◎Bùi Dục Kỳ e là đã có điềm báo nhân cách phân liệt. ◎
"Đây là mây...."
"Mây."
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Sau khi bằng lòng nói chuyện, Bùi Dục Kỳ càng ngày càng sẵn lòng nói chuyện và bắt chước người lớn nói chuyện, giống như cái máy học lại bắt đầu thường xuyên nói chuyện.
Ngoại trừ nói "bố" và "mẹ" rất tròn trịa ra, còn lại đều là học vẹt bắt chước những từ mà cô từng nói, hơn nữa giới hạn đơn giản chỉ một hai
từ.
Tiết Huệ Vũ vì để cho cậu đặt mình vào trong cuộc, nên thường xuyên dẫn cậu cùng xác nhận và học những sự vật trong tầm mắt cậu.
"Cái đỏ đỏ kia là mặt trời."
"Mặt....trời?" Ông mặt trời mà mẹ dạy buổi sáng rõ ràng không phải là như vậy, Bùi Dục Kỳ hoang mang nghiêng nghiêng đầu, "đỏ đỏ...."
Tiết Huệ Vũ lập tức hiểu ra, bèn giải thích: "Buổi sáng, ông mặt trời mọc từ phía đông. Bây giờ chuyển thành hoàng hôn màu đỏ, nghĩa là ông mặt trời phải tan làm rồi."
"Tây....Dương ?"
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
(bé con hiểu nhầm từ 夕阳 hoàng hôn đọc là Xīyáng còn bé con hiểu là 西羊 cũng là Xī yáng)
Mắt nhìn qua, hoàng hôn màu cam thiêu đốt nơi chân trời, tầng mây cuồn cuộn trong ánh sáng, vừa đỏ vừa sáng.
Bùi Dục Kỳ nằm bò trên giường, ngẩng chiếc đầu nhỏ, chăm chú nhìn ra ngoài cửa sổ.
Từ đơn "Hoàng hôn buông xuống" này, cậu từng nghe mẹ đọc trong những câu chuyện cổ tích một vài lần.
Hóa ra có khung cảnh như vậy.
Bùi Dục Kỳ từ khi có trí nhớ đã bị nhốt trong phòng không dám nhìn ra ngoài cửa sổ, há cái miệng nhỏ nhắn nhìn ráng ngũ sắc màu đỏ đậm bên ngoài cửa sổ.
Sau khi Bùi Dục Kỳ có thể nói một cách mạch lạc bốn hoặc năm từ, những từ vựng cậu có thể hiểu ngày càng nhiều, vượt xa vốn từ vựng mà cậu có thể nói ở hiện tại....Tiết Huệ Vũ dần dần bắt đầu dạy cậu các phép xã giao đúng mực, cách cư xử với mọi người, cách dùng từ lịch sự, v.v.
Dù Bùi Dục Kỳ có chứng tự bế hay không, cậu đều có chướng ngại xã giao nghiêm trọng, đến nay chỉ sẵn sàng nói chuyện với một mình cô. Vậy nên Tiết Huệ Vũ càng cảm thấy cần phải nắm bắt được thời kỳ như tờ giấy trắng này thiết lập nên các quy tắc sống rõ ràng cho con.
Ví dụ như lễ phép, có lễ nghi, khi gặp người thân, bạn bè và người lớn tuổi, nên chào hỏi, tìm hiểu và phân biệt cách xưng hô lịch sự và đúng mực với đối phương, nhờ người khác giúp đỡ thì phải dùng "xin", sau khi được giúp đỡ thì phải nói "cảm ơn", để cho con hiểu mà lặp đi lặp lại luyện tập thành một thói quen tốt.
Vì vậy, bây giờ mỗi khi được mẹ dạy một điểm kiến thức mới, Bùi Dục Kỳ sẽ ngoan ngoãn nói một tiếng "Con cảm ơn mẹ".
Bây giờ cậu có thể hiểu những câu dài và phức tạp của cô, hơn nữa có thể phản ứng hoặc trả lời chính xác.
Mỗi khi học một từ vựng mới, sẽ lại lẩm bẩm biểu đạt một cách sung sướng với vốn từ ngữ có hạn của mình.
Chỉ khi nói chuyện với người lạ, nhất là bác sĩ và y tá, Bùi Dục Kỳ theo bản năng sẽ sợ hãi đã bị Tiết Huệ Vũ làm rất nhiều công tác tư tưởng, mãi đến ngày thứ ba cố gắng lấy hết dũng khí nói một tiếng "dì" với cô y tá đang rút kim cho cậu.
Giọng nói vừa nhẹ vừa nhỏ, còn cúi đầu không dám nhìn dì ấy.
Dì y tá sững sờ một chút, tưởng đứa nhỏ sợ hãi, lập tức nhẹ nhàng an ủi: " Yên tâm đi, dì sẽ làm nhẹ nhàng một chút."
Sau đó, quan sát đến vẻ mặt của cậu, nhẹ nhàng giúp cậu rút kim.
Vốn dĩ dì còn tưởng rằng cậu bé này sẽ ồn ào khóc lóc vì đau, dù sau mấy lần trước tiêm và lấy máu đều có phản ứng mạnh mẽ, dù cho mỗi lần dì đều rất cẩn thận, vẫn sẽ làm cậu sợ hãi đến mức cả người run rẩy, nhưng lúc này nhìn thì chỉ thấy Bùi Dục Kỳ quay đầu đi và nhíu nhíu mày.
Bà thở dài một hơi nhẹ nhõm, khi đang cầm một miếng bông vô trùng đưa cho Tiết Huệ Vũ để cô đè máu cho Bùi Dục Kỳ, chợt nghe thấy Bùi Dục Kỳ nhẹ nhàng mà lẩm bẩm một câu: "Cảm ơn dì ạ."
Mặc dù rất nhẹ rất nhẹ, nhẹ đến mức gần như không nghe thấy gì. Nhưng đã sớm biết bệnh tình của Bùi Dục Kỳ, có thể mở miệng đã là một chuyện cực kỳ khó và cũng là một dấu hiệu chuyển biến tốt.
Trái tim nữ y tá mềm nhũn, sau khi đi ra ngoài, cô vui vẻ hứng chia sẻ sự việc xảy ra trong tổ công tác, nhưng bị đồng nghiệp trong nhóm nghi ngờ phải chăng cô bị ảo giác, nhất là Đổng Lệ Mai còn lạnh lùng đâm chọt hai câu, nói cô chém gió.
Bùi Dục Kỳ không phải là không có biểu hiện sợ hãi, sau khi dì y tá rời đi, Tiết Huệ Vũ lập tức ôm cậu vào lồng ngực, vỗ vỗ nhẹ lưng cậu, khen ngợi nói: "Làm tốt lắm! Đừng sợ đừng sợ...."
Sau khi nằm viện, mỗi ngày lấy ra vài ống máu, cũng cần truyền năm sáu túi dịch, Tiết Huệ Vũ liền phát hiện, mỗi khi y tá xuất hiện với ống tiêm, rõ ràng Bùi Dục Kỳ rất sợ hãi và bất an, thậm chí còn bỏ chạy kháng cự trốn trong góc phòng....Cưỡng chế tiêm còn có thể lộ ra sắc mặt tái nhợt, có hiện tượng đổ mồ hôi lạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiến hành tiêm thuốc.
Tất cả điều này là do Trịnh Tuệ Văn gây ra, mọi hành động của bà ta khiến đứa trẻ có sản sinh ra phản ứng mãnh liệt với kim tiêm.
Dù động tác của y tá có nhẹ nhàng đến đâu, cậu cũng sẽ vì không tin tưởng người tiêm, có một sự sợ hãi đau đớn mãnh liệt.
Sau vài lần, dù Bùi Dục Kỳ không nhìn thấy kim tiêm, chỉ thấy người ta đeo khẩu trang, mặc đồ y tá màu trắng, liền phản xạ có điều kiện nghĩ ngay đến cây kim tiêm khủng bố, làm cho cậu sợ hãi những dì y tá đến gần, cảm thấy họ cũng giống Trịnh Tuệ Văn, đều là người xấu tiêm chích.
Cho nên mỗi lần trước khi tiêm và truyền dịch, Tiết Huệ Vũ sẽ ôm chiếc bánh bao nhỏ đang co ro vì sợ hãi vào trong vòng tay và vỗ về một cách nhẹ nhàng, nói với cậu một vài câu "mẹ ở đây, đừng sợ."
Cô cũng kiên nhẫn giải thích với cậu rằng các bác sĩ và y tá là những thiên thần đã chữa lành cho cậu và bố cậu, và việc các dì y tá tiêm và truyền dịch là để tiêm thuốc chống viêm vào cơ thể cậu, để tiêu diệt đám vi khuẩn xấu trong cơ thể cậu.
Nếu không tiêm hay truyền dịch, thì vi khuẩn trong cơ thể cậu sẽ làm chuyện xấu, cậu sẽ sinh bệnh, sức khỏe cũng ngày càng sa sút.
Không giống với Trịnh Tuệ Văn đã bắt nạt cậu!
Để làm cho Bùi Dục Kỳ dễ hiểu, Tiết Huệ Vũ đã dùng câu chuyện cổ tích để giải thích cho cậu về trách nhiệm của bác sĩ và y tá.
Bởi vì chỉ có tin tưởng hoàn toàn vào người tiêm, thì đứa trẻ mới có thể không còn phản ứng mãnh liệt với kim tiêm nữa. Đây cũng là lý do tại sao Tiết Huệ Vũ khuyến khích cậu gọi người khác.
Ngày hôm nay khi Bùi Dục Kỳ cố gắng lấy hết dũng khí gọi "dì ơi", có nghĩa là cậu đã sẵn sàng tin tưởng đối phương, cũng bởi vì dũng cảm xải bước đi đầu tiên, mới giống như một người đàn ông nam tính chịu đựng nỗi đau và nước mắt khi rút đầu kim ra.
"Mẹ lớn như vậy rồi cũng sợ tiêm lắm, lúc rút máu cũng chưa bao giờ dám nhìn! Vậy nên vừa rồi con không khóc đã là một nam tử hán bé nhỏ rồi! Thật sự là cực đỉnh !"
Ngay khi Tiết Huệ Vũ cúi đầu xuống, liền nhìn thấy nam tử hán Bùi Dục Kỳ được cô khen, chiếc mũi nhỏ đỏ hồng đang hít hít, đôi mắt to đầy nước đảo quanh, dáng vẻ trông như sắp khóc đến nơi.
Tuy nhiên giây tiếp theo, sau khi bắt gặp ánh mắt của cô, cậu khe khẽ khịt mũi một chút, kiên quyết kìm nén nước mắt lại.
Trong lòng Tiết Huệ Vũ xoắn lại, càng ôm chặt cậu hơn.
"Bé con của mẹ, thật sự rất đỉnh, là kiêu ngạo của mẹ..."
Khi đang thật vất vả dỗ bé con và cùng nhau chơi trò chơi để cậu nín khóc, một tiếng còi của xe cứu thương vang lên từ xa đến gần.
Tiết Huệ Vũ phản ứng ngay lập tức, trước khi cả cơ thể Bùi Dục Kỳ cứng lại, đã kéo cậu vào lòng, nhẹ nhàng bịt kín hai lỗ tai của cậu lại.
Ngoài chứng sợ kim tiêm, Bùi Dục Kỳ còn có phản ứng sợ hãi cực lớn với âm thanh của còi xe cứu thương.
Trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với một số âm thanh. Hơn nữa trong thế giới ngây thơ của trẻ, chúng sẽ coi rất nhiều âm thanh tưởng tượng thành yêu ma quỷ quái.
Vì vậy, sau khi Bùi Dục Kỳ được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, mọi cảm xúc và phản ứng của cậu đều được kết luận là do triệu chứng của bệnh tự kỷ. Thậm chí khi lần trước cô hỏi Bùi Ôn Du, Bùi Ôn Du cũng không ngần ngại cho rằng nguyên nhân khiến cậu sợ hãi âm thanh từ khi còn nhỏ là vì một triệu chứng của bệnh tự kỷ.
Nhưng nếu Bùi Dục Kỳ không phải mắc bệnh tự kỷ, vì sao lại có triệu chứng sợ hãi âm thanh chứ?
Để có thể hiểu toàn diện hơn về tình trạng của Bùi Dục Kỳ, Tiết Huệ Vũ đã tìm kiếm nhiều thông tin khác nhau trên mạng trong khoảng thời gian này.
Cái gọi là chứng sợ hãi âm thanh là "một phản ứng cảm xúc tiêu cực tức xuất hiện ngay khi nghe một âm thanh khiến bọn họ căm hận". Loại cảm xúc tiêu cực này có thể giống như là cảm giác không thoải mái, cũng có thể là cực kỳ nôn nóng, hoặc là đột nhiên giận dữ, cực kỳ khủng hoảng. Khi gặp được âm thanh gây ra chứng khủng hoảng âm thanh của bọn họ, còn có thể giận dữ, đề phòng, công kích hoặc là làm một hành động xa lánh đối với nguồn phát ra âm thanh,."
Một số người sợ tiếng ồn, một số người sợ tiếng còi, và một số người sợ tiếng móng tay xẹt ngang qua bảng đen.
Mà trong khoảng thời gian quan sát này, Tiết Huệ Vũ nhận thấy rằng mặc dù Bùi Dục Kỳ cảm thấy khó chịu với một số âm thanh, nhưng điều cậu sợ hãi chỉ là tiếng còi xe cứu thương, thậm chí sẽ vô cùng lo lắng và nôn nóng khủng hoảng vì âm thanh đó, vì vậy cậu không thể kiểm soát và đập đầu vào tường để tự hại bản thân.
Nhưng khi hỏi hệ thống, lại phát hiện trong nguyên tác không có đề cập đến việc Bùi Dục Kỳ sợ tiếng còi sau khi lớn lên.
Cho thấy rằng nỗi sợ hãi này đã được khắc phục trong thời thơ ấu, hoặc bởi vì do sự xuất hiện của nhân cách phụ.
Sau khi tiếng còi hoàn toàn biến mất, thấy Bùi Dục Kỳ không có bất kỳ phản ứng căng thẳng nào vì cô đã sớm bịt tai cậu lại, Tiết Huệ Vũ liền chọn lọc từ ngữ và hỏi: "Dục Kỳ, tại sao con lại sợ tiếng còi xe cứu thương đến vậy? Bởi vì âm thanh này vừa the thé vừa vang vọng, nghe quá chói tai ư? Hay là khi còn nhỏ đã xảy ra chuyện gì?"
Bùi Dục Kỳ gật đầu lia lịa: "Ồn....... Rất, sợ hãi......Là....đồ xấu!"
"Đồ xấu ?"
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...