Trọng Sinh Dân Quốc Chí Tử

Diêm Lượng cứ tưởng đưa mấy thứ này tới sẽ giành được nụ cười của mỹ nhân, ai ngờ mỹ nhân im lặng nhìn đồ đạc khắp phòng một hồi lâu, trên mặt càng buồn bã không vui.

Không phải đang hăm hở muốn kiếm tiền đến nỗi phải nhờ vả cả hắn rồi sao? Sao tự dưng nhìn tới bao nhiêu thứ quý báu mà vẫn không vui?

Diêm Lượng không hiểu nổi, nên chẳng biết phải báo cáo như thế nào với vị tư lệnh ngoài mặt thì tỏ vẻ chẳng quan tâm nhưng thực tế thì rất mong ngóng kia.

Thiệu Hân Đường chờ mọi người đều đã đi hết, mới một tay bóp trán, một tay tự châm trà. Tiểu Kiện An tò mò sờ sờ cái này, đụng đụng cái kia, thỉnh thoảng lại phát ra vài tiếng reo nho nhỏ.

Thiệu Hân Đường đánh giá thằng bé, gần đây nó được ăn ngon ngủ kỹ, nên vóc người đã cao dài không ít, trên người cũng có thêm chút thịt, cái đầu thoạt nhìn không còn đặc biệt lớn như trước. Trong đống vải vóc trong phòng, cậu chọn ra một xấp vải màu xanh đậm thêu hoa lan, và một xấp vải trắng vẽ khóm trúc màu xanh ngọc. Những xấp còn lại đều cho người mang sang chỗ đoàn chủ Trầm Tài Điền, kèm thêm một hộp điểm tâm của Tử Thiện Phòng trai.

Niếp Kiện An trắng mắt nhìn cả hộp lớn toàn các món điểm tâm tinh xảo ngon lành bị người ta mang đi, nước miếng tí tách giọt xuống vạt áo trước. Đôi mắt to đen tràn ngập khát vọng, nhưng một chữ cũng chẳng dám nói, chờ người ta đi xa rồi, mới lưu luyến dời mắt, giơ tay chùi chùi nước miếng.

Vừa quay đầu lại, một miếng kẹo đậu phộng vàng óng cỡ ngón tay cái đang đảo qua đảo lại trước mắt nó. Niếp Kiện An chưa suy nghĩ gì đã đớp sạch. Đến khi món điểm tâm ngọt ngào đã tan hết trong miệng, Niếp Kiện An mới giật mình nhận ra mọi chuyện, ngẩng đầu, thấy cha nuôi của nó đang nhìn nó đầy yêu thương, lại đưa một phần điểm tâm khác đến trước mặt nó, giọng nói dịu dàng: “Ăn nhiều coi chừng đau răng đấy, cả hộp này đều là của con, ăn từ từ thôi nhé”

Niếp Kiện Anh nhồm nhoàm miếng bánh hương hoa hải đường trong miệng, mắt ngấn nước gật gật đầu. Nó lại nhớ tới cái đêm đông trừ tịch năm cha mẹ mới qua đời, nó ở nhà cữu cữu nhìn đường ca đường tỷ ăn bánh chiên dầu nhân đường nóng hôi hổi do cữu mẫu làm, mỗi đứa đều ăn được mồm bóng dầu lưỡi tê rát, đường ca cướp mất phần của nó, các đường ca đường tỷ còn mắng nó là đồ con rơi, nói nó khắc cha khắc mẹ, nói nó ở đây ăn cơm chùa… Nó khóc, sau đó bị cữu mẫu bảo xui xẻo rồi đuổi ra ngoài phạt đứng. Cữu cữu sợ vợ, chỉ phải thở dài… Năm ấy nó mới bảy tuổi, mà tiết trời lại rét đậm, mặt đất đóng băng cả, nó đã biết, trên thế giới này đã không còn ai thương nó yêu nó nữa…


Nhìn gương mặt trẻ tuổi không hề che dấu vẻ từ ái kia, Niếp Kiện Anh biết, trên thế giới này vẫn còn có một người yêu nó, sẵn lòng đối tốt với nó…



Kiếp trước sống trong giàu sang nhung lụa, ngay cả chén bát ăn cơm trong nhà cũng làm từ pha lê Swarovski (cái này hơi bị mắc ấy, một bộ ly uống vang đỏ 2 cái giá 319 EUR chớ ko chơi đâu), có kì trân dị bảo, đồ cổ quý báu nào mà cậu chưa thấy. Những món này mà đặt trong một căn nhà tráng lệ quả thật cũng khá là đẹp mắt. Nhưng nay cậu đã nghèo đến mức tả tơi xơ mớp, bán thân cho người ta luôn rồi, còn bày đặt đại gia gì nữa, phong nhã cao quý gì gì đều gạt hết sang một bên, cậu hiện tại chỉ muốn sống cuộc sống bình thường thôi.

Vì thế ngày hôm sau, Thiệu Hân Đường liền xách cái bình sứ thanh hoa cao ba thước được bọc trong miếng vải đen không mới xé từ một bộ quần áo cũ, khệ nệ mang đến ‘Hiệu cầm đồ Tần thị’ lớn nhất ở đây. May mà bình sứ thanh hoa này mỏng tựa cánh ve, hình thể khổng lồ, nhưng rất nhẹ.

Thiệu Hân Đường bước vào ‘Hiệu cầm đồ Tần thị’ đúng vào giữa trưa, một tiểu nhị chừng mười bảy mười tám tuổi đang tựa vào quầy hàng ngủ gà ngủ gật. Nơi này là một nhánh cửa hàng nhỏ của hiệu cầm đồ Tần thị, không gian không lớn, nhưng trang hoàng rất tinh tế, bốn phía của đại sảnh đều trang trí bằng gỗ gụ màu đỏ, một dãy kệ màu đen xếp vài món đồ cổ xinh đẹp. Mỗi bên quầy hàng có một cái trụ gỗ cao, đặt bình có quai được khắc hoa văn phức tạp đối xứng nhau. Một gian phòng nho nhỏ nhưng trông khá đáng yêu.

Thiệu Hân Đường quan sát một vòng, khá vừa ý, mới gõ gõ cửa sổ thủy tinh ngăn cách giữa quầy hàng với bên ngoài, đánh thức gã tiểu nhị đang mơ mơ màng màng, nói: “Gọi chưởng quầy của các anh ra đây xem hàng cho tôi”

Chưởng quầy Lưu Đại Sinh đang đi hầu hạ, nịnh hót vị tiểu thiếu gia lâu lắm mới đến tuần tra một lần, thế nên hỏi tiểu nhị ai đến. Tiểu nhị hình dung rồi nói là một thiếu niên mười bảy mười tám tuổi, mặc áo màu xám bán đầy ở chợ, nhưng gương mặt thì khá là đẹp.


Lưu Đại Sinh nghe rồi đập mạnh một phát lên gáy tiểu nhị, thấp giọng giận dữ nói: “Ai muốn gặp thì gặp à? Không thấy tiểu thiếu gia đang ở đây hử, đồ mắt không tròng”

Tiểu nhị vừa tỉnh ngủ, đầu lại bị đập mạnh một cái, nên đầu ong ong loạn cả lên, thế là đầy bụng lửa giận. Bèn nổi giận đùng đùng chạy về nhà trước, cái kẻ khởi xướng mọi chuyện vẫn đang thẳng lưng đứng cạnh cái trụ gỗ, quan sát tỉ mỉ đôi bình có quai kia.

Tiểu nhị bị cảnh đẹp trước mắt mê hoặc, tiếng nói chuyện so với tưởng tượng của cậu còn muốn dịu dàng: “Xin lỗi, vị khách này, vừa vặn chưởng quầy của chúng tôi có chuyện không ra được, không bằng ngày mai ngài lại đến được không?”

Thiệu Hân Đường nhíu mày. Cậu ngồi xe kéo nửa canh giờ mới đến được đây, chẳng lẽ phải về không công?

“Chưởng quầy của anh mất bao lâu nữa mới xong chuyện?”

“Sắp rồi” Tiểu nhị nghĩ nghĩ, cảm thấy tiểu công tử khẳng định không thể ở đây lâu.

“Vậy tôi chờ thêm một chút”


Thiệu Hân Đường ngồi bên cái bàn bát giác ở trung ương đại sảnh. Tiểu nhị lanh lợi chạy ra hậu đường châm trà cho cậu, còn to gan trộm trà ‘Đại Hồng Bào’ [1] của chưởng quầy.

Lúc này trong hiệu cầm đồ chẳng có lấy một người, Thiệu Hân Đường đang nói chuyện phiếm với tiểu nhị, chợt nghe hành lang chỗ hậu đường truyền đến tiếng bước chân và tiếng nói chuyện.

Tiểu nhị vội vàng tránh sang một bên, cung cung kính kính đứng ở cửa. Thiệu Hân Đường thấy có người sắp đi ra, vội buông chén trà, đứng lên.

Bức rèm ngọc màu tím bị người bên trong xốc lên, phát ra tiếng vang trong trẻo, Thiệu Hân Đường quay đầu lại, thì nhận thấy một gương mặt quen thuộc được mọi người vây quanh đang chậm rãi đi tới. Chưởng quầy đứng bên cạnh khom lưng nhấc rèm cho cậu ta, gương mặt mập mỡ cười híp thành một khối, miệng cứ nhắc đi nhắc lại: “Ở đây có bậc cửa, thiếu gia ngài cẩn thận!”

Thiếu niên được gọi là thiếu gia rẽ kiểu đầu ngôi giữa, thoạt nhìn bóng loáng rất tuấn tú, lại cố tình nghiêm gương mặt trắng nõn, làm bộ chín chắn. Không phải Vinh thiếu gia Tần Việt Vinh thì là ai!

Thật là oan gia ngõ hẹp!

Ngay khắc Thiệu Hân Đường và Tần Việt Vinh nhìn nhau, chưa kịp nghĩ gì thì mặt đã biến sắc, sượng cứng mặt. Tần Việt Vinh vừa nhìn thấy cậu ta, mắt lập tức sáng lên, nhưng ngay đó nhận ra thay đổi của Thiệu Hân Đường khi nhìn thấy mình, sắc mặt cũng trở nên rất khó xem.

Chưởng quầy Lưu Đại Sinh là một kẻ có tầm mắt. Vừa thấy hai thiếu niên tuổi tác tương đương, trợn mắt nhìn nhau thì biết ngay là bọn họ quen nhau, nhưng nhìn sóng mắt mãnh liệt lưu chuyển giữa hai người, lại không biết quan hệ giữa hai người là gì. Vì thế, tại bầu không khí im lặng đầy ngượng ngùng này, thận trọng khẽ hỏi: “Vị tiên sinh này là?”


“Chính là vị khách vừa nhờ ngài xem đồ, chờ ngài nãy giờ rồi đấy” Tiểu nhị không hiểu chuyện, ngơ ngơ tiến lên trả lời chưởng quầy

Nói như thế nào thì cũng là người quen, cho dù trong lòng không muốn, Thiệu hân Đường vẫn đứng lên, lên tiếng trước chào hỏi Tần Việt Vinh, giọng điệu khách khí hữu lễ: “Trùng hợp thật, Vinh thiếu gia cũng ở đây”

Tần Việt Vinh nhìn khóe môi hơi hơi nhếch lên của Thiệu Hân Đường, loại tươi cười giả dối khách sáo để đối đãi với người lạ này càng nhìn càng chói mắt. Cậu nhớ lại lúc Thiệu Hân Đường ngồi bên Vu Chiến Nam, cho dù không cười, nhưng tư thế rất thoải mái, đến chỗ của mình, thì lại cười đề phòng, không biết vì sao, trong lòng dâng lên một loại ủy khuất trước giờ chưa từng có

Vì thế, cậu sượng sùng mở miệng: “Đây là sản nghiệp của nhà tôi, tôi đến đây thị sát, sao không?”

=====================

Đại hồng bào (大红袍) là loại trà đứng đầu trong số các loại trà ở núi Vũ Di, cây sinh trưởng trong khe Cửu Long (九龙) phía bắc núi Vũ Di. Nơi Đại hồng bào sinh trưởng cao cách mặt nước biển 600m, nước khe luôn tuôn chảy, sương mù vây quanh, thổ nhưỡng rất thích hợp với cây trà. Truyền thuyết kể rằng, giống trà Đại hồng bào là do chim hạc tiên ngậm hạt từ đảo Bồng Lai (蓬莱) bay qua làm rơi bên vách núi Vũ Di, hạt mọc lên thành cây trà. Hiện nay nơi vách núi này có khắc ba chữ màu đỏ “Đại hồng bào”.

Cành và lá của cây trà Đại hồng bào rậm dày, cành hơi hướng lên, phiến lá rộng, có hình bầu dục, đầu lá nhọn chúc xuống, hai mép lá xoắn vào, màu của lá xanh đậm và bóng, Nếu là chồi non mới nhú thì sẽ có sắc đỏ. Hàng năm cứ vào dịp đầu xuân khi cây trà đâm chồi, từ xa mà nhìn, cả cây khoác lên một màu đỏ, tựa chiếc áo bào. Cũng theo truyền thuyết, ngày xưa vị hoà thượng ở chùa Thiên Tâm (天心) từng hái lá trà của những cây trà này trị khỏi bệnh cho một vị Hoàng đế, Hoàng đế liền đem chiếc áo bào dành trạng nguyên mặc khoác lên cây trà để biểu thị lòng cảm tạ, và áo bào đã nhuộm đỏ cây trà.

Cây trà Đại hồng bào đã có tuổi hơn ngàn năm, hiện chỉ còn sót lại 4 cây trên vách của khe Cửu Long. Nước suối trong khe nuôi dưỡng cây trà, không cần phân bón mà cây vẫn luôn tươi tốt. Hàng năm cứ vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 5, người địa phương dùng thang để hái trà, sản lượng cực ít, chỉ được mấy lạng, nên được xem là loại trân bảo hiếm có trên thế giới.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui