Không giống như Khôn Ninh Cung, Từ Ninh Cung phảng phất như đã biết trước hoàng đế sẽ tới.
Khi Khang Hy bước vào, liền ngửi thấy mùi thơm nồng nặc của trà Bích La Xuân, Thái hậu đang ngồi trên kháng thư giãn đợi hắn, thấy hắn bước vào liền quay sang mỉm cười nói với Tô Ma Lạt Cô: "Ta vừa nói cái gì?"
Tô Ma Lạt Cô mỉm cười hành lễ, rồi tự mình bưng trà cho Khang Hy.
Thái hậu cũng lười vòng vo, đi thẳng vào chủ đề, Khang Hy còn chưa kịp uống một ngụm trà, đã nhìn thấy một chồng giấy dày, nhìn kỹ hơn thì là Thanh Tâm Chú.
Khang Hy vừa định mở miệng đã bị Thái hậu chặn lại: "Đây không phải là ta trừng phạt, nàng là tự nguyện nhận phạt. Nàng ta ở bên ngoài làm loạn đã sáu năm nay, sao chép trăm lẻ tám lần đã là nhẹ nhàng cho nàng ta rồi".
Bị chỉ trích, Khang Hy cũng không tức giận, cầm một cuốn lên lật qua: "Thái hậu đã xem qua chưa?"
"Chỉ là Thanh Tâm Chú thôi, có cái gì thú vị đâu." Nói xong Lúc này Thái hậu lại nghi hoặc, "Có chuyện gì sao?"
Khang Hy xua tay: "Không có gì, chữ viết gọn gàng, thái độ đoan chính". Chữ viết của Sơn Minh cũng đã tiến bộ rất nhiều. (Sơn Minh ở đây chỉ Như Nguyệt, nghĩa của nó là một lời thề ẩn dụ, ý chỉ tình yêu sâu sắc và bền vững của một cặp đôi nam nữ)
Thái hậu hừ một tiếng: "Không có gì là tốt nhất."
Khang Hy nhìn lại Kinh Phật: "Thái hậu tấm lòng độ lượng, sẽ không so đo với một tiểu bối. Vừa vặn Hoàng hậu có thai, vô cùng nhớ nhung người thân. Ta đang nghĩ.."
"Hoàng hậu mang thai thật vất vả, còn phải lo mọi việc trong hậu cung, quả thực rất mệt nhọc". Thái hậu lần thứ hai chặn lời Khang Hy, "Ta ở đây cũng không nhàn rỗi, vừa mới chọn cho nàng một trợ thủ".
Dứt lời liền nhìn ra ngoài gọi: "Nha đầu, đến đây thỉnh an hoàng thượng đi".
Rèm cửa mở ra, một cô nương nhỏ nhắn khoảng mười bốn, mười lăm tuổi. Không phải ai khác mà là nữ nhi của Át Tất Long, một trong tứ vị đại thần.
Năm đó tiên hoàng để lại cho hắn bốn vị đại thần, ba người trong số họ đã chết trong hai năm đầu tiên khi hắn lên nắm quyền, hiện tại chỉ còn lại Át Tất Long, hơn nữa hắn đang bị bệnh nan y.
Đang lúc Khang Hy do dự, Nữu Hỗ Lộc đã tiến vào khom nhẹ đầu gối hành lễ, Khang Hy chưa kịp hồi lại thần trí, đã nghe Thái hậu nói: "Nha đầu này mười tuổi đã vào cung, được ta mang theo bên người đích thân dạy dỗ. Đến nay vừa lúc cập kê, để nàng làm Quý phi cho con có được không?"
Hữu Nỗ Lộc thị đỏ mặt, Thái hậu cũng biết hoàng đế còn có lời muốn nói, nên bà cho nàng ta lui xuống trước.
Khang Hy nghe vậy khẽ cau mày, một lúc sau mới nói: "Ý của Thái hậu, trẫm hiểu. Nhưng nàng ấy còn trẻ, lại chưa sinh con nối dõi, phong nàng làm Quý phi có chút không thỏa đáng. Vẫn nên bắt đầu từ Quý nhân đi, đợi đến khi có hoàng tử ra đời lại tiếp tục sắc phong".
Thái hậu biết hoàng đế sẽ không từ chối nữ nhi của Át Tất Long, cũng biết tâm tư của hoàng đế muốn giữ lại vị trí đó cho người kia, không dễ dàng nhường nó cho ai khác.
Hoàng đế lùi lại một bước, cũng không đề cập đến lời vừa nói, Thái hậu cũng không muốn ép gay gắt: "Nếu đã là thứ phi, thì cũng không cần phải chọn ngày lành tháng đẹp, chọn ngày không bằng đúng ngày. Đêm nay đưa người đến Càn Thanh Cung đi".
Thái hậu liếc mắt nhìn Khang Hy, thấy lông mày hắn không nhúc nhích, sau đó nói: "Đã tới Càn Thanh Cung thì sẽ là người của hoàng đế, quyết định phẩm vị gì, sống ở đâu? Ta không quản tới, tất cả đều do hoàng thượng làm chủ".
Hoàng đế ngẩng lên bày tỏ đồng ý, sau đó chậm rãi nói: "Thái hậu, Ngô Tam Quế thỉnh cầu xin rút chư hầu, ta đã đồng ý".
(Cái này mình đã tra cứu mất hai ngày, để giải thích rõ ràng cho mọi người hiểu: Ngô Tam Quế có công, được tiên hoàng phong làm phiên vương một cõi, dâng sớ rút chư hầu ở đây nghĩa là xin hủy bỏ phiên vương. Điều này hợp với tâm ý của hoàng đế, vì ai cũng muốn hoàng quyền được trọn vẹn. Tuy nhiên, việc Ngô Tam Quế dâng sớ rút chư hầu ở đây nhằm mục đích thăm dò hoàng đế).
Thái hậu nghe được lời này thì giật mình, hôm nay Ngô Ứng Hùng đến cầu xin bà, bà còn hứa khẳng định rằng hoàng đế sẽ không rút chư hầu. Cho dù là Ngô Tam Quế đích thân tới cầu xin, hoàng đế cũng sẽ không bao giờ đồng ý.
Ngô Tam Quế không giống Ngao Bái, dù quyền thế của Ngao Bái có lớn đến đâu, suy cho cũng vẫn là cẩu nô tài của gia tộc Ái Tân Giác La. Nhưng Ngô Tam Quế lại khác, là một ác khuyển. Nó sẽ cắn bất cứ ai dám dùng gậy chọc nó.
Muốn đối phó loại ác khuyển này, không có gì tốt hơn là một đòn giết chết.
Khi vừa lên nắm quyền, hoàng đế đã quá vội vàng chĩa mũi kiếm vào Ngao Bái. Bây nay mới lật đổ được Ngao Bái, quyền hành cũng chưa thu hồi về hết, đã vội vàng chĩa mũi dùi vào ác khuyển Ngô Tam Quế, hai bên thế lực ngang nhau.
Việc này quyết định quá vội vàng.
Tổ huấn cấm hậu cung không được can thiệp chính trị, bà vừa nãy mới làm ngược ý hoàng đế, nhét Nữu Hỗ Lộc thị vào hậu cung, nếu hiện tại phản đối.. thì hoàng đế sẽ nghĩ như thế nào?
Thái hậu có chút hối hận, nếu biết mình sẽ chọc giận hoàng đế, ngay lúc đầu nên thuận theo ý hắn, chuyện hiện tại cũng dễ nói hơn.
Thái hậu liếc nhìn Thanh Tâm Chú trên bàn, giọng hòa hoãn: "Nếu nàng đã biết lỗi sai thì.."
"Cũng muộn rồi, Thái hậu nên nghỉ ngơi đi."
Không đợi Thái hậu nói hêt, Khang Hy đã đứng dậy, nói với Lương Cửu Công: "Đưa Nữu Hỗ Lộc thị an bài tới Càn Thanh Cung".
Sắp đến cổng Càn Thanh Cung, Khang Hy đột nhiên dừng lại hỏi: "Bên kia có tin gì tới không?"
Lương Cửu Công nói có, sau đó từ trong tay áo móc ra một mảnh giấy đưa cho Khang Hi, sau đó giơ đèn lên chiếu sáng, Khang Hi không cần, có hai hàng chữ, hắn nương theo ánh trăng vẫn có thể nhìn rõ.
[Tính mạng của cô nương vẫn an toàn, bệ hạ yên tâm]
[Cô nương đổi tên nô tì, không phải Sơn Minh mà là A Tiến. Chung Xuân, Tư Nguyệt, Sơn Minh, Hải Thệ đều đã được đổi tên thành Chiêu Tài Tiến Bảo]
"Hồ náo". Khang Hi tức giận, vò nát lá thư ném cho Lương Cửu Công, "Đốt đi".
Cùng lúc đó, Hách Như Nguyệt thông qua Chiêu Tài Tiến Bảo kiểm tra gia tài của nàng, không tra thì không biết, tra rồi mới biết là tra với không tra cũng giống nhau.
Tiền không có, mệnh thì có một. Nếu không phải nàng tình cờ xuyên trúng, thì đến mạng cũng không còn.
Hách Như Nguyệt thật khâm phục nguyên chủ của thân thể này.
"Cô nương đừng gấp, không có ngân lượng nhưng vẫn có đồ được ban thưởng từ trong cung mà!" A Tiến sợ chủ tử của mình nghĩ không thông lại đòi sống đòi chết, vội vã nhắc nhở.
Hách Như Nguyệt thở phào nhẹ nhõm, không có tiền nhưng có đồ ban thưởng cũng được.
Đồ ban thưởng từ trong cung quả thực rất nhiều. Chỉ tính trang sức đã có sáu bộ hoàn chỉnh, trong đó có hai bộ bằng vàng, hai bộ bằng đá quý, một bộ bằng san hô và một bộ bằng ngọc trai.
Mỗi bộ đều rất đầm tay và cao cấp.
Khi nhìn thấy bộ ngọc trai, Hách Như Nguyệt lấy một đôi bông tai lên, ngắm những viên ngọc trai tròn to bằng ngón tay cái trước mặt, quay lại hỏi A Tiến: "Đôi này không phải là làm bằng Đông Châu sao?" (ngọc trai của vùng biển Đông Bắc)
Nàng nhớ rõ, vào thời nhà Thanh, những viên ngọc trai này chỉ có hoàng đế, hoàng hậu, thái hậu, thái hoàng thái hậu mới được dùng, người khác đeo chính là điều cấm kỵ.
A Tiến cẩn thận gật đầu: "Bộ trang sức hơn trăm hạt này đều là Đông Châu."
Hách Như Nguyệt tò mò: "Nếu ta đeo nó thì sao?
A Tiến nhún vai:" Đó là phạm thượng, nhẹ thì đánh gậy, nặng thì chặt đầu ".
Quả nhiên có cũng như không, Hách Như Nguyệt thất vọng đẩy bộ trang sức bằng ngọc trai qua một bên:" Những thứ này đều là Hoàng hậu nương nương ban thưởng sao? "
A Tiến im lặng, A Tài đành trả lời:" Đúng ạ, đây đều là đồ do Hoàng hậu ban thưởng ".
Như Nguyệt kéo mãi, cuối cùng móc ra một đôi vòng tay vàng không mấy nổi bật, đẩy về phía A Chiêu:" Nếu đi cầm cái này, có thể đổi được bao nhiêu bạc? "
A Chiêu vội vàng xua tay:" Cô nương, cái này không thể cầm! "
Hách Như Nguyệt trợn mắt:" Tại sao? "
A Chiêu giải thích với cô:" Cô nương nhìn xem, phía trên đều có con ấn do cung đình chế tạo, bất cứ thứ gì có dấu ấn này đều không thể đem cầm ".
Hách Như Nguyệt không ngờ còn có quy định như vậy. Nàng nhìn qua từng cái, phát hiện cái nào cũng có, đều không thể quy ra bạc.
Giống như cầm bát cơm vàng mà xin ăn.
" Cô nương, trong nhà không thiếu cơm ăn áo mặc, không cần đổi đồ lấy tiền. "Người khác cho rằng đây là hoàng hậu ban thưởng, chỉ có A Tiến biết, hoàng hậu ban thưởng kỳ thực rất ít. Hầu hết chúng đều đến từ kho bạc riêng của hoàng đế.
Họ có bao nhiêu cái đầu để đem đồ của Hoàng đế đi cầm?
Gia tộc Hách Xá Lí xuất thân danh giá, cho nên không thiếu bạc, nhưng bạc của gia đình tất nhiên không thể so với bạc của chính mình, đây là kinh nghiệm của Hách Như Nguyệt từng sống trong một gia đình giàu có.
Không một xu dính túi ở thế giới này, nàng cảm thấy bất an.
Sự thật đã chứng minh, giác quan thứ sáu của phụ nữ cực kỳ chính xác, đồ ăn ở Am Thịnh Tâm ngày hôm sau cũng không còn ngon như trước.
Thân thể nguyên chủ để lại quá yếu ớt, trong thời gian dưỡng thương, Hạo Như Nguyệt không dám ăn hải sâm, nhưng mỗi bữa đều đưa lên mấy món này, nàng không ăn mà để lại cho đám nha hoàn.
Đặc biệt là A Tiến, vừa phải thêu yếm, vừa phải sao chép Thanh Tâm Chú, mệt nhọc gầy đi cả một vòng lớn, cần được tẩm bổ lại.
Đáng tiếc, thời gian tốt đẹp chỉ kéo dài có mấy ngày, khi Tam Phòng biết nàng không muốn chết, chỉ muốn sống thì không một lời thông báo, trực tiếp cắt giảm chi phí của Am Thịnh Tâm.
Đại Phúc Tấn tức giận tìm gặp đương gia là Tam Phúc Tấn tranh luận. Tam Phúc Tấn liền khóc lóc than nghèo, còn cho Đại Phúc Tấn xem sổ sách.
" Chị dâu không quản gia không biết củi gạo đắt tiền thế nào ".
Tam Phúc Tấn bất mãn càu nhàu, giọng còn to hơn cả Đại Phúc Tấn:" Để kiềm chế Ngao Bái, nhà chúng ta gần như trống rỗng. Sau này, hoàng hậu thì xuất giá, cha chồng thì làm tang lễ, việc nào cũng cần tiền! Bây giờ trong nhà chỉ còn cái vỏ không, ta cũng khó khăn từng ngày! "
Đại Phúc Tấn quanh năm không quản gia, không hiểu sổ sách. Mặc dù vô cùng tức giận đi kiếm Tam phòng, nhưng không những không đòi được công đạo cho Hách Như Nguyệt, lại còn khiến cho chi phí của Đại phòng bị cắt giảm.
" Cô nương, nô tì đã hỏi rõ ràng, không phải nhà chúng ta không có tiền, là Tam gia đã sắp xếp hôn sự cho Ngũ cô nương. Nghe nói gia đình đối phương không giàu có, Tam Phúc Tấn sợ Ngũ cô nương gả qua chịu khổ, nên đã chuẩn bị một khoản bạc lớn làm của hồi môn! "
A Chiêu đi loanh quanh bên ngoài mấy ngày mới tìm ra nguyên nhân khiến Tam phòng cắt giảm mạnh chi tiêu:" Ở đâu lấy ra số bạc lớn như vậy làm của hồi môn? Không phải là lấy từ Đại phòng chúng ta hay sao ".
Nhìn trên bàn chỉ có hai đĩa đồ chay và một bát cơm, Hách Như Nguyệt hỏi A Chiêu:" Có biết nam nhân đó là ai không? "
Đây là nhược điểm của việc Đại phòng không đương gia, bị người lợi dụng thì cũng không thể làm gì được.
Nhưng vì chuẩn bị của hồi môn cho nữ nhi mà tước đoạt tiền ăn của nàng là điều không chấp nhận được, việc này không thể cứ vậy cho qua.
A Chiêu sửng sốt, không ngờ cô nương lại hỏi như vậy, may lúc đó nàng lắm lời thêm mấy câu, vừa vặn có tác dụng:" Nghe nói đối phương là đích trưởng tử của Binh bộ Thượng thư ".
Binh bộ Thượng thư? Hách Như Nguyệt bấm đốt tính toán:" Họ của nam nhân đó là gì? "
"... "
A Chiêu không biết lắc đầu, A Tiến trả lời:" Có lẽ là Nạp Lan ".
Hách Như Nguyệt vừa cho miếng rau vào miệng, suýt thì phun ra:" Nạp Lan Minh Châu? "
Dù không có hứng thú với lịch sử nhà Thanh nhưng nàng vẫn biết về cuộc trang giành đảng phái nổi tiếng thời Khang Hy, một bên là Sách Đảng, đứng đầu là Tam thúc của nàng, bên kia là Minh Đảng, đứng đầu là Nạp Lan Minh Châu.
Làm sao nữ nhi của Sách Ngạch Đồ có thể gả cho nhi tử của Minh Châu?
Hách Như Nguyệt chậm rãi nhai cọng rau trong miệng, hình như.. điều đó không phải là không thể.
Thái tử Dận Nhưng vẫn chưa được sinh ra, điều đó có nghĩa là Loạn Tam phiên cũng chưa bắt đầu, lúc này Sách Ngạch Đồ vẫn đang được trọng dụng, Minh Châu hiện tại khả năng chỉ là một tiểu nhân vật.
(Loạn Tam phiên: Khi mới thành lập, triều Thanh đã phong vương cho một số tướng lĩnh người Hán có công, trong số đó có Thượng Khả Hỉ (được phong là Bình Nam vương, trấn thủ Quảng Đông), Cảnh Trọng Minh (được phong là Trấn Nam vương, trấn thủ Phúc Kiến) và Ngô Tam Quế (được phong Bình Tây vương, trấn thủ Vân Nam). Ba lãnh địa đó gọi chung là" Tam phiên", trong ba phiên ấy mạnh nhất là thế lực của Ngô Tam Quế. Sau xét thấy sự tồn tại của những lãnh địa này không có lợi cho nền thống trị của Nhà Thanh. Năm 1673, vua Khang Hy đã ra lệnh bãi bỏ các phiên. Bị mất quyền lợi, ngay năm ấy Bình Tây vương Ngô Tam Quế nổi dậy chống lại nhà Thanh và hô hào hai phiên kia cùng phối hợp).
Minh Châu là một người rất thích cá cược, khi Đa Nhĩ Cổn đang ở đỉnh cao, hắn đã đặt cược vào Đa Nhĩ Cổn, lấy nữ nhi của A Tề Cách (huynh trưởng Đa Nhĩ Cổn) làm vợ.
Khi tiên hoàng lên ngôi, Đa Nhĩ Cổn bị triệt hạ, cả nhà Minh Châu cũng hạ đài.
Hiện tại, Sách Ngạch Đồ là sủng thần của hoàng đế, vừa là thúc thúc của hoàng hậu, hoàng hậu đang mang trong bụng Thái tử tương lai của nhà Thanh, có trời mới biết Minh Châu đang tính gì.
Khoan đã, trưởng tử của Minh Châu không phải là Nạp Lan Tính Đức, người tài năng nhất triều nhà Thanh hay sao?
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...