Ông ơi, rứa mà có người còn nhỏ hơn tụi cháu nhiều cũng đã quyết tử đánh cho tụi cướp nước tơi bời khói lửa đó ông ạ.

Ông cụ trợn tròn mắt, hỏi:

-Chớ ai rứa cháu?

-Dạ, Thánh Gióng!

Ông cụ phá lên cười ha hả, làm rung cả thanh mã tấu dắt bên lưng:

-Khá lắm! Khá lắm! Đúng là khẩu khí của con nít thời đại cụ HỒ Chí Minh! - Rồi cị cao hứng, gật gù ngâm nga:

-Trưừừ... tặặặc... đản hiềm tam tuêếế... vãn(Trừ giặc ba tuổi đời vẫn còn hiềm làm muộn)

3

chiều hôm đó, Chỉ huy trưởng Mặt trận khu C đến gặp đội tại ngôi chùa nhỏ cạnh chùa Từ Đàm, nơi đội tạm trú quân.

Chỉ huy trưởng Mặt trận khu C kiêm Tham mưu trưởng Trung đoàn Phùng Qúy
Đông (ông quê xã Thủy Dương thuộc thành phố Huế. Dã hy sinh trong kháng

chiến chống Pháp, được Chính phù truy tặng Huân chương Quân công) là
người đã ký quyết định thành lập đội thiếu niên trinh sát.

ông trạc ba mươi tuổi, dáng người cao, xương xương.

Đặc biệt ông có cặp mắt rất sâu. ông mặc bộ ka ki màu cỏ úa, lấm láp đất
bụi ủng da trát đầy bùn, đội cái mũ cát rộng vành màu đất sét, quai mũ
buông xuống bọc quanh cái cằm vuông có góc cạnh như đẽo bằng đá. Hình
như ông vừa ở ngoài chiến hào về thì đi thẳng đến đây.

Các em để ý
thấy chỉ huy trưởng bên hông không đeo súng lục như phần đông các cấp
chỉ huy khác. Trên vai ông khoác một khẩu súng hai nòng, nước thép xanh
biếc báng súng bóng loáng màu hổ phách có chạm trổ rất đẹp.

Ngang lưng ông thắt một cái thất lưng da to bản, dắt kín những viên đạn to bằng ngón chân cái, đầu đạn màu trắng chì.

Vịnh-sưa đứng trong hàng, mắt không rời khẩu súng trên vai chỉ huy trưởng, khẽ nói với Mừng đứng sát bên cạnh:

Khẩu súng ni trước của vua Bảo Đại dùng để săn voi đạn nó có thể bắn thủng
cả xe bọc thép. Ta lấy được khi vô chiếm An Định cung.

Nhiều em trong đội đã được nghe các anh lớn kể nhiều chuyện về chỉ huy trưởng trước khi gặp ông.

Là một người chỉ huy gan dạ, nghiêm khắc, nhưng biết yêu thương binh sĩ
không ai bằng. Không đêm nào ông không lăn lội ngoài mặt trận với khẩu
súng săn voi. ông đến từng đơn vị, từng chiến hào, từng ụ súng để kiểm
tra đôn đốc bàn bạc giúp đỡ các đơn vị tổ chức chiến đấu. Gặp lúc cần
thiết ông cũng cầm ngay lấy súng và chiến đấu dũng mãnh như một con sư
tử. ông sử dụng thành thạo tất cả các loại vũ khí: súng trường, tiểu
liên, trung liên, đại liên, móc chê, và cả đại bác. Tài bắn súng lục của ông được truyền tụng khắp Mặt trận: ông có thể bắn rụng cái đầu thuốc
lá đỏ lập lèo trên miệng người đang hút...

Nhưng ông thích dùng
hơn cả là khẩu súng săn voi của Bảo Đại. Từ hôm lấy được về, hầu như
không mấy khi thấy ông rời khỏi vai. Đi ngủ ông cũng dựng súng cạnh đầu
nằm. Với khẩu súng này ông đã hạ ít nhất là mười tên giặc và bắn đổ một
chiếc xe bọc thép ở khu vực trường Kỹ Nghệ...

Đối với những chiến sĩ gan dạ, anh dũng lập công, thế nào ông cũng tìm đến tận nơi thăm
hỏi, khen ngợi. Nhưng với những kẻ hèn nhát, không chấp hành đầy đủ mệnh lệnh chiến đấu, thì thái độ ông trở nên rất nghiêm khắc.

Với tất cả những điều truyền tụng đó về Chỉ huy trưởng, các đội viên Thiếu niên trinh sát đã đợi chờ cái phút ông đến gặp, lòng hồi hộp, nôn nao... Hệt như tâm trạng những thí sinh sắp bước vào buồng thi có vị giám khảo hết sức nghiêm ngặt.

Mười lăm phút trước khi ông đến, đội đã tập họp trước sân chùa để đón ông. Các em nhắc nhau sửa sang lại quân phục thật chỉnh tề. Vừa nhìn thấy cái dáng cao cao, xương xương của ông bước lên
những bậc cổng Tam quan, tự nhiên mặt em nào cũng hơi tái đi.

Đội trưởng hô nghiêm, chạy ra chào ông và báo cáo quân số. ông đưa bàn tay
có những ngón rất dài như bàn tay người chơi dương cầm lên vành mũ chào
lại. Động tác chào của ông mạnh và thật đẹp.

óng bước đến, nhìn
khắp đội một lượt, đầu như có vẻ bằng lòng tác phong đàng hoàng chững
chạc của các chiến sĩ nhỏ bé của ông. Nhưng nét mặt ông không hề thoáng
ánh tươi cười hoác lộ vẻ âu yếm như thường tình người lớn lúc nhìn trẻ
con. Cả đội, em nào cũng thấy gai gai sống lưng khi cặp mắt sâu và sáng
lạnh của ông lướt chậm qua người. Nhưng chính cái vẻ nghiêm lạnh khô
khan đó của người chỉ huy nổi tiếng này lại làm cho các em cảm động Vì
qua cái vẻ đó, các em nhận cảm rất rõ rằng: Trước mắt ông mình không
phải là những đứa con nít thò lò mũi xanh, mà là những Vệ Quốc Quân thật sự.

Mình có đầy đủ trách nhiệm và vinh dự như tất cả các chiến
sĩ lớn tuổi khác dưới quyền ông chỉ huy. Nếu mình gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu cũng sẽ được ông khen thưởng xứng đáng, và nếu mình hèn nhát
cũng sẽ bị ông xử phạt nghiêm khắc không một chút chiếu cố.

Chỉ huy trưởng cho đội về tư thế nghỉ.

óng nói chuyện với đội, giọng nói cũng nghiêm, không khác gì vẻ mặt. ông
nói tóm lược tình hình chiến sự của toàn Mặt trận Huế trong một tuần vừa qua. ông thông báo tin tức kháng chiến của Thủ đô Hà Nội, của thành phố Sài Gòn và những tỉnh miền Nam TỔ quốc.

Những thắng lợi mà quân ta đã giành được, những tổn thất và những khó khăn lớn lao mà quân ta đang phải đương đầu...

ông im lặng giây lát rồi nói tiếp, giọng nhỏ lại như thổ lộ một lời tâm sự:

Các em ạ, cuộc chiến đấu của chúng ta sắp bước vào một thời kỳ vô cùng gay
go và quyết liệt. Rất có thể không phải một tháng, hai tháng mà phải
nhiều tháng, nhiều năm nữa, chúng ta mới đánh đuổi được hết bọn giặc
nước, giải phóng được TỔ quốc, giải phóng thành phố thân yêu của chúng
ta. Nhưng dù sống, dù chết, chúng ta, những chiến sĩ Vệ Quốc, nhất quyết làm tròn lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch HỒ Chí Minh: “Hãy quyết
tử cho TỔ quốc quyết sinh“. Nếu thế hệ chúng tôi chưa làm xong được sứ
mệnh vĩ đại này, thì thế hệ các em phải nối tiếp xốc tới, hoàn thành cho bằng được.

Vừa lúc đó một liên lạc viên xuống ngựa trước cổng Tam quan, nhảy ba bậc thềm một, chạy vào chào ông và báo cáo:

Báo cáo Chi huy trưởng, có điện thoại của Trung đoàn trưởng gọi:

ông đưa tay lên vành mũ, chào đội.

- Chúc các em lên đường thắng lợi. Tôi sẽ còn nhiều dịp gặp các em ngoài Mặt trận.

Chỉ huy trưởng vừa đi khỏi, đội trưởng mở sổ tay phổ biến nhiệm vụ:

Theo lệnh của Ban chỉ huy Mặt trận, ngay chiều hôm nay đội chúng ta phải có mặt tại các đơn vị chiến đấu.

Một tổ ở lại chỉ huy sở cùng với anh, làm nhiệm vụ liền lạc chung. Các tổ
khác sẽ về tham gia chiến đấu ở các đại đội thuộc mặt trận khu B và khu
C. Ngay sau đây, các em tổ trưởng gặp anh để nhận giấy giới thiệu và sửa soạn lên đường cho kịp.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận