Trùm Tài Nguyên

-Những mấy nghìn tệ?

Mông Diễm Diễm và Ngô Thiệu Hồng kinh ngạc la lên thất thanh. Nên biết rằng thu nhập hàng tháng của hai người cũng chưa quá mấy trăm tệ, ngay một nghìn tệ cũng chưa đến, đây cũng coi như thu nhập khá cao ở thành phố Thượng Hải. Bữa cơm này bằng mấy tháng lương của hai cô!

-Đây là còn chưa tính tiền phí phòng bao!

Mai Đình Đình cũng không khỏi thở dài. Cô dù sao cũng là Chánh văn phòng, trước kia cũng không ít lần qua lại giao tiếp với các lãnh đạo, với giá cả thị trường như thế này dù sao cũng có chút hiểu biết hơn những người mới bước chân vào xã hội như Mông Diễm Diễm và Ngô Thiệu Hồng.

-Chủ nhiệm Dương, cậu Phương này rốt cuộc là ai vậy?

La Trung Hoa nói nhỏ.

Dương Vĩnh Xương đến lúc này mới kể tóm tắt lại chuyện đã xảy ra khi mấy người Triệu Nhã nhập học với La Trung Hoa, còn luôn miệng dặn dò ông ta cố gắng đừng gây chuyện ngoài ý muốn. Đây dù sao cũng không phải chuyện vẻ vang gì, để lan truyền rộng ra bên ngoài, bộ mặt đại học Thân Hoa này cũng sẽ khó coi.

La Trung Hoa hít sâu một hơi, những điều Dương Vĩnh Xương nói này chắc chắn là sự thật, Phương Minh Viễn quả thật là có thể nói được làm được, nếu không thì tập đoàn Carrefour tại sao phải giúp mấy người họ đến nhập học ở đại học Thân Hoa này, xảy ra chuyện còn cử người đến giúp đỡ họ?

-Chủ nhiệm Dương, những lời này tại sao…

La Trung Hoa thấy xót xa trong lòng, nếu sớm biết còn có ẩn tình bên trong như vậy, dù thế nào cũng sẽ không để chuyện như thế này xảy ra! Nếu bản thân nói trước một tiếng về lai lịch của mấy người Triệu Nhã với Tiền Hâm, dù có mượn tám lá gan, ông ta cũng không dám làm như vậy!

-Đúng lúc tôi định nói cho các anh biết thì chẳng phải cậu ta đã đến rồi đó sao?

Dương Vĩnh Xương không kìm nổi lên tiếng.

-Ai mà biết trong đội ngũ cảnh sát các anh vẫn còn loại “con sâu bỏ rầu nồi canh” này. Lần này hại người khác thảm hại rồi! Haiz, có thể không sao được sao? Anh nói xem, rõ ràng là cậu ta… Haiz. Cuối cùng tôi cũng không tránh khỏi ăn cật cào lạc!

La Trung Hoa oán giận vỗ mạnh đùi nói.


-Tôi bị cậu ta hại thảm thương rồi!

Trong khi mấy người họ đang nói chuyện, cửa phòng bỗng lại bị mở ra, chỉ thấy Trần Trung đi đến. Mấy người họ không hẹn mà cùng đồng loạt đứng lên. Người có thể luôn đứng phía sau Phương Minh Viễn, hiển nhiên là thân tín của hắn, bọn họ làm sao dám thất lễ.

-Mời các vị ngồi. Tôi chỉ đến để chuyển lời thay cậu Phương mà thôi. Cậu Phương rất coi trọng chuyện này, quyết định treo giải thưởng mười nghìn tệ, nếu ai có thể cung cấp manh mối phá án xác thực, mười nghìn tệ này hoàn toàn thuộc về người đó. Nếu phía cảnh sát nội trong một tuần có thể bắt được hung thủ, cậu Phương còn thưởng thêm ba trăm nghìn tệ. Xin các vị nói lại với mấy vị lãnh đạo trong trường và trong thành phố như vậy! Làm phiền các vị rồi!

Trần Trung nói xong, không đợi mấy người họ trả lời, liền quay người đi ra ngoài.

Sáng ngày mười bốn, trước cửa nhà lưu niệm thảm sát Giang Ninh có treo tấm biển “Buổi chiều quán đóng cửa nửa ngày”.

Đúng hai giờ chiều, một đoàn xe đi tới trước cửa nhà lưu niệm, một số người qua đường để ý thấy có mấy chiếc xe trong đoàn này là biển xe của chính phủ, mà những người đi vào trong nhà lưu niệm hiển nhiên có mấy người là người Âu Mĩ.

-Stevie, đây là Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Thượng Hải Lý Quốc Cường. Vị này là Hoa Phong Thạc, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Giang Ninh. Vị này là Lưu Ức Cường, chủ nhiệm giải quyết các vụ việc bên ngoài của Ủy ban nhân dân thành phố Giang Ninh.

Phương Minh Viễn giới thiệu với Spielberg.

Tuy nói là Phương Minh Viễn cũng không hề thích việc phải theo phép tắc với những quân viên này, thế nhưng Spielberg đích thân đến, hơn nữa còn đến tham quan nhà lưu niệm thảm sát Giang Ninh, chuyện này tạm thời có thể giấu được giới truyền thông, nhưng đối với chính phủ thì lại không thể. Dù sao nếu có thể thuyết phục Spielberg chấp nhận quay phim thảm sát Giang Ninh, như vậy sự trợ giúp từ phía chính phủ ắt là không thể thiếu. Vì để thuận tiện cho những mối quan hệ giao tiếp qua lại trong giới quan trường sau này, cũng là điều không thể tránh khỏi.

Giống như Phương Minh Viễn, Spielberg cũng không thích qua lại với các quan viên, nhưng tối hôm trước vừa mới được Phương Minh Viễn hứa sẽ giao “Giải cứu binh nhì Ryan” cho Spielberg làm đạo diễn, do tập đoàn phim điện ảnh Cẩm Hồ và Dreamworks cùng hợp tác, Spielberg dù thế nào cũng phải phối hợp một chút.

-Stevie, vị này là Chu Thịnh Sơn, trưởng nhà lưu niệm thảm sát Giang Ninh, đã từng biên soạn xuất bản “Tập bảng tường trình những người sống sót sau cuộc thảm sát Giang Ninh”, “Tập bảng tường trình những người ngoại tịch”, “Tập nhật ký án đồ Đông Sử Lang”, “Kim Lăng huyết lệ”, “Kim Lăng huyết chứng” và tác phẩm chuyên ngành về tư liệu lịch sử “Nhật kí Raabe”, “Nhật kí Đông Sử Lang” bản lịch sử thẩm giáo bằng tiếng Trung hơn bốn mươi nghìn từ. Có thể nói là người có địa vị nhất Hoa Hạ về nghiên cứu sự kiện lịch sử thảm sát Giang Ninh này.

Phương Minh Viễn nhấn mạnh khi giới thiệu một người trung niên.

Spielberg trịnh trọng bắt tay Chu Thịnh Sơn nói:

- Ông Chu, rất vinh hạnh khi được gặp ông!


Chu Thịnh Sơn không khỏi có chút lo sợ, vừa mừng lại vừa lo. Nên biết rằng sau khi Phương Minh Viễn giới thiệu ông ta, những quan viên đang đứng trước mặt ông ta đây, Spielberg cũng chỉ bắt tay chào hỏi, gật gật đầu rồi thôi, nhưng ông ta chỉ là một trưởng quán, chỉ sợ là người thấp cổ bé họng, có địa vị thấp nhất ở đây, nhưng lại là người được Spielberg coi trọng nhất. Chu Thịnh Sơn rõ ràng đã nhận thấy, một số vị lãnh đạo tuy trên mặt vẫn tươi cười, nhưng trong mắt họ lại hiện lên sự khó chịu, không hài lòng.

-Chu trưởng quán, ngài Spielberg đã từng đem “danh sách Schindler” tặng tất cả thù lao có được cho nước Mỹ để kỷ niệm nhà lưu niệm thảm sát người Do Thái mà người Đức đã làm trong Thế chiến thứ hai. Mà trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, người Do Thái và người Hoa Hạ chúng ta đều bị thảm sát tàn bạo. Ông ta rất coi trọng công việc tìm kiếm sự thật trong vụ thảm sát năm đó, làm việc rất siêng năng trong nhiều năm qua!

Phương Minh Viễn giải thích làm Chu Thịnh Sơn hiểu rõ vấn đề, cũng khiến một số vị lãnh đạo thấy thoải mái hơn.

Phương Minh Viễn và Spielberg cùng với Lý Quốc Cường và Hoa Phong Thạc đi vào trong quán. Lưu Ức Cường đuổi theo sau Chu Thịnh Sơn, hỏi nhỏ:

- Chu quán trưởng. Trong quán đã sắp xếp hết rồi chứ? Nhất định không được để xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Spielberg là danh nhân quốc tế, nếu… Anh biết đó, chính là về vấn đề chính trị!

Chu Thịnh Sơn gật đầu liên tục nói:

- Tôi hiểu, tôi hiểu! Đều đã bố trí tốt! Trong quán không có nhân viên không phận sự, nhân viên phụ trách hướng dẫn là người có kinh nghiệm lâu năm ở đây, tố chất chính trị đã được tôi luyện nhiều!

-Vậy thì tốt rồi! Nếu tất cả đều thuận lợi, ha ha…

Lưu Ức Cường vui mừng cười nói. Tuy rằng “Bản danh sách của Schindler” (1) vẫn chưa được giới thiệu trong nước, nhưng là nhân viên phụ trách giải quyết các công vệc đối ngoại, Lưu Ức Cường vẫn là có chút ít hiểu biết về địa vị của Spielberg trong giới điện ảnh quốc tế. Spielberg đến Giang Ninh vào sau này, tuy khiêm tốn, không làm rầm rộ, nhưng cũng không ngoài việc quảng cáo chút thành tích này.

Đương nhiên, nếu không có Lý Quốc Cường và Hoa Phong Thạc thì thành tích chính trị này sẽ càng tốt hơn!

Tuy nhiên, có thể để ại ấn tượng tốt với người sáng lập tập đoàn Carrefour như Phương Minh Viễn, cho dù không có Spielberg, lần này cũng coi như không đến mất công!

-Ngài Spielberg, nhà lưu niệm thảm sát Giang Ninh xây dựng ngay tại một trong những nơi hàng vạn người đã bị quân Nhật tàn sát tại Giang Ninh, mời ngài xem!

Người hướng dẫn nói với giọng run run.

- Kiến trúc xây hình chiếc quan tài này chính là phòng triển lãm di cốt của chúng tôi, qua giám định pháp y, khảo cổ học, lịch sử học, đã xác nhận di cốt của những người trong trận thảm sát Giang Ninh là bằng chứng dã man khi quân Nhật xâm lược Hoa Hạ.


Spielberg giống như mặt trăng giữa các ngôi sao, đi vào phòng di cốt, trong phòng bày đủ các bộ hài cốt trắng lạnh lẽo với nhiều loại vết thương, từ những bộ hài cốt có thể thấy những người này khi còn sống đã phải chịu nhiều cực hình, trong số đó tất nhiên là có cả hỏa thiêu.

-Những điều này làm tôi chợt nhớ tới trại tập trung Krakow của Ba Lan!

Spielberg nói giọng trầm buồn.

Trại tập trung Krakow có lẽ là cái tên xa lạ đối với rất nhiều người Hoa Hạ, nhưng nếu nhắc tới trại tập trung Auschwitz (2) thì chắc chắn không ít người sẽ hiểu ngay.

Doanh trại tập trung Auschwitz ở Nazi là một trong những trại tập trung giết hại người Do Thái và tù binh của nước Đức trong “Chiến tranh Thế giới lần thứ hai”. Xây dựng ở một thị trấn nhỏ Auschwitz của Krakow, diện tích khoảng bốn mươi km2, trong đó bao gồm ba trại tập trung và có tới bốn mươi lăm phân doanh.

Theo thống kê sau trận chiến, những lò hỏa thiêu được xây dựng tại những trại tập trung này trung bình mỗi ngày số người bị thiêu đều lên tới hàng chục nghìn. Bao gồm hơn bốn triệu người Hoa Hạ của hàng chục các dân tộc đã chết ở trại tập trung, trong đó người Do Thái là nhiều nhất, lên đến hơn phân nửa!

-Steeven, tôi thừa nhận những nạn nhân của doanh trại tập trung Auschwitz là một trong những người bi thảm nhất trong lịch sử nhân loại, nhưng theo góc độ nào đó mà nói, những người bị sát hại ở Giang Ninh còn bi thảm hơn nhiều!

Phương Minh Viễn khẽ nói.

-Nghĩa là sao?

Spielberg không khỏi tò mò nói.

-Thứ nhất, tuy rằng trong trại tập trung Nazi, cuối cùng có hơn bốn triệu người tử vong, nhưng mà đó là từ năm 1940 đến năm 1945 trong thời gian nước Đức thua trận nhiều năm. Còn vụ thảm sát Giang Nam ít nhất ba trăm ngàn người gặp nạn lại chỉ trong sáu tuần ngắn ngủi!

Phương Minh Viễn nói.

-Từ điều này, mức độ của trận thảm sát Giang Ninh còn cao hơn cả của trại tập trung.

Spielberg trầm ngâm một lát, không nói gì mà chỉ gật gật đầu.

- Thứ hai, chỉ trong sáu tuần ngắn ngủi này, người Hoa Hạ ở Giang Ninh đã phải chịu đủ các loại cực hình vô cùng dã man cho đến tận khi chết! Người Nhật Bản đốt xác, giết người, những chuyện không ác không làm! Bọn họ giống như những dã thú trong thành ăn thịt người trắng trợn! Hơn nữa còn lấy việc giết người làm thú mua vui! Về điểm này tôi nghĩ rằng người Đức năm đó cũng không điên cuồng đến như vậy! Về những sự việc điên cuồng này, trong cuộc triển lãm tiếp theo, Steeven, ông có thể căn cứ chính xác theo sự thật! Ông có thể thấy, ngay lúc đó Johan Raabe của Đức tại Giang Ninh cũng hoàn toàn không thấy được!

Johan Raabe, cũng chính là tác giả của “Nhật kí Raabe”, sớm từ những năm hai mươi ông ta đã gia nhập đảng Nazi tiền thân của đảng công nhân xã hội nước Đức, cũng thuộc phần tử cấp nguyên lão ở Nazi, khi trước đến Giang Ninh với danh nghĩa đại biểu công ty Siemens của Đức tại Hoa Hạ, đồng thời thực hiện rất nhiều công tác tình báo, cùng với các nhóm nhân viên quan trọng có quan hệ vô cùng đặc biệt, ngoại trừ nhân viên quân sự quốc phòng Hoa Hạ ra, còn thường xuyên thảo luận với các nhân viên quan trọng của đoàn cố vấn quân sự Đức tại Nam Kinh, lấy thân phận là đảng đồ Nazi gia nhập đội gián điệp Sorge Liên Xô của quân đoàn Nhật Bản.


Thế nhưng một người như vậy, khi Giang Ninh Hoa Hạ bị quân Nhật xâm lược, lại liên hợp mười mấy vị thương nhân, thầy thuốc, giáo sinh, giáo sĩ nước ngoài ở Giang Ninh đương đại cùng thành lập khu an toàn Giang Ninh, đồng thời đảm nhiệm chức chủ tịch ủy ban quốc tế khu an toàn, che chở cho nhân dân Hoa Hạ.

Trong kiếp trước của Phương Minh Viễn, “Nhật kí Raabe” là vào năm 1996, các Hoa kiều quốc tịch Mỹ như Trương Thuần Như, tiến sĩ Triệu Tử Bình, v.v… thoát khỏi cảnh đen tối, có thể thấy được ánh mặt trời, đồng thời vào ngày 13 tháng 12 năm đó, trong đại hội kỷ niệm tàn sát Giang Ninh tại New York nước Mỹ, Yin Hart đã lần đầu tiên công khai với giới truyền thông về bản sao của nhật ký Raabe dài hơn hai nghìn trang, lập tức làm toàn thế giới chấn động, trở thành vụ thảm sát lớn nhất, quan trọng nhất Giang Ninh, là một trong những tư liệu lịch sử tỉ mỉ mà xác thực nhất. Trong cuốn nhật ký, Raabe viết hơn sáu trăm khu vực trong thành phố Giang Ninh khi đó bị quân Nhật tàn sát vô cùng hung bạo, ông cũng đưa ra rất nhiều chứng cứ cụ thể. Trong kiếp này Phương Minh Viễn đã ngầm thông qua Cameron, từ năm 1993 đã tìm được “Nhật kí Raabe” và công bố rộng rãi.

-Cậu Phương, điều mà cậu nói chính là “Nhật kí Raabe” sao?

Spielberg cũng có nghe qua về việc này.

-Chính xác, chính là Johan Raabe. Anh ta dược mọi người gọi là Schindler của phương Đông! Chẳng qua người được Schindler cứu là người Do Thái, còn người được Raabe cứu cứu là người Hoa Hạ! Chỉ tiếc là, vì lúc đó Hoa Hạ đang trong thời kỳ chiến tranh, sau khi quân Nhật xâm lược Hoa Hạ lại xảy ra nội chiến, sau đó kết thúc lại là hàng chục năm rùng rợn. Hơn nữa “Nhật kí Raabe” mãi đến tận mấy năm trước mới được tìm thấy, những câu chuyện được ghi lại vẫn ít người biết. Không giống như Schindler, được nhiều người biết đến! Thêm nữa là thân phận của ông ta, làm cuốn nhật ký cùng với phần lớn các tư liệu của vụ đại thảm sát Giang Ninh của ông ta bị nghi hoặc, rất nhiều tư liệu không được xem trọng lắm. Lý do rất đơn giản, người Nhật Bản luôn tự dặt ra danh hiệu, lời nói của một đảng đồ Nazi không có sức thuyết phục, không được tin tưởng…

Phương Minh Viễn thở dài.

-Vớ vẩn!

Spielberg lạnh lùng nói.

-Đây cũng chính là điểm thứ ba mà tôi muốn nói, việc người Do Thái bị giết hại đã được toàn thế giới công nhận, người Đức cũng đã chính thức xin lỗi người Do Thái. Tuy rằng mạng người đã chết không thể sống lại, nhưng ít nhất bọn họ cũng đã thức tỉnh toàn thế giới, cần cảnh giác chủ nghĩa Nazi, phải phản đối hành động giết hại chủng tộc! Nhưng cho đến tận ngày hôm nay, kẻ đầu sỏ gây nên vụ thảm sát Giang Ninh, vẫn chưa có nhiều người Nhật Bản biết về vụ đại thảm sát Giang Ninh, vẫn còn nhiều người phủ nhận nó! Những người đã phải chịu oan khuất biết nói với ai?

Những lời này của Phương Minh Viễn khiến Spielberg không giấu nổi sự xúc động!

-------

(1) “Bản danh sách của Schindler” là một bộ phim truyện sản xuất năm 1993 của Hoa Kỳ về Oskar Schindler, một nhà kinh doanh người Đức đã bảo vệ cuộc sống của hơn một nghìn người Do Thái Ba Lan trong nạn diệt chủng Holocaust bằng cách đưa họ vào làm trong các nhà máy của mình. Bộ phim đã được Steven Spielberg đạo diễn và dựa trên cuốn tiểu thuyết Schindler's Ark của Thomas Keneally. Liam Neeson trong vai Schindler, Ralph Fiennes vai sĩ quan Amon Göth của Schutzstaffel (SS), và Ben Kingsley vai kế toán Itzhak Stern.

Bộ phim này thành công trên phương diện doanh thu và nhận 7 giải Oscar, bao gồm cả Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, và Nhạc phim gốc hay nhất, cũng như rất nhiều giải thưởng khác. Trong năm 2007, viện điện ảnh Hoa Kỳ AFI xếp hạng bộ phim này đứng thứ tám trong danh sách 100 phim hay nhất của Hoa Kỳ trong mọi thời đại (lên một bậc so với danh sách năm 1998).

(2) Trại tập trung Auschwitz, nơi được ví như là "địa ngục trần gian” dưới thời phát xít Đức.

Auschwitz được xem là biểu tượng của sự bất hạnh của loài người, nơi mà hàng triệu người Do Thái đã bị quân Đức giết. Cũng nơi này, những người Do Thái đã bị giam đến chết, những cái chết cho đến bây giờ, người dân trên khắp thế giới vẫn thấy căm phẫn với tội ác chiến tranh mà phát xít Đức gây ra.

Trại Auschwitz là trại lớn nhất trong số 6 trại tập trung nhằm mục đích chính là giết người Do Thái. Theo các tính toán mới nhất, tại đây, khoảng 1,1 đến 1,6 triệu người (chiếm khoảng 90% dân số người Do Thái của gần như tất cả các nước tại châu Âu) bỏ mạng tại đây. Ngoài ra, 150.000 người Ba Lan, 15.000 tù binh Liên Xô và hàng chục ngàn người khác cũng bị giết hại ở đây.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui