Hôm sau, chị em Kiều Anh mang mứt tết đến lớp học chia cho các bạn nhỏ.
Mứt dừa ở hiện đại không tính thứ gì hiếm lạ, nhưng ở nông thôn thời này nó lại quà ăn vặt khó được.
Ai bảo nó chỉ xuất hiện trong hộp mứt tết vào ngày tết đâu.
Một năm xuất hiện một lần, mức độ được hoan nghênh của nó có thể nghĩ.
Kiều Anh không phân biệt làng này làng kia, ai đến đều có phần.
Chỉ trong vòng năm phút cô đã phân hết nửa cân mứt dừa.
Tuy mỗi người cũng không được nhiều ít nhưng ai cũng vui vẻ nhận lấy.
Khoảng cách hai làng kéo gần không ít.
Cả buổi học ai lấy đều mặt mày hớn hở.
Trên đường về nhà, Kiều Anh thấy tâm trạng chị cô cũng không tệ lắm.
Cô thử hỏi xem bạn học của chị cô đón nhận mứt dừa như thế nào.
Kết quả đương nhiên là được hoan nghênh rồi.
Như vậy cô có thể yên tâm về nguồn tiêu thụ mứt dừa vào dịp tết rồi.
Về đến nhà, chị em cô kinh ngạc khi thấy bố cô xuất hiện ở nhà.
Cô nhớ bố cô mới đi hơn tuần chứ mấy.
Nhìn trên bàn oản và trái cây, Kiều Anh làm gì không rõ bố cô về làm gì.
Điều khiến cô ngạc nhiên là bố cô cũng là người mê tín.
Mà bố mẹ cô lén lút liên lạc với nhau lúc nào sao cô không biết.
Không biết bố mẹ cô đang ủ mưu gì?
Ỷ vào tuổi nhỏ Kiều Anh cái gì cũng dám hỏi: "Bố mẹ lại đi xem bói ạ.
Bà thầy bói nói thêm gì không?"
Mẹ cô liếc xéo cô một cái gật đầu không đáp.
Bố cô chỉ cúi đầu ăn cơm không tiếp chiêu của cô.
Kiều Anh tiếp tục cố gắng hỏi lại mấy lần, mẹ cô bà vẫn giữ kín như bưng.
Cô tự hành não bổ một chút, hôm qua mẹ cô cũng thần thần bí bí hỏi bà thầy bói cái gì đó mà không cho cô nghe.
Hôm nay bố cô đích thân đi về.
Nếu là việc làm ăn chắc chắn sẽ nói cho cô.
Trừ khi, mắt Kiều Anh sáng lên quay sang hỏi bố mẹ cô: "Chẳng lẽ con sắp có em trai?"
Mẹ cô bị náo loạn cái đỏ thẫm mặt, thẹn quá thành giận gắp ngay miếng thịt mỡ nhét vào miệng cô.
Kiều Anh bị mỡ ngấy đến linh hồn xuất khiếu, dưới ánh mắt uy hiếp của bà gian nan nuốt xuống.
Sợ lại bị nhét thịt mỡ lần nữa Kiều Anh thành thật ăn cơm không dám hé răng.
Bữa trưa nhà cô tường an không có việc gì kết thúc.
Thu dọn bát đĩa xoong nồi xong, Kiều Anh vội lăn về giường mình sợ mẹ cô ngứa mắt.
Cô không biết, cô vừa quay đi bố cô đã ôm bụng cười đến ngã trái ngã phải.
Bị mẹ cô lườm mấy lần mới thành thật lên giường ngủ trưa.
Kiều Anh ngủ dậy cũng đã hơn hai giờ chiều.
Cô vẫn còn nhớ thương việc câu cá nên vội vàng rời giường.
Ra đến ngoài sân đã thấy bố cô đang cầm một chiếc cần câu ngắm tới ngắm lui.
Cô lên tiếng chào bố cô rồi ra góc sân giếng cầm cần câu của mình lên.
So với chiếc cần câu của bố cô, cần câu của cô thô ráp hơn rất nhiều.
Người chuyên nghiệp ra tay kẻ hèn như cô làm gì có cửa so sánh được.
Bố cô lại tò mò cầm cần câu của cô lên khen: "Nhìn thô sơ thế mà lại câu được con cá chép lớn như vậy.
Đúng là không tồi."
Hiển nhiên bố cô đã biết đến chiến tích của cô.
Kiều Anh nở nụ cười khoái trá, kể cho bố cô quá trình cô câu con cá chép kia như thế nào.
Hai bố con chia sẻ tâm đắc rồi cùng vác cần câu đi ra khỏi nhà.
Hôm nay có bố cô làm bạn, em mèo đã bị ghẻ lạnh ở nhà.
Ra đến bờ mương cô đã bị cảnh tượng trước mắt dọa tới rồi.
Cái mương không lớn nhưng đã bị vây kín đầy người.
Kiều Anh tiến đến hỏi thăm mới biết, hóa ra thím cô lại tỏa sáng.
Hôm qua không lừa được cá của cô lại bị mẹ cô mắng một trận.
Thím cô bực mình mới tung tin hôm qua cô câu được con cá sáu bảy cân.
Với phong cách làng cô, chẳng biết tin đồn thật giả, ai đều ôm ý tưởng thử xem một lần cho biết.
Thế là một người lại một người cầm cần câu ra mương, chẳng mấy mà tụ tập thành hội làng như bây giờ.
Kiều Anh dở khóc dở cười, cầm cần câu lên để trước mặt nói: "Thím cháu nói mà các bác cũng tin.
Các bác nhìn cần câu này của cháu mà có thể câu được con cá lớn vậy sao?"
Mọi người xúm lại xem chiếc cần câu của cô mới biết mình bị lừa.
Nhưng đều đã ra đây rồi, nếu về tay không họ không cam lòng.
Không câu được cá lớn, cá vài ba cân chắc hẳn phải có.
Với niềm tin này đại bộ phận người đều ở lại tử thủ nơi đây.
Kiều Anh lắc đầu không khuyên nữa, để cho họ tiếp tục nằm mộng đi thôi.
Làng cô đất rộng, người thưa, mương máng nhiều.
Không câu ở mương này bố con cô lại chọn con mương khác thả câu.
Nhìn đến mồi câu cô mới cảm nhận được có cao thủ bắt cá ở bên mình.
Bố cô trộn thính với giun, chỉ cần buông cần, cá từ bốn phương tám hướng đều bu lại.
Hai bố con cô chỉ việc máy móc gắn mồi câu, buông cần, giật cần câu lên.
Cá bị câu lên bờ nhảy đầy đường, Kiều Anh dứt khoát từ bỏ việc câu cá, chuyên tâm bắt cá vào thùng.
Lần này chủng loại cá phong phú hơn hôm qua, cá rô cá diếc cá chép đều có.
Nhưng kích cỡ đều không lớn lắm.
Kiều Anh lại không chê, con nào cũng cho vào thùng hết.
Hai bố con phối hợp ăn ý, không đến một giờ đã được lưng thùng cá.
Kiều Anh muốn thu tay, nhưng bố cô không chịu ông nói: "Bố câu nhiều chút, để trong vại nước mấy mẹ con ăn dần.
Không cần ngày nào cũng đi câu cá, có thời gian tập trung vào việc học hành ấy."
Câu trước cô hiểu, câu sau lại là sao, bố cô đang thúc giục cô học tập.
Bố cô đối với việc học hành của chị em cô luôn áp dụng chính sách chăn thả.
Sao hôm nay lại đột nhiên can thiệp, chẳng lẽ ông bị cái gì kích thích không thành.
Lại nghĩ tới sáng nay bố mẹ cô đi xem bói, hay bà thầy bói lại nói gì đó.
Cô còn đang miên man suy nghĩ, bố cô lại đột nhiên đứng lên hai tay nắm chặt lấy cần câu.
Chiếc cần câu bị kéo đến cong lại.
Kiều Anh kích động lên, đây là cá lớn cắn câu rồi.
Vài phút sau bố cô kéo một con cá quả lên, nó phải to gấp đôi con cá chép hôm qua cô câu.
Bố cô tự tay bắt nó cho vào thùng, sau đó lấy lắp thùng đậy lại đề phòng nó nhảy ra.
Ông định câu tiếp nhưng vừa rồi con cá giãy giụa đã làm đục hết nước ở nơi này.
Đàn cá vừa rồi cũng bị dọa chạy hết, ông đành phải thu tay ra về.
Hai bố con quay về con mương hôm qua cô câu, thấy chỉ còn lác đác vài người đang chăm chú ngồi câu.
Bố con cô không lên tiếng làm phiền họ mà xách thùng cá về nhà.
Mẹ cô thấy hai bố con về nhà, vội ra giúp đỡ thu thập cá.
Bố cô chọn ba con cá chép tầm hơn nửa cân mang đi biếu bà nội cô.
Số cá còn lại cho hết vào vại nước.
Tất nhiên con cá quả để lại, mẹ cô ướp muối hành xả gói lá chuối mang đi nướng.
Đến khi Kiều Anh từ nhà bà cô về mùi cá đã bay khắp nhà.
Hai con chó mèo lưu luyến nhà bếp không đi rồi.
Cô ghé mắt vào xem thấy bố mẹ và chị cô đều ở trong bếp, đi vào cũng chẳng giúp được gì đành thôi.
Kiều Anh cúi xuống xách mèo con lên, mèo con không chịu đi giơ chân cho cô một chảo.
Cũng may nó cào vào áo bông miễn cho tay cô một vết xước.
Kiều Anh buông tay mặc kệ con mèo tham ăn này, quyết định tối nay cho nó ăn ít đi một miếng thịt.
Cá nướng dưới sự chờ mong của nhà cô cuối cũng chín.
Nhà cô không có than mà nướng bằng củi nhãn, tuy hơi cháy xém chút nhưng hương vị lại rất ngon.
Ăn uống no đủ, cả nhà cô lại ngồi quây quần bên nhau.
Bố cô lúc này đang nếm mứt dừa và dừa khô.
Kiều Anh cũng không giấu giếm nói ra kế hoạch của mình: "Ngoài bán hoa quả ra, tết này nhà mình bán thêm mứt dừa nữa.
Bố mẹ thấy thế nào ạ?"
Bố mẹ cô không cần suy nghĩ đã đồng ý luôn.
Kiều Anh cảm khái, bà thầy bói đúng là giúp cô bớt việc nhiều.
Lúc sau cả nhà xúm lên kế hoạch ví dụ nhập quả dừa ở đâu, bao giờ thì bắt đầu làm, dự định làm bao nhiêu, tiền vốn ở đâu ra vân vân và mây mây.
Mỗi vấn đề đều đưa ra phương án giải quyết, cuối cùng là nhân lực vấn đề.
Bố mẹ cô định làm số lượng lớn, người nhà cô là không đủ, cần thiết thuê thêm người.
Thuê ai đâu? Vấn đề này Kiều Anh ném hết cho bố mẹ cô giải quyết.
Kiều Anh trầm ngâm một chút mới nói: "Con nghĩ nên thuê một nhà dân ở chợ Huyện để gửi hàng." Ba đôi mắt nhìn cô đầy khó hiểu, Kiều Anh lại tiếp tục nói: "Hoa quả bố thuê ô tô chở về đến chợ Huyện, một ngày nhà mình làm gì đã bán hết được.
Thế nào cũng phải mang về nhà, quá trình vận chuyển rất dễ bị dập nát mất nhiều hơn được."
Bố mẹ cô thấy có lý gật đầu, Kiều Anh lại nói tiếp: "Con định đóng gói hoa quả thành từng giỏ quà để bán.
Như vậy nhìn vừa đẹp mắt lại cao cấp hơn túi ni lông, khả năng sẽ có người mua để làm quà biếu."
Bố cô nhớ tới những giỏ quà bày bán nhìn đẳng cấp hơn hẳn, ông gật đầu đồng ý ý tưởng này.
Nhưng như vậy sẽ tốn thêm tiền mua giỏ quà sợ không có lãi.
Ông đưa ra băn khoăn của mình, Kiều Anh suy nghĩ một lát rồi trả lời: "Mua thẳng là hơi đắt nhưng nếu mình làm ra sẽ rẻ hơn."
Bố cô nghe xong lại lắc đầu: "Bố không biết làm giỏ quà mà cũng không có thời gian để làm nó."
Kiều Anh mỉm cười trả lời: "Con biết làm giỏ quà nha! Chỉ cần tìm một người đan lát giỏi trong làng con dạy cho họ là xong."
Cô đúng là biết làm giỏ quà bằng tre.
Lúc cô thất nghiệp ở nhà việc gì chẳng làm để kiếm tiền.
Trong đó cô có làm hàng mây tre đan.
Nhưng đan cả ngày mới kiếm được mấy chục nghìn, làm được một tuần cô đã từ bỏ.
Giờ bảo cô đan giỏ cô vẫn còn nhớ rõ ràng.
Bố mẹ cô không hỏi cô học từ đâu, mà đồng loạt gật đầu đề nghị của cô.
Đến đây kế hoạch buôn bán hàng tết nhà cô đã sơ lược hoàn thành.
Chỉ chờ ngày thực thi mà thôi..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...