Trường Hận Động Đình Hồ

Phó Thiên Lân vừa nhướng mày định trả lời thì Giả Y Nhân vội cúi mình cung kính cướp lời đáp:
- Hành đạo giang hồ, người nhiều tuổi bao giờ cũng được tôn trọng, tuy không cùng môn phái, nhưng chúng tôi ít tuổi tài hèn đâu đám thất lễ với các vi võ lâm đã thành danh như lão tiền bối! Nói đến đây chàng lại quay sangThiên Lân nháy mắt ra hiệu rồi nói tiếp:
- Lân kha kha ! hãy giao cho đệ thanh "Thiết kiếm chu ngân" đi!
Phó Thiên Lân không hiểu dụng ý của Giả Y Nhân, nhưng chàng rất tín nhiệm với người em kết nghĩa này nên thuận tay đưa ngay!
Giả Y Nhân cầm thanh kiếm rồi tươi cười nói tiếp:
Nhất là đối với Ông lão tiền bối, danh tiếng vang lừng bốn cõi, tài nghệ lấn áp đương thời. muốn đoạt một món binh khí trong tay chúng tôi chẳng khấc nào thò tay vào túi lấy đồ vật muốn lúc nào được lúc ấy! Hai đứa chúng tôi tuổi trẻ tài nghệ kém cỏi, làm sao đủ sức chống chọi. Vậy chúng tôi xin cung hiến lão tiền bối thanh kiến này.
Nói xong, hai tay chàng cung kính nâng thanh Thiết kiếm dâng đến trước mặt Bạch Y Đà Ông Vụ Viển!
Cử chỉ này, khiến Bạch Y Đà Ông bị đỏ mặt ngượng ngùng, lão nhìn Tử Địch Thanh Loa một chập, rồi thình lình cất tiếng cười sằng sặc nói:
- Gã trẻ tuổi này, khẩu khí lợi hại đó! Mấy câu:
"Danh tiếng vang rền bốn cõi, tài nghệ lấn át đương thời, tuổi trẻ tài nghệ kém cõi, làm sao đủ sức chống chọi". Nghe rất cứng cỏi đối chọi, làm cho lão không còn mặt mũi nào ra tay đoạt kiếm nữa!
Nhưng các ngươi đã đánh giá lão hơi sai! Với tiếng tăm của lão trong võ lâm hiện thời, không lẽ lão lại cậy giỏi cướp không đồ vật trong tay lũ hậu bối tuổi trẻ như các người bay sao?
Phó Thiên Lân, Giả Y Nhân rõ ràng nghe Bạch Y Đà Ông tự nhận muốn đoạt thanh Thiết kiếm Chu ngân, đến giờ nghe lời lẽ của lão thì lại không muốn cậy tài đoạt nên hai người đều lộ vẻ ngạc nhiên, đưa mắt nhìn nhau.
Bạch Đà Ông từ từ cởi thanh kiếm cũ kỹ đeo bên sườn ra, vỏ thanh kiếm này được chế tạo bằng da trăn, nhưng vừa cũ lại vừa rách trông rất xấu xí! Lão cầm bao kiếm, sẽ đưa tay vuốt ve, rồi chợt ngửng đầu hỏi Giả Y Nhân.
- Nhìn cây sáo và con thanh loa, lão đoán nhà ngươi chắc là nhân vật trẻ tuổi mới nổi danh trong mấy năm gần đây với biệt hiệu giang hồ "Tử Địch Thanh Loa"? Vậy mi có biết thanh bảo kiếm này của lão không?
Giả Y Nhân không rõ ý đối phương nên chàng đưa mắt nhìn thanh kiếm cũ trong tay Bạch Y Đà Ông rồi khẽ lắc đầu.
Bạch Y Đà Ông mỉm cười, tay trái cầm bao kiếm, tay phải nắm chuôi kiếm từ từ rút ra khỏi vỏ!
Bảo kiếm vừa động, liền phát ra tiếng ngân rền như chuông kêu, kiếm quang màu xanh tía làm chói mắt mọi người!
Bạch Y Đà Ông từ từ rút kiếm ra độ ba bốn tấc, rồi thình lình rút mạnh ra khỏi vỏ, bên tai Phó Thiên Lân và Giả Y Nhân chợt vang lên tiếng ngân dài như chuông réo, đôi mắt bị luồng kiếm quang kỳ dị làm chói lòa. Trong tay Ông Vụ Viễn đã cầm ngang một cây trường kiếm sáng loáng từ chuôi kiếm đến mũi kiếm, quang thanh màu tía.
Ông Vụ Viễn sẽ vung kiếm vào một tảng đá lớn bên cạnh, chỉ thấy một lằn chớp lóe lên tảng đả lớn đã bị chặt làm hai không nghe một tiếng động nhỏ!
Cắt đứt tảng đá lão quay lại hỏi Giả Y Nhân với vẻ mặt đắc ý:
- Bây giờ thì nhà ngươi biết rõ thanh bảo kiếm này của lão chứ?
Giả Y Nhân lộ vẻ kinh hãi đáp:
- Vãn bối tuổi trẻ, hiểu biết nông cạn, không biết có phải thanh thần kiếrn của lão tiền bối là thanh "Chu Hồng kiếm", đứng hàng thứ nhất trong số năm đại danh kiếm trong võ lâm hiện thời không?
Bạch Y Đà Ông gật đầu cười đáp:
- Đường đỏ thắm trên thân kiếm là một đặc điểm dễ nhận, nhưng nhà ngươi biết được thanh kiếm này đứng hàng thứ nhất trong số nărn đại đanh kiếm hiện thời thì kể ra cũng khá đấy!
Nói đến đây, lão quay sang Phó Thiên Lân hỏi:
- Nhà ngươi thấy hoa? hầu và tầm sắc bén của thanh "Chu Hồng kiếm" của lão thế nào?
Phó Thiên Lân ứng thanh đáp:
- Bảo kiếm của lão tiền bối thực là một thần vật nhà trời, nhân gian ít thấy!
Ông Vụ Viễn từ từ tra kiếm vào vỏ, đưa tay ve vuốt bao kiếm và lộ vẻ buồn thảm kỳ dị!

Sau một hồi ve vuốt thanh kiếm, hình như lão ta tỏ vẻ quyết tàm một điều gì lớn lao lắm rồi mới đưa ngang thanh "Chu Hồng Kiếm" đến trước mặt Phó Thiên Lân và nói:
-Lão bằng lòng đối thanh đệ nhất võ lâm đại danh kiếm này lấy thanh "Thiết kiếm chu ngân". Chắc không đến nỗi mang tiếng là cưỡng đoạt binh khí của lũ hậu bối chứ?
Tử Địch Thanh Loa ngỡ là mình nghe lầm. Vì chỉ căn cứ vào sự tranh nhau cướp đoạt của các tay giang hồ hào cường, cũng có thể đoán ra thanh "Thiết kiếm chu ngân" này phải có một giá trị gì đặc biệt! Nhưng vừa rồi, chàng đã tự tay xem xét, không thấy có một điểm gì khác lạ, kiếm đúc bằng thép thường, thân kiếm cũng không phải rỗng và có dấu diềm một bảo vật gì!
Nghĩa huynh chàng chỉ gật đầu một cái thì được một thanh bảo kiếm thuộc hàng võ lâm kỳ trân xưa nay biết bao nhiêu người hằng mơ tưởng mà vẫn không được, lúc đó với danh phận của Bạch Y Đà Ông, không lẽ lão ta lại nuốt lời hay sao ?
Nhưng, việc xảy ra ngoài ý nghĩ mọi người, Phó Thiên Lân ngửng đầu, đôi mắt lộ thần quang nhìn Ông Vụ Viễn với vẻ mặt rắn rỏi đáp:
- Thần kiếm của lão tiền bối tuy là một vật báu hiếm có nhưng vì mến tiếc một di vật của tiên sư nên hậu bôi không muốn đổi!
Câu trả lời của Phó Thiên Lân gây cho Giả Y Nhân ba cảm giác:
trước hết là giật mình kinh ngạc, kế là tiếc rẻ, sau nữa là kính phục phẩm cách của vị nghĩa huynh mới kết giao!
Bạch Y Đà Ông thì lại càng kinh ngạc tột độ lão trợn tròn đôi mắt nhin Phó Thiên Lân một chập rồi lại trầm giọng hỏi:
- Đây có thể là một dịp may hiếm có trăm năm chưa chắc đã gặp một lần! Nhà ngươi bỏ qua, sau này không tiếc rẻ chứ ?
Phó Thiên Lân ngang nhiên lớn tiếng đáp:
- Trong võ lâm, quý giá nhất là một lời hứa! Phó Thiên Lân này còn biết tự ái chứ không phải lũ phản phúc vô thường như những kẻ khác!
Với địa vị và oai vọng của Bạch Y Đà Ông trong võ lâm hiện thời, làm sao chịu đựng được những lời lẽ khinh thường như vậy, nên lửa giận của lão bốc lên ngùn ngụt, lão gầnm lên một tiếng vang dội cả núi rừng; cành lá, cây cối xung quanh đều rơi rụng lả tả, râu tóc dựng ngược, cặp mắt tia thần quang như điện, thần thái trông oai dũng kinh người!
Thấy tình thế có phần nguy hiểm, Giả Y Nhân vội len lên bước đến đứng bên cạnh Phó Thiên Lân, chuẩn bị nếu Bạch Y Đà Ông hạ độc thủ thì cũng chỉ có nước liều mình hợp sức chồng cự!
Trước cơn giận dữ ghê người của một vị võ lâm kỳ nhân, Phó Thiên Lân vân ngang nhiên chẳng chút sợ hãi, mắt vẫn nhìn đối phương chòng chọc, vẻ mặt vẫn hiện nét tươi cười như thường!
Bạch Y Đà Ông Vụ Viễn thấy Phó Thiên Lân không bị nao núng trước uy thế của mình cũng thán phục và cơn giận cũng từ từ nguội, sau đó lão thở dài một tiếng và nói:
- Mấy mươi năm tung hoành giang hồ, đây là lần thứ nhất lão chịu cúi đầu trước một người khác, nếu ngươi bằng lòng đổi kiếm, lão sẽ dạy thêm cho ngươi pho "Cửu Cung thần kiếm", một kiếm pháp thần bí lão chưa truyền dạy cho một người nào khác!
Pho "Cửu cung Thần kiếm" là một pho kiếm pháp tuyệt đỉnh oai chấn võ lâm của Bạch Y Đà Ông, oai lực ngang với pho "Lục Lục Tiên Cương" kiếm pháp của sư môn Phó thiên Lân.
Giả y Nhân thấy vị võ lâm quái kiệt này dám tự động đem một thanh đệ nhất danh kiếm, và thêm một pho kiếm pháp tuyệt bọc nữa để đổi lấy một thanh "Thiết kiếm Chu ngân" tầm thường, thì rất đỗi kinh ngạc, chàng vội đưa tay ra dấu bảo Phó Thiên Lân chớ nên bỏ qua cơ hội hiếm có này!
Trái lại, Phó Thiên Lân vẫn nghiễm nhiên làm như không nghe thấy gì và khảng khái trả lời:
- Thịnh ý thâm tình của lão tiền bối, Phó Thiên Lân xin ghi nhớ và cảm kích vô cùng!
Còn thanh "Thiết kiếm Chu Ngân" là di vật của sư môn vãn bối, nên vãn bối không thể ham lợi mà bỏ được! Hơn nữa, vãn bồi đã được La Phù Lão Nhân tiên sư dạy dỗ nên cũng không dám tự ý học thêm tuyệt nghệ của môn phái khác nữa!
Bạch Y Đà Ông không ngờ một gã hậu bối trẻ tuổi như vậy mà dám ngang nhiên không sợ uy thế của lão lại không bị dụ hoặc bởi tuyệt nghệ và thần kiếm dám khẳng khái cự tuyệt lời đề nghị đổi kiếm cửa lão một lần nữa ! Lần này lão không lộ vẻ tức giận chỉ gờm gờm nhìn Phó Thiên Lân một chập rồi gật đầu nói:
- Đây là lần thứ nhất trong đời lão gặp được một người trẻ tuổi có khí phách như nhà ngươi, Với chút danh vị của lão, không lẽ lại đi cậy cường đoạt bậy sao, vậy việc đó chờ sau này hẵng hay! Giờ lão muốn hỏi ngươi một câu là từ đây trở đi rất có thể nhà ngươi còn gặp nhiều hiểm trở; thiếu gì những tay ma đầu, quỷ quái có ý dòm ngó thanh Thiết kiếm chu ngân này, lão không hạ thủ cưỡng đoạt, người khác cũng sẽ hạ thủ cưỡng đoạt, nhà ngươi tuy có học được ít nhiều võ thuật chân truyền của Biên lão đầu ở Hương tuyết đỉnh La Phù sơn, nhưng liệu có giữ nổi thanh kiếm ấy không?
Phó Thiên Lân khẳng khái đáp:
- Cản ơn lão tiền bối đã chỉ dạy, nhưng vãn bối bước chân vào giang hồ chỉ nhờ vào một tấm lòng nhân, dũng quả cảm, không ngần ngại nề hà một chút gian nan nguy hiểm nào.
Thanh "Thiết kiếm chu Ngân" này nếu gặp được bạn tri kỷ, vãn bối cũng dám hai tay dâng tặng không chút tiếc rẻ nhưng nếu có kẻ nào cậy tài cưỡng đoạt, thì chỉ tự khi nào vãn bối bị tan xương nát thịt, biến thành mây khói; họa may mới hy vọng chiếm được!
Bạch Y Đà Ông ngửa mặt lên trời cười một hồi dài đinh tai nhức óc rồi nói:
- Kể ra cũng có chí khí đó, nhưng với một chút kinh nghiệm, kiến thức và tài nghệ kém cỏi của nhà ngươi, làm sao chống chọi được với những sự gian ác giả trá trong đám giang hồ lão luyện? Lão có tính quái gở là:
nếu lão đã không được thanh "Thiết kiếm chu ngân" đó thì lão cũng không muốn một kẻ nào cướp đoạt nó một cách dễ dàng, vậy lão tặng nhà ngươi một vật, với vật này, chỉ cần nhà ngươi đừng gặp phải "Vực ngoại tam hung" là đủ giúp cho nhà ngươi thoát thỏi máy lần đại nạn!

Nói xong, lão hú lên một tiếng bổng dội như rồng gầm, rồi cả người lẫn kiếm hóa thành một chiếc cầu vồng ba màu xanh, đỏ, trắng vọt lên cao ba, bốn trượng, vung tay ném lại chỗ hai người đứng một vật như trái cầu tròn, chỉ trong chớp mắt thân hình lão đã mất hút trong những mỏm đá lởm chởm lưng chừng núi!
Tử Địch Thanh Loa đưa tay đón bắt vật tròn như trái cầu do Bạch Y Đà Ông liệng xuống, khi bắt được chàng cảm thấy có một sức mạnh vô cùng, hai chân đã xuống tấn mà vẫn không đứng vững phải thối lui hai bước!
Khi nhìn kỹ hai người đều ngạc nhiên, vì vật tròn đó là một chiếc xương sọ người nhỏ hơn nắm tay không biết chế bằng chất liệu gì, mà giống hệt như một chiếc sọ người thật!
Vì đã dày dạn kinh nghiệm giang hồ nên Tử Địch Thanh Loa biết chiếc xương sọ người nãy tất phải có công dụng gì lớn lắm! Chàng sợ Phó Thiên Lân có tính kiêu ngạo không chịu nhận nên phải tự tay bỏ vào gói hành lý cho Thiên Lân.
Phó Thiên Lân không nỡ từ chồi ý kiến của người em kết nghĩa, nên chàng đợi Giả Y Nhân cất gói xong rồi mới mỉm cười nói:
- Chúng ta tuy mới kết giao nhưng tình bạn đã vô cùng thắm thiết, ngu huynh được hiền đệ đưa tiễn đến đây, đã gần một trăm dặm, người ta thường có câu nói:
"Tiễn nhau ngàn dặm, rồi cũng phải một lần từ biệt", hơn nữa, hiền đệ còn có việc gấp phải đi Chương Nam, vậy chúng ta hãy tạm chiaa tay tại đây và hẹn ngày tái ngộ!
Giả Y Nhân có vẻ buồn rầu đáp:
Lân kha kha, tiểu đệ phụng mệnh ân sư đến Chương Nam có việc cần, nếu chậm trễ, sẽ có một vi võ lâm kỳ hiệp bị bọn tiểu nhân ám hại, nhưng vì nhờ cước trình của con thanh loa nhanh chóng, nên tiểu đệ mói có chút thì giờ đưa tiễn Lân kha một quãng đường. Việc ở Chương Nam, chầy lắm là năm ngày sẽ xong xuôi. Khi xong việc, tiểu đệ phải về Hoàng sơn phục mệnh, vậy nửa tháng sau, xin Lân kha đến Thanh Lương Đài đi ở Hoàng sơn tìm gặp tiểu đệ được không?
Đợi Phó Thiên Lân gật đầu nhận lời, Giả Y Nhân mới lấy hành trang của Phó Thiên Lân trên lưng Thanh loa xuống đưa cho chàng rồi nhảy lên yên giựt cương phóng đi!
Mới đi được hơn một trượng, chợt nghe Phó thiên Lân gọi lớn:
- Hiền đệ, hãy thong thả!
Nghe tiếng gọi, Giả Y Nhân vội gò cương quay lại hỏi:
- Lân kha, gọi tiểu đệ lại muốn nói gì nữa!
Hai tay Phó Thiên Lân cầm ngang thanh thiết kiếm chu ngân đưa cho Giả Y Nhân và nói:
- Vừa rồi, ngu huynh cùng hiền đệ đã xem xét kỹ thanh kiếm này tuy không thấy có gì khác lạ! Nhưng, cứ xen như Bạch Y Đà Ông dám đem một thanh đệ nhất danh kiến và một pho "Cửu Cung thần kiếm" thành danh tuyệt học để trao đổi cùng những sự dòm ngó tranh đoạt của bọn giang hồ hào kiệt thì tất nhiễn nó phải có một giá tri tuyệt đối gì mà chúng ta chưa khám phá ra ! Nhân dịp chúng ta mới kết giao, bên mình ngu huynh không có vật gì ngoài thanh kiếm này, vậy ngu huynh xin tặng nó cho hiền đệ để làm kỷ niệm mối giao tình của chúng ta!
Giả Y Nhân không ngờ Phó Thiên Lân có hành động như vậy chỉ vì thanh kiếm này, chàng đã không hề nao núng trước uy thế của Bạch Y Đà Ông, thế mà nay chàng lại khảng khái đem tặng cho mình!
Bản tâm Giả Y Nhân không muốn nhận, nhưng chàng chợt nghĩ lại nếu Phó Thiên Lân không có thanh kiểm này bên mình chắc đi đường sẽ ít gặp nguy hiểm! Mà khi mình về Hoành sơn phục mệnh, còn có thể hỏi ân sư xem giá trị của thanh kiếm này ra sao rồi sau ãe trả lại Phó Thiên Lân; như vậy, há chẳng nhất cử lưỡng tiện ư ?
Sau khi quyết định, Giả Y Nhân bèn đón nhận thanh kiếm lộ vẻ cảm kích đáp:
- Không biết giá trị thanh kiếm này ra sao ? Và đã là di vật của ân sư Lân kha kha thì tiểu đệ đâu dám nhận, nhưng với tấm thịnh tình của Lân kha thì tiểu đệ lại không thề từ chối! Vậy chúng ta tạm thời trao đổi binh khí đê trong thời gian nửa tháng xa cách, chúng ta có dịp thấy vật nhớ người! khi gặp nhau tại Hoàng sơn chúng ta sẽ đổi lại, xin Lân kha đón nhận cây sáo của tiểu đệ!
Dứt lời Giả Y Nhân cũng không đợi Phó Thiên Lân có đồng ý hay không, chàng đã vung tay liệng cây sáo trút lại rồi giựt cương thúc Thanh Loa phóng đi như bay!
Cây sao khi tới tay Phó Thiên Lân, thì con Thanh Loa đã đi được hơn mười trượng, nhưng khi đến một khúc quanh, Giả Y Nhân lại gò cương quay đi vẫy tay từ biệt một lần nữa !
Hải người đứng cách nhau ngoài mười trượng, nhìn nhau lưu luyến:
không ai chịu quay bước. Sau cùng, Phó Thiên Lân sợ lỡ việc đi Chương Nam của Giả Y Nhân, nên chàng phải cố nén tâm trạng buồn rầu quay mình bước đi. Không ngờ chỉ vì một phút dùng dằng lưu luyến đó đã khiến một vị võ lâm kỳ hiệp phải nuốt hận tuyền đài !
Vị võ lâm kỳ hiệp đó tức là Vạn Bác Thư Sinh Bành Hàm, nguyên nhân gây họa cũng chỉ vì ông ta đã biết quá nhiều, hiểu quá rộng!
Ngày họp mặt năm năm một lần của mấy vị giang hồ kỳ hiệy-Vạn Bác Thư Sinh Bành Hàm, Trường Bạch Tửu Đồ, Động Đình Điếu Tẩu, Cô Vân Đạo Nhân và Trại Hoa Đà Bạch Nguyên Chương-lại sắp tới. Lần này, tới lượt Bành Hàm làm chủ nhân nên lão đã bận rộn mấy ngày thu xếp, quét dọn ba gian nhà lá dưới Ma Vân Bích tại Cửu Liên Sơn và ôn luyện lại môn tuyệt đỉnh khinh công "Thiên Mã Hành Không" mới luyện được trong mấy năm vừa qua, để chuẩn bị đến ngày liên hoan đem ra thi thố! Thì giờ thấm thoắt chớp mắt đã đến ngày tháng vì mỗi lần hội họp đều nhằm bữa trước đêm trung thu, trong số năm người lại có Trường Bạch Tửu Đồ Hùng Đại Niên là người có tửu lượng rất cao và coi rượu như mạng sống, nên Bành Hàm đã đặc biệt đào năm vò rượu chôn dưới đất từ hơn năm năm nay, và săn thêm một con nai và mấy con gà rừng để làm đồ nhắm!
Sau khi sửa soạn đâu đó xong xuôi, Bành Hàm bèn ra ngồi trước cửa sồ, rót rượu uống một mình và ngắm trăng chờ bạn, những người bạn tâm giao. Lão thầm nghĩ không biếc lần họp bạn này thân pháp "Thiên Mã Hành không" của mình có xuất sắc hơn mọi người không?
Nhân vật võ lâm, đầu có thề rơi, máu có thể chảy, chứ tấm lòng hiếu danh tài rất khó có thể phai lạt! Trong lúc Vạn Bác Thư Sinh đang thầm tính toán việc thi thố tài nghệ trong đêm nay, thì đột nhiên nghe tiếng một điệu tiêu ai oán thê lương phát ra từ sau một bụi trúc phía trước Ma Vân Bích.

Phía trái Ma Vân Bích không phải là một nơi tuyệt hiểm, chuyện tao nhân mặc khách thổi tiêu dưới đêm trăng tại đây không có gì là lạ, nên tuy nghe tiếng tiêu có vẻ ai oán nhưng Vạn Bác Thư Sinh cũng không để ý!
Tiếng tiêu vừa trỗi lên một lát, thì sau mỏm đá phía bên trái lại vang lên một điệu đờn tranh nhặt khoan dìu dặt!
Với người khác thì tiếng đàn hòa điệu này không có gì lạ nhưng, với một vị kiến văn qủang bác như Bành Hàm thì lão hơi giật mình e ngại!
Vì gần đây trong lớp giang hồ trẻ tuổi nghe đồn đại có năm tay kiệt xuất được mệnh danh là "Ngũ âm năng thủ" (Tiêu, Tranh, Đồng cổ, Tử Địch, Tỳ Bà). Điều rất đáng tiếc là:
Trong số năm vị thanh niên hảo tử này, ngoại trừ "Tử Địch Thanh Loa" là người thuộc môn phái hiệp nghĩa, còn lại đều thuộc môn hạ của mấy tên lão ma tà đạo! vì vậy khi nghe tiếng Tiêu, Tranh hợp tấu, thì Bành Hàm biết việc xảy ra không phải ngẫu nhiên, nên lão vội lưu ý nghe xem còn động tĩnh gì khác nữa không!
Quả nhiên, một lát sau, trong lùm cây um tùm phía hữu lại vang lên tiếng trồng đồng:
Tung! Tung! Tung!....
Giang bồ đồn đại:
"Một âm bạt vía, Hai âm bay hồn, Ba âm hợp tấu, xuống chầu Diêm vương! Tử Địch quang minh, Tỳ Bà lỗi lạc, Đồng cổ, Tiêu, Tranh; ác hơn lũ ác". Đêm nay không những ba âm hợp tấu mà lại đúng là "...Đồng cổ, Tiêu, Tranh; ác hơn lũ ác"; có lẽ chúng cố tâm đến đây gây chuyện với mình cũng nên?
Bảnh Hàm vừa dứt lời lẩm bẩm thì ba món nhạc khí:
Đồng cổ, Tiêu, Tranh, đã cùng nhau bòa âm hợp tấu thành một khúc điệu rất quái dị, nhất là tiếng trống đồng mỗi lần khua lên đều làm cho tâm thần người ta rung động!
Bành Hàm là một vị kỳ hiệp kiến thức quảng bác nên đã nhận ra thức diệu quái dị này gọi là "Nhiếp hồn âm" của sắc dân Mèo ở vùng Nam hoang thường xử dụng trong những dịp trả thù báo oán, nên lão hiệp biết rất có thể chúng có ý đến gây sự với mình. Tuy biết vậy, nhưng lão là người có tài cao, can đảm, nên không chút sợ hãi, nhẹ nhàng lao mình qua cửa sổ ra phía trước nhà, hướng về phía bụi trúc đãã phát ra tiếng tiêu trước nhất rồi đề khí lên tiếng:
- Vạn Bác Thư Sinh tại đây. Vị giang hồ đồng đạo nào đó, đã có lòng quang lâm tệ xá, tại sao không chịu ra mặt cho Bành Mỗ được bái kiến?
Tiếng tiêu não nuột phía sau bụi trúc chợt ngưng, và một bóng người từ từ bước ra, người đó là một cô gái áo đen dong dỏng cao, tay phải cầm một cây ngọc tiêu, nay trái cầm một cây gậy trúc màu xanh.
Trong những mỏm đá lởm chởm phia bên trái cũng xuất hiện một thiếu niên mặc áo gấm sặc sỡ trông rất kỳ dị, bên sườn đeo một chiếc đàn tranh nhỏ. Đồng thời trong bụi cây um tùm, phia bên mặt cũng xuất hiện một thiếu niên đầu tớc rối bù, ăn mặc theo kiểu dân Mêo, nửa thân trên để trần, ngang lưng quấn một mảnh đa cọp, da thịt đen đũa trong rất khỏe mạnh, mỗi tay cầm một chiếc trống đồng có chuôi, hai bên sườn trống đeo hai cái vòng sắt, mỗi khi lúc lắc chiếc vòng sắt đập vào mặt trống khua thành những tiếng "Tung! Tung! Tung!...." nghe rất ghê rợn!
Vạn Bác Thư Sinh tuy biết bộ ba Đồng Cổ, Tiêu, Tranh này được mệnh danh là "Ác hơn lũ ác", nhưng lão chưa gặp chúng bao giờ, mà xem ý thì rõ ràng chúng đến trả thù báo oán, nên lão suy nghĩ mãi không biết mối cừu oán này do đâu mà ra?!
Ba người vừa xuất hiện-Thiếu nữ áo đen cầm ngọc tiêu, chống gậy trúc, thiếu niên áo gấm sắc sỡ đeo bên sườn chiếc đờn tranh nhỏ và thiếu niên Mèo hai tay cầm hai trống đồng-họ đều ngậm miệng không thốt một lời, từ từ bước đến cách Vạn Bác Thư Sinh Bành Hàm lối hai trượng rồi mới dùng lại!
Khi đến gần, nhờ ánh trăng mới nhìn rõ:
thiếu niên áo dài sặc sở có mặt xương xương, mũi diều hâu mắt cú vọ, tướng mạo rất âm độc; Thiếu niên ăn mặc theo kiểu Mèo, thì mặt mũi sần sùi hung dữ vô cùng, còn thiếu nữ áo đen trông khá xinh xắn, trên mái tóc cài một đóa hoa bằng giấy màu trắng, nét mặt lạnh lùng như một thây ma, cặp mắt luôn luôn nhắm nghiền, mỗi bước đi đầu phải dùng cây gậy trúc dò đường trước, hình như cặp mắt đã bị mù!
Sau khi nhìn rõ tướng mạo ba người. Vạn Bác Thư Sinh vừa sực nhớ tới một chuyện thì thiếu nữ áo đen đã cất tiếng ca thảm thiết:
Vạn Bác Thư Sinh.
Sao mi quá ác !
Tọc mạch lắm lời.
Đông Hải thần dược.
Kiêu Bà hung dữ !
La Sát bạo tàn !
Độc kiếm phong hầu.
Bạn vàng uổg thác!
Nghe hết khúc ca. Vạn Bác Thư Sinh Bành Hàm chau mày nhìn thiếu nữ áo đen nói:
- Nghe khẩu khí của cô nương, Bành mỗ đoán chắc cô nương là vợ của Phi Thiên Ngọc Long Mã Bá Thương người đã bị đệ tử của Đông Hải Kiêu Bà là Hồng Y La Sát Cổ Thiên Hương dùng Thiên lam độc kiếm hạ sát? Năm trước, trong một buổi nói chuyện vui giữa Bành mỗ và mấy người bạn, Mã Bá Thương có nghe lén câu chuyện của Bành mỗ về trái "Hương Lan, Ngọc Thực" một loại linh dược hiếm có, sản xuất trên Đảo Thúy Vi, nơi cư Ngụ của Đông Hải Kiêu Bà, Loại cây này, hai mươi năm mới nở hoa một lần hai lần nở hoa mới kết trái! Trái cây đó tuy không bổ ích gì về phương diện chân khí nội lực, nhưng có một hiệu năng đặc biệt là có thể làm cho người già trẻ lại, người trẻ, trẻ mãi ! Mã Bá Thương chỉ nghe lỏm qua chứ không hiểu rõ ràng, ngay cả đến thời kỳ sau một năm nữa cây linh dược này mới kết trái y cũng không biết:
y đã tự thị có khinh công cao siêu xông xáo ra Đông Hải để đến nỗi bị chết uổng trên Đảo Thúy Vi! Tại sao cô nương không tìm Hồng Y La Sát Cổ Thiên Hương trả thù mà lại đến Ma Vân Bích-chỗ ẩn cư của Bạch Mỗ- để gây chuyện làm chi vậy?
Thiếu nữ áo đen hằn học đáp:
- Ta được chồng ta rất mực yêu thương, nếu chàng không nghe lóm được câu chuyện nói về linh dược giữ mãi sắc đẹp đề rồi chàng cố công tìm kiếm cho bằng được, thì đâu đến nỗi bị chết uống dưới lưỡi Thiên lam độc kiếm của con tiện tỳ Cổ Thiên Hương! Đầu mối đều do mi mà ra, xưa nay trong môn phái Vô Mục Nam Hoang hễ có thù là phải trả cho được, giờ ta hãy giết mi trước rồi sẽ tìm con tiện tỳ Hồng Y La Sát để báo thù sau!
Lúc đầu, Vạn Bảc Thư Sinh chưa có ý đếm xỉa gì đến ba nhân vật thiếu niên giang bồ mới quật khởi này nhưng hiện giờ lão hơi gớm vì sáu tiếng "Môn hạ Vô mục Nam hoang" của phùng Tiểu Thanh, nên lão ngạc nhiên hỏi:
- Thế ra nàng là đệ tử của "Nam Hoang Hạt Đạo" trong đám Vực Ngoại Tam Hung đấy à ?

Phùng Tiểu Thanh chưa kịp đáp, thì gã thiếu niên có mặt xương xảu, âm độc đã đón lời:
- Vô Mục Tiêu Cô Phùng Tiểu Thanh đây là đệ tử đắc ý của "Nam Hoang Hạt Đạo"; ta đây là Ma Mật Ngạn từng được "Ngọc Chỉ Linh Xà Tiêu Dao Tử", ra công dạy dỗ; còn vị "Song Cổ Truy Hồn Mạnh Vũ" kia thì môn phái lại càng ghê gớm hơn! Trong số "Ngũ âm Năng thủ" trên giang hồ này đã hợp sức "tam âm":
Đồng cổ, Tiêu, Tranh-chưa đủ đưa mi về cỏi Tây Thiên hay sao mà mi còn không chịu đưa cổ chịu chết cho rồi?
Khi Bành Hàm nghe nồi Vô Mục Tiêu Cô Phùng Tiểu Thanh và Thái Y Ma Mật Ngạn là môn hạ của "Nam Hoang Hạt Đạo" và "Ngọc Chỉ Linh Xà Tiêu Dao Tử" trong số Vực Ngoại Tam Hung thì lão biết tình thế đêm nay rất nguy hiểm ! Nhưng còn tên "Song Cổ Truy Hồn Mạnh Vũ" kia là đệ tử của ai mà chúng nói môn phái lại còn ghê gớm hơn! Vì trong bụng hồ nghi nên lão đưa mắt nhìn "Song Cổ Truy Hồn" Mạnh Vũ mấy lượt.
Thấy vậy, Thái Y Ma Mật Ngạn cười lạt nói:
- Bành Hàm, mi còn giữ bốn tiếng "Vạn Bác Thư Sinh" làm gì nữa, sao không thủ tiêu cho rồi, để khỏi bị người ta chê cười! Khôn lẽ chưa bao giờ mi nghe tiếng "Đồng Cổ Thiên Tôn Lôi Chấn Vũ", biệt hiệu "Dã Nhân Sơn Chúa" mới quật khởi tại vùng Miêu Cương hay sao? Song Cồ Truy hồn Mạnh huynh đây là đệ tử đắc ý chân truyền của Đồng Cổ Thiên Tôn đó!
- Nghe tám tiếng :
"Dã Nhân Sơn Chúa, Đồng Cổ Thiên Tôn" rất lạ tai, nên Bành Tam Cũng hơi ngượng vội cất tiếng cười lớn nói:
- Gần đây, trong chốn giang hồ tuy mới quật khởi danh hiệu của "Ngũ âm Năng Thủ" nhưng dưới con mắt của Bành Mỗ, thì ngoại trừ "Nam Hoang Hạt Đạo" hay "Ngọc Chỉ Linh Xa"ø Tiêu Dao Tử tự đến đây, hoa. chăng mới đủ sức đấu với Bành mỗ, còn tài nghệ lũ mi, thì đừng nói gì "tam âm hợp tấu", ngay cả luôn "ngũ âm hợp tấu", Bành Mỗ cũng...
Bành Hàm chưa đứt lời, Vô Mục Tiêu Cơ Phùng Tiểu Thanh đã lắc mình nhảy bay đến trước mặt lớn tiếng quát:
- Tên ác tặc Bành Hàm đừng ngông cuồng nữa! Mau đền mạng chồng ta đây!
Theo liền với tiếng quát, cây ngọc tiêu bên tay phải Phùng Tiểu Thanh dùng thế "Phượng Lạc Kỳ Sơn" phát ra tiếng gió ghê hồn nhắm đỉnh đầu Bành Hàm vụt xéo xuống còn chiếc gậy trúc bên tay trái với thế "Độ long tầm huyệt" điểm ngay yếu huyệt Đan điền nhanh như luồng gió!
Môn hạ "Nam Hoang Hạt Đạo" đều là người mù nên Vô Mục Tiêu Cô Phùng Tiểu Thanh chỉ nhờ vào nhĩ lực để nghe ngóng nhận định bộ vị, vậy mà thủ pháp của nàng được nhanh và chuẩn xác như vậy; thực là ngoài sự tưởng tượng của Vạn Bác Thư Sinh!
Khi thấy gậy trúc và ngọc tiêu sắp sửa tấn công đến huyệt đạo Bành Hàm vẫn bình tĩnh chỉ sẽ nghiêng đầu thót bụng lạng người về bên trái, chân trái đứng nguyên chỗ, vậy mà đã tránh khỏi cả hai thể "Phượng Lạc Kỳ Sơn" và "Độc Long Tầm Huyệt" rất nguy hiểm của Phùng Tiểu Thanh! Nhưng khi vừa quay người, thì đã thấy đằng sau có một luồng kình phong rất âm lạnh thổi tới, Bành Hàm biết là Thái Y Ma Mật Ngạn đang dùng công lực âm độc đánh lén, lão bèn chau mày tụ công lực vào hữu chưởng vận dịng môn tuyệt kỷ "Đàn chỉ Thần Công" bấc thình lình quay lại búng mạnh một cái, bắn ra một luồng cương phong mạnh mẽ xuyên vào luồng kình phong của đối phương!
Thái Y Ma Mật Ngạn tuy được Ngọc Chỉ Linh Xà Tiêu Dao Tử chân truyền nhưng về phương diện công lực hỏa hầu thì còn non kérn hơn Vạn Bác Thư Sinh, nên sau khi hai luồng kình phong gặp nhau, y bị dội lui hai bước và kêu lên một tiếng "Hự"! Vạn Bác Thư Sinh cất tiếng cười lạt mỉa mai:
- Thì ra tài nghệ của môn hạ "Vực Ngoại Tam Hung" chỉ có thế thôi ư ?
Thái Y Ma Mật Ngạn đỏ mặt không nói gì, dơ mười ngón tay như hai chiếc cào sắt quào mạnh một cái, phát ra mấy luồng cương phong ào ào như xé không khí, đồng thời, Phùng Tiểu Thanh cũng vung gậy trúc và ngọc tiêu nhằm Bành Hàm công tới cùng một lúc.
Bành Hàm vội đề vận chân khi thi triển môn tuyệt đỉnh khinh công "Thiên Mã Hành Không" vừa mới luyện được, thân hình vọt lên cao hơn ba trượng xuyên qua chỉ phong, trượng ảnh và tiêu ảnh của đối phương.
Từ khi "Song Cổ Truy Hồn Mạnh Vũ" xuất hiện đến giờ y không nói không rằng và cũng không ra tay tấn công, chỉ thấy hai tay y cầm hai cái trống đồng có đeo khoeo, hình dáng rất quái dị. Thấy vậy, Bành Hàm có ý muốn thử xem lai lịch, công lực của tên này đến đâu và như thế nào. Nên khi vọt lên không lão bèn lượn quanh sang tên phải dùng thân pháp "Phi Ưng Bát Thố" hai tay chắp trước ngực, ngón tay cong lại như lưỡi câu, nhằm Song Cô Truy Hồn Mạnh Vũ sà xuống!
Thái Y Ma Mật Ngạn vội kêu lên:
- Mạnh huynh cẩn thận, trong Thất cầm thân pháp lão cẩu có ngầm vận dụng "Đàn chỉ thần công" Tiếng "Công" chưa thốt ra khỏi miệng, thì Song Cổ Truy Hồn Mạnh Vũ đã đột nhiên cất tiếng cười ghê rợn, đập mạnh hai chiếc tróng vào nhau phát ra một tiếng "Bung" nghe đinh tai chối óc, và tóe ra một luồng khói vàng bay mù mịt đồng thời, thân hình y cũng lẹ làng nhảy tránh, chạy lại đứng cùng một chỗ với Thái Y Ma Mật Ngạn và Vô Mục Tiêu Cô Phùng Tiểu Thanh.
Vạn Bác Thư Sinh thấy Mạnh Vũ đập mạnh hai cái trống vào nhau toá ra một đám khói màu vàng, lão bèn cất tiếng cười ha hả, hữu chưởng sẽ đẩy ra một luồng cương khí đánh bạt đám khói vàng, thân hình bạ xuống đất và đưa tay trỏ ba người nói:
Thì ra môn hạ của "Đồng Cổ Thiên Tôn" chỉ là lũ cướp cướp vặt hạ tiện, ngầm đựng thuốc mê và khói độc trong binh khí mà thôi, Thảo nào mà Bành mỗ chưa bao giờ được nghe đến danh hiệu đó!
Trong lúc nói chuyện, Bành Hàm hình như có ngửi thấy một mùi tanh kỳ lạ, nhưng mùi tanh này chỉ thoảng qua rồi mất ngay nên lão không chú ý cho lắm!
Sau khi dứt lời, Bành Hàm thây sắc mặt ba người đều hiện vẻ quái dị, riêng Mạnh Vũ lại chăm chú nhìn mình với ánh mắt khinh bạc!
Bành Hàm vừa hồ nghi, vừa thầm nghĩ, ba tên này gần đây cũng có tiếng tăm, tại sao võ công của chúng không thấy có gì lạ? Tuy một mình chọi ba, nhưng chi cần kéo dài được thời gian chiến đấu đến sáng đợi bất cứ một vị nào trong bốn bằng hữu của lão đến kịp là sẽ nắm chắc phần thắng. Vì vậy, lão lại từ từ hỏi:
- Tại sao các người lại đứng im không tất công nữa? Hay là đã sợ rồi! Nếu vậy Bành Mỗ cũng không làm khó dễ các ngươi vì nguyên nhân việc này do Phi Thiên Ngọc Long Mã Bá Tương tự rước lấy họa. Mà người ra tay giết y lại là Hồng Y La Sát Cổ Phiêu Hương, nếu các ngươi biết điều nhận lỗi Bành Mỗ cũng bằng lòng tha thứ cho các ngươi một lần này về tội vô cớ đến Ma Vân Bích phá rối nơi an cư thanh tịnh của ta!
Vô Mục Tiêu Cơ Phùng Tiểu Thanh nghe Bành Hàm nói xong đột nhiên ngửa mặt nấc lên mấy tiếng rất thảm thiết rồi llầm bầm khấn:
- Xin anh linh. Mã Lang hãy chứng chiếu cho Phùng Tiểu Thanh ra tay giết tên Bành Hàm, kẻ thù thứ nhất này trước, rồi sau thiếp sẽ tìm kiếm con độc phụ Hồ ly La Sát để trả hận cho chàng!
Nói đến đây, sắc mặt nàng biến thành nhợt nhạt rồi nghiến răng hỏi "Song Cổ Truy Hồn Mạnh Vũ":
- Mạnh đại ca, chiếc thần cổ truy hồn của đại ca cần đánh mấy tiếng thì kẻ thù của tiểu muội mới nát gan đứt ruột?
Song Cổ Truy Hồn Mạnh Vũ lạnh lùng đáp:
- Dù y có là nội gia hảo thủ bậc nhất đi nữa, cũng không chịu đựng được đến tiếng trống thứ mười ba, giỏi là là sau tiếng trồng thứ mười hai, y sẽ bị nát đứt ruột phun máu mà chết!


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui