Trọng Sinh Ái Thùy Thùy


Quan Tố Y vốn cho rằng sau khi chính mình chết sẽ một lần nữa đầu thai, không ngờ mở mắt lần nữa lại thấy một mảnh rừng mai ngập trong sương đen, từng bông từng bông tuyết nhẹ bay giữa làn sương mù, mang chút hư ảo, lại vì không khí lạnh lẽo tột cùng mà lại có vẻ vô cùng chân thật.

Quan Tố Y sửng sốt một lúc lâu mới ý thức rằng sương đen trước mặt là do nàng đội đấu lạp gây nên.

Nón rộng vành phối lụa đen bị gió thổi tung đến mức dán sát vào cổ nàng, mấy đóa bông tuyết cũng nhân cơ hội mà chui vào sau màn đen đọng lên chóp mũi nàng, khiến nàng rùng mình một cái.

(đấu lạp: nón rộng vành có rèm che mặt)


“Tiểu thư, ngài lạnh sao? Nô tỳ quay về lấy noãn lô.” (noãn lô: lò sưởi nhỏ cầm tay)


Thanh âm thanh thúy hoàn toàn đánh thức Quan Tố Y vốn đang bồi hồi giữa hư ảo và chân thật.

Nàng xốc lên một góc lụa đen, thế giới vốn mông lung lập tức trở nên rõ ràng lại sinh động.


Trí nhớ hơn người như đang nói cho nàng, địa phương này chính là rừng mai trong hậu viện của Giác Âm Tự, khi Quan gia vừa đến Yến Kinh đã từng ở tạm vài ngày vì sửa chữa phòng ốc.


“Tổ phụ đâu? Cha mẹ đâu?” Sau một lúc lâu đánh giá tỉ mỉ Minh Lan, Quan Tố Y thử hỏi.

Nàng hiểu rõ, bản thân đã trở lại, trở lại quá khứ, trở lại lúc mới vào Yến Kinh, là thời điểm mà tất thảy chưa bắt đầu.

Đưa ra phán đoán này cũng không khó khăn, dẫu sao, cảm giác lạnh băng này giả không được, gió lạnh như dùng đao thép cạo xương giả không được, cảm giác hít thở không thông giả không được, càng đừng nói đến không có lý do gì mà Minh Lan trẻ lại ngần ấy tuổi.


“Lão thái gia đang tham gia Hội Văn ở Bồ Đề Uyển.

Lão gia cùng phu nhân có lẽ là lên Đình Bắc Sơn ngắm tuyết cùng vẽ tranh ạ, chắc tầm chạng vạng mới có thể trở về.” Minh Lan xoa xoa tay, “ Tiểu thư, chúng ta cũng đi Bồ Đề Uyển xem hội đi, nơi này lạnh quá, cẩn thận đông lạnh.” Dẫu sao, chuyện thanh nhã như ngắm mai trong tuyết, một nha đầu nhỏ như như nàng không lý giải nổi.


Hội Văn? Quan Tố Y hoảng hốt một chốc, xoay người liền đi đến Bồ Đề Uyển.

Mặc kệ hết thảy trước mắt nàng thật hay giả, hoặc là Kính Luân Hồi chiết xạ ra, nàng nguyện ý từ hiện tại đi thay đổi tất thảy.


Bên trong uyển đốt mấy chậu than lớn, ngọn lửa hừng hực không ngừng phun ra từng luồng khí nóng, khiến không khí chung quanh ấm áp như xuân, so với bông tuyết tán loạn trong gió lạnh bên ngoài, nơi này thật sự vô cùng thoải mái, cũng vô cùng náo nhiệt.

Một đám nam tử tụ lại bàn đá cao mà không ngừng tranh luận, vài tên tiểu sa di chuyên tâm pha trà, còn có cầm sư không ngừng đàn tấu, âm trầm âm bổng lại mang vài nét ý nhị xa xưa.


Bên trong Thủy Các cách không xa bàn đá là vài nữ tử đang đứng, hoặc châu đầu ghé tai, hoặc đùa giỡn cười vui; hoặc dựa dẫm lan can nhìn ra xa, người thì trầm tư, người thì chỉ chỉ trỏ trỏ bọn nam tử như thể đang nghị luận cái gì.

Hình ảnh nam nữ đứng chung làm Quan Tố Y có chút hoài niệm, lại có chút thương cảm.


Bởi sau khi học thuyết nhà họ Từ trở nên hưng thịnh, cảnh tượng như này chắc không còn được thấy nữa.

Các nàng của hiện tại tuyệt đối không thể tưởng được, sau năm năm sáu năm nữa, đừng nói là soi mói nam tử, chỉ là cơ hội bước ra cửa hông đều xa vời.


“Đại môn bất xuất, nhị môn bất mại” (Đại ý: cổng ngoài không ra, cửa trong không bước tới), những giới luật này chính là đem từng nữ nhân cầm tù đến chết tại hậu trạch, cũng bức chết nữ tử trong những cuộc hôn nhân bất hạnh dưới sự chủ đạo của nam nhân.

“Hưu thê” trở thành bùa đòi mạng cho nữ tử, “Nữ Tứ Thư” trở thành cần câu hồn của nữ giới, sống là người của nhà chồng mà chết là quỷ của nhà chồng, mặc cho bước lên đường xuống hoàng tuyền cũng không thể chiếm được một chút tự do.

(Chú thích: Nữ Tứ Thư gồm bốn cuốn “Nữ giới”, “Nữ luận ngữ”, “Nội huấn” và “Nữ phạm tiệp lục")


Chỉ nói đến điều này, biểu tình Quan Tố Y càng trở nên lạnh lẽo, từ từ bước đến bên người tổ phụ mà đứng.

Nàng đội nón có rèm che khuất đi dung mạo đoan chính thanh nhã vượt khỏi trần tục, một thân khí chất xuất trần cũng đủ dẫn người chú ý.

Ngại vì phong phạm kẻ quân tử, những người này không dám hỏi nhiều, chỉ liếc nhiều vài lần lại tiếp tục biện luận.



Lúc địa vị người con gái không hề thấp hèn, thậm chí không thiếu nữ nhân là chính trị gia, sử học gia, cũng không ngại chuyện hậu phi của một quốc gia nắm giữ quyền lực.

Tựa như Hội Văn, chỉ cần có người tiến cử dẫn dắt, cũng là tiến vào như thường.

Mà Quan Tố Y sở dĩ mang đấu lạp (nón rộng vành có màn che) che lấp dung nhan, không phải vì e ngại giới luật nữ tử, mà do thế đạo loạn lạc, phỉ khấu hoành hành, không thể không bảo hộ thân mình.


Thời buổi này chính quyền đổ rồi lại lập liên tục, hôm nay ngươi xưng vương, ngày mai ta đăng cơ, các bang quốc không ngừng chinh phạt lẫn nhau, vì thế liền thuận thế mà sinh ra một lượng lớn hạng người đục nước béo cò.

Cho dù ở lỳ trong nhà cũng có họa từ trên trời rơi xuống, lại thêm chuyện lên kinh đường xá xa xôi.

Từ trước đến nay nàng luôn cẩn trọng, dung mạo của nàng không đến mức khuynh quốc, khuynh thành lại tương đối dư xài, vì thế để không tăng thêm phiền phức cho người nhà, đấu lạp là vật không thể thiếu, phối thêm một thanh trâm sắc phòng thân hoặc dùng tự vẫn.

Không chỉ nàng mà là thời loạn thì nam nữ đều thế.



Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận