Lũ trẻ mệt mỏi ngủ li bì suốt cả ngày hôm sau đó, do tác dụng phụ của chuyến xe chạy lâu như trôi qua cả hàng thế kỉ và đêm mưa đáng sợ trong phòng bếp.
Phải đến hôm sau nữa cả bọn mới thật sự tỉnh táo để trải nghiệm và tận hưởng cái không khí đón tết nơi miền quê dân dã.
Phòng bếp chính, cả nhà gia chủ và năm đứa trẻ đang dùng bữa sáng.
Hôm nay dì Năm nấu món hủ tiếu Nam Vang trứ danh của miền Tây Nam Bộ. Tô bún to đầy ắp thịt bằm, hai con tôm, một vài lát gan tim cật heo, thêm cục xí quánh cỡ to nhất mà bên trong đó phải có thêm lớp tủy béo ngậy mới đúng bài.
Điều đặc biệt để làm nên một tô hủ tiếu Nam Vang thơm ngon đúng điệu đó là tỏi ngâm, từng lát tỏi được bào mỏng ướt đẫm trong hỗn hợp dấm đường càng làm dậy lên sự thăng hoa của món ăn.
Nước lèo trong veo được hầm từ xương heo là thứ càng cho món ăn trở nên đặc biệt, nước dùng thanh, ngọt tự nhiên chang lên tô bún càng trông thêm sự hấp dẫn đầy u mê. Quan trọng là món hủ tiếu này dù là ăn nước hay khô đều là mĩ vị nhân gian.
Do nước lèo ngọt ngào, thanh tao và sự hòa quyện của gia vị cùng với sợi bún dai dai, làm cho bọn trẻ đắm chìm không lối thoát. Đứa nào cũng đòi ăn thêm, riêng Tùng Bách đã ăn đến tô thứ ba rồi mà vẫn còn lưu luyến.
- Mẹ cái Nhàn, hôm nay là 26 rồi, lát nữa đi ra chợ sắm chút đồ mới trong nhà với mẹ. - Bà cụ cố hóp một ngụm trà nhỏ sau bữa ăn sáng ngon lành, bà đặt nhẹ tách trà xuống bàn rồi nhìn năm đứa nhỏ đang úp mặt húp nước lèo xì xụp. - Nhàn à, lát bây dắt mấy đứa nó ra chợ chơi đi cho biết không khí chợ quê.
- Chắc không được đâu nội, chút nữa con với chồng con theo ba đi dọn dẹp mồ mả ông bà chuẩn bị ăn tết.
- Thằng Bình, nhà này bây rảnh nhất, bây đi đi, nhớ lấy xe lớn chở bọn trẻ. - Bà cụ cố thảy trái quýt trên bàn về hướng chàng trai thẫn thờ gần đó.
Sau sự sắp xếp ổn thỏa của bà cụ thì cuối cùng người đưa bọn trẻ đi chợ không ai khác ngoài cậu Bình.
- Con nói là con dẫn các bạn đi được rồi, cậu đi theo chi vậy?. - Thiên Vân lải nhải mãi sau lưng cậu nó.
- Rồi, rồi tới chợ rồi, mấy đứa đi đâu đi đi, cậu ngồi ở quán cà phê bên đó, chơi xong ra đây, cậu chở về, rồi giải tán. - Cậu Bình nhét tay vào hai túi quần dáng vẻ không cam tâm lủi thủi đi về phía trước.
Cả đám nghe lời dặn dò từ ông cậu quí hóa xong thì trạng thái lập tức vui vẻ trở lại, cùng bàn tính xem bây giờ đi đâu chơi, Thiên Vân vốn dân ở đây nên cô bé biết rất rõ khu chợ này.
Ở đây được gọi là chợ Chiều vì chợ bán từ sáng tới chiều. Trong chợ được chia làm nhiều khu vực nhỏ như thịt cá, rau củ, hoa tươi, trái cây, sản vật, đồ khô, đồ gia dụng và đặc biệt nhất là nơi bán đồ ăn liền.
Chợ ở quê không giống như chợ ở thành phố, đường đất, sạp hàng bằng lá, bằng gỗ, xịn nhất là bằng sắt thép dựng lên san sát nhau. Khuôn viên chợ rất lớn, nhiều khu lại đang thêm dịp tết nên không khí cực kì náo nhiệt.
Thiên Vân dẫn đầu đám bạn vừa dẫn đường vừa giới thiệu về nét độc đáo của chợ quê. Cả đám mắt chữ a, mồm chữ ô với sự náo nhiệt nơi đây. Người ta bán mai trải dài cả chợ, ngoài mai còn nhiều loại cây khác như quýt, tắt, hoa giấy… Bên kia đường là một hàng dài sạp bán đồ trang trí tết, đỏ rực một góc trời. Đèn lồng, câu đối, dây treo hình vàng, bao lì xì bán không thiếu thứ gì.
Cũng hơn hai tiếng đồng hồ trôi qua, sau một trận vui chơi, mua sắm thì ngay lúc này cả năm đứa đều đã thấm mệt.
- Vân, Vân, Vân. - Kim Chi cừa đi vừa thở hổn hển.
- Sắp tới rồi, cố lên Chi. - Tùng Bách choàng tay với Kim Chi dìu dắt nhau đi.
- Ai lúc mới đi thì hăng say lắm, cái gì cũng mua, cái gì cũng thử, qua sạp bán quần áo thử hết cả sạp rồi giờ than mệt. - Xách đống đồ nặng là hậu quả sau chuyến mua sắm của Kim Chi, Minh Hảo chán nản, mệt mỏi nhưng vẫn còn sức trêu chọc.
- Tới rồi, tới rồi, vào đi các cậu. - Thiên Vân tiến vào trong một quán chè sập xệ, con bé tự nhiên kéo ghế ra ngồi rồi ra hiệu cho cả đám bạn.
- Ở đây sao? - Tú Anh kinh ngạc hỏi.
- Đâu cũng được, tớ mệt lắm rồi. - Kim Chi sà xuống, ngồi phịch xuống ghế hít lấy hít để không khí như sợ bị tranh lấy hết sự sống, con nhỏ ngã người ra sau hai tay buông thõng mệt nhoài.
- Tớ cũng mệt. - Tùng Bách chẳng khác gì Kim Chi, thở hỗn ha hỗn hểnh lè cả lưỡi ra.
- Ở đây bán gì thế Vân? - Minh Hảo hoài nghi hỏi, vì thằng bé chỉ nhìn thấy một cái tủ nhỏ như dài bằng chiều ngang cái sạp, bên trong cái tử là mấy cái tô đựng vài món xanh xanh đỏ đỏ, ở giữa có một cái thau to chẳng, mà có người mau thì bà chủ quán lại múc cái thứ nước đó vào từng ly, từng bịch để bán. Ngoài ra quán không có menu hay bảng hiệu để biết ở đây bán gì. Khách hàng sẽ ngồi trước tủ kính đựng đồ ăn, ngay trước mặt bà chủ luôn vì quán rất chật hẹp, bí bách như một cái chòi nhủ vậy.
- Chào mấy đứa, mấy đứa là dân Sài Gòn xuống phải không? - Bà chủ quán bưng năm ly trà đá ra chào hỏi khách.
Năm ly nước vừa được đặt xuống bàn thì hai đôi tay nhanh như tia chóp chìa ra bắt trọn rồi uống lấy uống để như hai đứa này bị bỏ ngoài sa mạt lâu ngày dẫn đến chết khát, Tuy nhiên một ly nước trong số đó không chịu được sự vô vập nên đã đổ ào ra đất. Uống một ly không đủ, hai cái xác khô chụp lấy hai ly còn lại trên bàn mà uống.
- Dạ con xin lỗi bà, bà ơi cho con xin thêm mấy ly trà đá nữa nha. - Thiên Vân xấu hổ trước vẻ đói khát của hai đứa bạn mà muối mặt xin lỗi lia lịa.
- Không sao, không sao, để bà lấy thêm. - Bà chủ quán tốt bụng không trách cứ bọn nó mà còn lấy thêm.
- Bà ơi, ở đây có món gì vậy? - Tú Anh đưa ánh mắt dò xét xung quanh không gian quán.
- À, bà bán chè đậu xanh, đậu đen, chè thập cẩm, cốc tai, sâm bổ lượng, cóc tai và đặc biệt nhất là sương sâm, sương sáo do chính tay bà làm. - Gương mặt bà chủ hào hứng giới thiệu từng món ăn tâm huyết tại cái quán chè nhỏ của mình.
- Nè, nè cocktail là cái trong quán bar á hả Vân? - Kim Chi ghé sát tay nhỏ bạn thì thầm.
- Tớ không biết nữa, hay cậu gọi ăn thử đi. - Vân nghiên nghiêng đầu tỏ vẻ suy nghĩ.
- Bà ơi, cho con ly cốc tai. - Kim Chi hô to vào bên trong quán.
- Một sâm bổ lượng đi bà. - Minh Hảo cũng tiếp lời Kim Chi.
- Còn con thì một chè đậu xanh đi ạ.
- Cho con chè thập cẩm.
- Con nữa, con nữa, khó chọn quá đi, một chè thập cẩm, một cốc tai, một sâm bổ lượng. - Tùng Bách ngại ngùng gọi món.
- Cậu bé ăn hết không đó, nhiều lắm đó con. - Bà chủ quán lo lắng sợ nó ăn không hết nên định khuyên nhủ.
- Con ăn hết mà bà. - Nó nói rồi nhe răng cười.
Lát sau bảy ly chè được bưng ra.
Chè đậu xanh và thập cẩm na ná giống nhau, cơ bản là có đậu và thêm bánh lọt, hột lựu, được ăn cùng với nước cốt dừa beo béo thơm ngon, cuối cùng là rắc vài miếng dừa sấy giòn tan.
Sâm bổ lượng đầy ấp có cả củ sen, hạt sen, long nhãn, rong biển, hạt bo bo và một trái táo tàu; nước sâm ngọt thanh do nấu từ đường phèn lại thơm mát do từ các loại thành phần, trời nắng nóng mà làm một ly sâm bổ lượng là khỏi bàn cãi.
Món gây tò mò nhiều nhất là cốc tai của bé Chi và Tùng Bách, cả đám nhìn hai ly cốc tai vừa quen vừa lạ. Nó giống như siro đá bào mà bọn trẻ hay ăn sau mỗi ngày tan học được bán đầy ở cổng trường, nhưng ly siro này lại có những sợi mứt đu đủ ngòn ngọt, những trái chùm ruột dẻo dẻo, thêm vài miếng mứt chuối, đậu phộng và rưới đều một lớp sữa đặc. Tất cả mấy ly chè đó đều được ăn cùng với đá đập nhuyễn thì ăn mới ngon.
Ăn uống no nê, cả đám ngồi nghĩ ngơi lấy sức đi bộ ngược ra cổng chợ để về. Gần đó người ta đang mở hội lô tô, hát hò vui vẻ vang trời, sự náo nhiệt và huyên náo đó làm sao cản được cái tính tò mò của đôi bạn trẻ Tùng Bách và Kim Chi. Sau sự nỉ nê, năng nỉ, khóc lóc thì đôi trẻ cũng được đi chơi lô tô như ý nguyện, vừa thoát khỏi cô bạn khó tánh cả hai hòa cùng với đám người mặc sức vui chơi.
Hơn một tiếng sau, cả ba đứa trẻ còn lại ngồi đợi mãi mà không thấy ai trở về. Cảm thâys thời gian trôi qua quá lâu, sợ hai đứa bạn kia chơi vui quên mất đường về, nên để Thiên Vân và Minh Hảo chia đi tìm, còn Tú Anh ở lại quán đợi, phòng hờ hai bạn trẻ ham chơi về không thấy ai lại khóc bù loa, bù lu.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...