Trận Lũ Lịch Sử:
Tháng 8 Năm Vĩnh Hòa thứ 15 tức tháng 9 năm 1807, Cuộc chiến Truyền Kỳ lần thứ tám của hai họ Trịnh Nguyễn đang diễn ra ác liệt, với hàng trăm ngàn người tham chiến, Lúc này bên phía Họ Trịnh, Vĩnh Hòa Hoàng Đế Trịnh Cán trực tiếp chỉ huy đại quân, dẫn theo hơn năm mươi vạn quân chia làm ba đạo thủy bộ, tiến đánh Đại Nam, Nhất cử đánh hạ hàng chục thành lớn, suốt từ Nam Bàn vào đến Quảng Ngãi, Đang khi Trịnh Cán muốn Thủy Quân bao vây thành Bình Định thì một sự việc không ngờ xảy ra.
Hai cơn bão lớn vô cùng một trước một sau, ập vào miền trung của Đại Việt và một phần của Đại nam, Với ưu thế là người đến từ thế giới hiện đại, Trịnh Cán hiểu được hai cơn bão này sẽ mang lại hậu quả gì, nhất là thời này khu vực miền trung chính là chiến trường chính của hai nước hàng trăm năm, cho nên việc trị thủy ít được quan tâm, lúc này nếu có lũ chính là tử thương vô số.
Mặc dù hạ lệnh cho rút quân và sơ tán khẩn cấp, thế nhưng hàng vạn con người đâu thể nói đi là đi ngay được, mà hai cơn bão lại đến quá nhanh, đường xá cầu cống của xưa lại đâu có bằng nay, cuối cùng, nước lên nhanh, đường xá bị vùi lấp, quân đội của Trịnh Cán một phần thoát ra được, còn lại mười vạn người, cùng với năm vạn dân chúng bị kẹt lại, không có đường nào để đi cả, cuối cùng Trịnh Cán đành hạ lệnh toàn quân đắp đê ngăn nước tranh thủ củng cố một số chỗ cao để ở tạm, tính kế lâu dài.
Chỉ huy mười lăm vạn người ăn ở không hề đơn giản, ngay khi rút về Thành Quảng Ngãi, Trịnh Cán đã chỉ huy quan địa phương xắp xếp chỗ ăn, chỗ ở, rồi nơi để sơ tán dân chúng chờ bão qua, đồng thời hắn ra lệnh cho quân đội tích cực giúp đỡ bá tính, di chuyển, lại hạ quân lệnh, nếu kẻ nào dám lấy đồ đạc của bá tính sẽ bị chém cả nhà,.
Ngày thứ ba tại thành Quảng Ngãi, mưa lớn không dứt, nước sông lên nhanh, khắp nơi đều là mặt nước mênh mông trắng xóa, Trịnh cán ngồi trong hành dinh tạm thời căng mắt đọc báo cáo về tình hình lũ lụt, những bão cáo này đều là do nhưng Ảnh vệ tinh nhuệ thủy tĩnh nhất của Thủy Quân đại việt, lăn lộn trong vùng nước lũ truyền về.
Chồng tấu chương trên bàn của hắn ngày một cao, các quan lớn của địa phương rồi thì thám báo ra vào báo tin liên tục, hai cơn bão này đã làm cho suốt từ Phủ Đức Quang ( Huyện thạch hà hà tĩnh ngày nay) của xứ nghệ an vào đến Quảng Ngãi ngập sâu trong nước, mưa, lũ khiến cho vô số nơi ngập trong bùn đất.
lúa của bá tính chưa kịp thu hoạch, tất cả đều không còn gì cả.
Lại thêm cái rét của mùa đông khiến tình hình lại càng thêm trầm trọng.
Trước mắt Trịnh Cán lúc này là một quyển tấu chương mới nhất, hắn đang dựa vào ánh sáng của ngọn nên cẩn thận đọc qua, trong tấu này, đê điều xứ của một huyện báo về.
trong đó viết rằng, nước lên rất cao, nhiều tuyến đường đã hoàn toàn bị hỏng do đất đá vùi lấp.
theo thánh chỉ của Trịnh Cán đã an bài quân đội mở đường, nhưng đến này rất nhiều chỗ vẫn không thể vào được, cuối tấu chương, viên đê điều xứ này còn tha thiết xin Trịnh Cán gửi lương thực đến, nếu không có lương thực, chỉ sợ chưa chết vì lũ thì đã chết vì đói.
Một cuốn tấu chương khác lại viết.
Tại rốn lũ Tân Hóa, huyện Minh Hóa nước vẫn còn ngập sâu hàng trượng, bá tính chết hàng trăm người.
đường cái quan bị sạt lở nghiêm trọng, mặc dù quân lính triều đình ra sức đắp đê thế nhưng cũng không thể cầm cự được lâu.
Trịnh Cán day day trán rồi cầm lấy một quyển khác, quyển tấu chương này là của ảnh vệ gửi về, trong này viết rằng, tình hình thiên tai đã vô cùng nghiêm trọng, người chết và mất tích lên đến hàng ngàn, đó mới là chỉ tính bá tánh, còn quân đội nhất là cánh quân trên biển của trịnh cán đã bị đắm ba tàu và chết hơn năm trăm người, tình hình hết sức nghiêm trọng.
cuối tấu chương còn nêu rõ, tình trạng thiếu lương thực đã rất nghiêm trọng, nếu không nhanh chóng bổ sung, sẽ có rất nhiều người chết.
Buông tấu chương xuống, Trịnh Cán thở dài:
“Lương thực trong các kho dọc chiến tuyến đều bị nước lũ làm hỏng, vớt vát không được bao nhiêu, hoa màu thì cũng đã chìm trong nước, lấy lương thực ở đâu ra bây giờ.”
Trịnh Cán đứng dậy đi đi lại lại trong phòng, hắn không ngừng suy nghĩ, hôm qua hắn đã cùng đám quan lại của quảng ngãi tính toán sơ bộ, để cứu tế toàn bộ nạn dân của trận lũ lần này chí ít cần năm mươi vạn thạch lương thực, chưa kể đến thuốc men và các thứ khác,
Đến khi lũ rút đi lại còn phải dọn dẹp, nếu không dịch bệnh lại xảy ra, bao nhiêu thứ cần phải tính toán, bao nhiêu tiền cần phải chi khiến cho hắn hoa cả mắt.
Đời sau cứ nghĩ làm hoàng thượng là sung sướng lắm, chỉ việc ăn chơi, trái ôm phải ấp, nào ngờ đâu lại vất vả thế này, người ta chỉ phải lo cơm áo gạo tiền cho một gia đình, Trịnh Cán hắn phải lo cho cả một nước,
Vừa lúc này một tên tham tướng của ảnh vệ bước vào:
“Mạt tướng Nguyễn Thượng Huyền, Tham kiến hoàng thượng”
“lại có tin tức gì”
Trịnh Cán giật thót cả mình, trong lúc này mỗi lần thấy người mang tấu chương đến làm cho hắn không bình tĩnh nổi.
Nguyễn Thượng Huyền biết trịnh cán đang nghĩ gì, hắn vội vàng hai tay dâng lên một phong thư nói,
“Hoàng thượng, không phải tin lũ lụt ạ, mà là Trần tư nông của tư nộng tự gửi thư đến, nói rằng năm nay sản lượng khoai tây mà Hoàng thượng cho trồng thử rất tốt, tháng năm vừa qua đã thu hoạch xong, nhưng vì hoàng thượng bận cầm quân nên ngài ấy chưa báo, lúc này biết nơi đây lũ lụt, ngài ấy muốn xin hoàng thượng đưa khoai tây vào đây cứu tế”
“Đúng vậy, sao trẫm không nghĩ ra nhỉ”
Trịnh Cán đập hai bàn tay vào nhau, rồi ngồi xuống ghế.
Nguyễn Thượng Huyền hai tây dâng thư lên trịnh cán mở ra đọc, trong thư viết rằng, khoai tây này sản lương rất cao, dễ có đến mấy chục vạn cân, ba cha con họ trần muốn chở khoai tây đi cứu tế,
Đọc đến đây Trịnh Cán vui mừng khôn xiết,hắn đã quên mất củ khoai tây này mấy năm trước đã cho trồng thử nghiệm ở không ít vùng,,có thứ nông sản này trước hết đã giải quyết được vấn đề lương thực, bá tánh và quân sĩ được cứu rồi.
………….
Rốn lũ Tân Hòa
Đã là nửa đêm thế nhưng nơi này vẫn đèn đuốc sáng choang, tiếng ho reo sang sảng, khắp mặt đê cơ man người là người, kẻ thì xúc đất, kẻ vác đá, tất cả đều cố sức chống lại dòng nước lũ,
Cách đó không xa, là một đám dân phu khác đang mệt mỏi nằm ngay dưới một chiếc lán tạm để tránh mưa.
Chờ đến ca của mình, tiếng ngáy như sấm, ngổn ngang lộn xộn nằm đầy mặt đất.
Do bị mưa lớn, mặt đất khắp nơi đều lầy lội không chịu nổi, vậy mà đám người này vẫn có thể nằm trên bùn lầy lạnh giá ngủ say xưa, bởi vì bọn họ thực tế là đã mệt mỏi không chịu nổi,
Từ sáu ngày trước, mưa lớn đã khiến khúc đê xung yếu này lầm vào cảnh nguy hiểm không chịu nổi,.
Những ngày này,.
Mấy vạn dân phu và quân đội nơi này dưới sự chỉ huy của Trần Tổng Binh và Mã tri huyện ngày đêm chống lũ giải nguy, ăn ngủ đều tại nơi này, trải qua vô số khó khăn, rút cục mới giữ được khúc đê này không có bị hồng thủy phá vỡ.
Đứng dưới cơn mưa, Mã Tri huyện vừa đi thị sát vừa nói với Trần Tổng Binh:
“Trần đại nhân, mưa vẫn rất to, mà dân chúng mệt mỏi quá rồi, ta sợ sắp không trụ được, “
Trần Tổng Binh một bên cẩn thận tránh dẫm vào đám dân phu ngủ dưới đất, một bên nói: "Mã đại nhân, không được cũng phải được, khúc đế này nếu vỡ ra, ít nhất phải có một vạn người phải chết"
Mã Như Long thở dài thườn thượt,
“Mưa rất lớn, sức người lại có hạn, chỉ e….”
Dường như Trần tổng binh cũng hiểu mã như long nói là sự thực, hắn vỗ vỗ vào vai của Mã Như Long an ủi nói:
“Nếu thực sự không giữ được, thì ít nhất chúng ta đã làm hết sức”./.
Em không drop đâu mọi người yên tâm ạ, chỉ là việc của em rất bận mà thôi, ????
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...