Trí Tuệ Đại Tống

Lý Thường đứng dưới gốc cây hòe lặng lẽ chứng kiến tất cả, khi mấy tráng hán ăn mặc như dân phu chạy tới ôm quyền báo cáo thì Trần gia đã bốc cháy.

- Quan nhân, Trần gia xong rồi, khi tiểu nhân chạy từ nhà chúng ra thì bách tính bốn xung quanh đang chạy tới, cả nữ nhân Trần gia cũng...

Lý Thường trừng mắt làm hán tử đó câm mồm, sau đó mặt vô cảm hỏi: - Bọn chúng có tới nhà phú hộ khác không?

- Tên đồ tể kia sau khi ôm vàng bạc Trần gia chạy ra, hô hào nói, Liễu gia còn giàu có hơn.

Lý Thường gật đầu: - Đợi tên đồ tể tới Liễu gia rồi thì kiếm cơ hội giết hắn đi, tất cả phải diễn ra một cách vô tổ chức, chỉ cần có kẻ cầm đầu nổi lên là giết không cần hỏi.

Thân binh nhận lệnh rời đi, phá cửa Trần gia bảo là bọn họ, giết Trần Đông là bọn họ, đồ tể chẳng qua là tên vớ bở thôi, giờ hắn không biết điểm dừng, chết là thiên kinh địa nghĩa.

Tới đêm khuya, toàn bộ huyện Hoài Ai được chiếu sáng bởi đèn đuốc, bách tính lùng sục phú hộ còn sót lại, cướp bóc thỏa mãn dục vọng.

Lý Thường ngồi dưới gốc hòe suốt một ngày, miệng mọc mụn, mắt đỏ ngầu như than, nếu không phải luôn mồm nói mình làm thế vì bình an lâu dài của Yến Vân thì ông ta điên rồi.

Tình hình thân binh báo về mỗi lúc một tồi tệ, mỗi lúc một hung tàn, đến khi loạn dân ném chết cả đứa bé chưa đầy tháng ở nhà phú hộ, Lý Thường phun ra một ngụm máu.


Quan chức càng cao thì sức chịu đựng càng lớn, Lý Thường đã hộc máu rồi vậy mà Văn Ngạn Bác hình như không nghe thấy thám báo báo nói gì, cứ việc mình mình làm, chuyên tâm lật sổ đối chiếu bản đồ, đánh dấu phú hộ có tên có tuổi.

Mặt Vương An Thạch cũng không hề thay đổi, sau khi đối chiếu với Văn Ngạn Bác xong, âm trầm nói: - Chuyện lớn hơn chúng ta dự liệu, ngay cả nhà có trên ba con trâu cũng bị coi là phú hộ, cướp bóc phá phách, sau đợt phong ba này Yến Vân không còn phú hộ nữa.

- Có đại quân uy hiếp chúng ta không cần phải lo loạn lạc mất kiểm soát biến thành bạo động quy mô lớn, hào tộc chết là đủ rồi, không thể để bách tính quay sang chém giết lẫn nhau.

Văn Ngạn Bác gật đầu: - Lửa đã đốt lên, chúng ta không thể vì nhân từ mà mềm lòng được, giờ phải đem ngọn lửa này lan khắp Yến Vân, khiến nơi này không còn phân biệt giàu nghèo nữa, không còn hào tộc nữa, nắm hết quyền lực địa phương vào tay chúng ta.

Với Văn Ngạn Bác mà nói, bách tính có thể khống chế mới là lương dân, đất đai có thể thống trị mới thực sự thuộc về mình.

Chứ như thời Đường, chỉ tham công mở rộng bờ cõi mà không bỏ sức quản lý đất đai thì chỉ ủ thành đại họa.

Trước kia đám hào tộc sở dĩ có thể hoành hành, nguyên nhân vì chúng đoàn kết đối kháng với người Liêu, tuy qua nhiều lần trấn áp, về sau nước Liêu thấy quá phiền đã từ bỏ ý định khống chế tới mức huyện.

Ở Đại Tống sẽ không xảy ra chuyện này, hoàng đế cho dù tiêu hao tới sức lực cuối cùng cũng không cho phản nghịch tồn tại, bọn họ có thể nhẫn nhục ngoại tộc chứ tuyệt đối không chấp nhận bách tính làm loạn, dù minh quân hay hôn quân đều giống nhau, thanh trừ là cách giải quyết duy nhất.

Ở điểm này cái nhìn của Vương An Thạch và Văn Ngạn Bác nhất trí, ngay cả tấu chương lên Đông Kinh cũng được sĩ đại phu tán đồng.


Muốn bách tính Yến Vân trở thành phiên dậu của Đại Tống không phải là khó khăn bình thường, các triều đại đều phải dùng thời gian dài hoàn thành sự nghiệp vĩ đại này, nhưng sĩ đại phu Đại Tống không đợi được hạt giống trong lòng bách tính Yến Vân mọc mầm hướng về đại gia tộc Đại Tống, vì thế bọn họ hủy diệt căn cơ sinh tồn của bách tính...

Phú hào bị bách tính tiêu diệt hết, sau này không ai dám thành phú hào nữa, khi nghèo khó thành mục tiêu sinh hoạt duy nhất, Yến Vân thành vùng đất âm u ngột ngạt nhường nào.

Có lẽ bách tính Yến Vân nghèo khó mới phù hợp với tâm ý sĩ đại phu nước Tống.

Có lẽ bách tính Yến Vân nghèo khó mới phù hợp với tâm ý sĩ đại phu nước Tống, vì nơi đây sớm muộn gì cũng thành nơi binh gia tranh giành, giàu có chỉ khiến Đại Tống tổn thất càng lớn.

Nơi này trời rất xanh, không giống Đông Kinh xám xịt vì than củi, nơi này sao đêm sáng rực, còn Đông Kinh buổi tối trừ chốn ăn chơi rực sáng đèn màu thì chẳng còn gì.

Bách tính Yến Vân chắc không biết, nến mà người Đông Kinh đốt trong một buổi tối đủ cho bọn họ dùng nhiều năm, cũng không biết số lương thực lãng phí ở Đông Kinh một ngày, đủ bọn họ no bụng.

Khi Vân Tranh trở về đại trướng thì Lam Lam đã bế tiểu nha đầu ngủ rồi, nàng không hiểu vì sao Vân Tranh bỏ nhà cửa rộng rãi xa hoa không ở, đi ở trong lều, nhưng vì Vân Tranh lựa chọn, nàng cũng theo, có đôi lúc nữ nhân chính là phải phục tùng một số sự kiên trì không rõ của nam nhân, mặc dù nhìn không ra bất kỳ ý nghĩ gì, nhưng với nam nhân mà nói lại vô cùng quan trọng.

Tiểu nha đầu ngủ rất say, một bàn tay mũm mỉm đặt trên bầu ngực Lam Lam, kéo lệch cả yếm của nàng xuống, Vân Tranh cũng không hiểu, Lam Lam rõ ràng chẳng có sữa, lại cứ hay cho tiểu nha đầu ngậm vú.

Chuyện này Vân Tranh không hỏi, có lẽ nàng muốn sắm vai một người mẹ hợp cách.


Cảnh tượng rất là ướt át, trời quá nóng, chiếc áo lụa mỏng chẳng sao che lấp được vóc người lả lướt của Lam Lam, tiểu nha đầu giống như viên thịt hồng, Lam Lam như bạch ngọc tượng bôi soi.

Lam Lam như có cảm giác được, mở mắt ra thấy Vân Tranh đứng bên giường nhìn xuất thần: - Cả đống tuổi rồi, chàng còn nhìn như vậy, xấu hổ lắm.

- Vừa rồi nàng và đứa bé ngủ rất đẹp, nếu như ta biết vẽ, nhất định sẽ vẽ lại dáng vẻ vừa rồi của nàng.

Lam Lam nguýt y: - Rồi mời vài ba người bạn thưởng thức, người ta chỉ mặc một cái áo mỏng thôi đấy.

Vân Tranh đưa tay nhéo mũi nàng một cái: - Trên đời có cái đẹp không liên quan tới tình dục, người mẹ cho con bú là một vẻ đẹp nhu mỹ, làm người ta không sinh ra ý nghĩ dâm uế, chỉ khiến người ta nhớ tới thời nhỏ, có phải mình cũng được cho bú như vậy.

Lam Lam kéo yếm lên một chút, lờ mờ che đi nửa bầu ngực mơn mởn, dùng tay trái chống má nói: - Trong cung có một bức ( Hi lăng hạnh Tiểu Chu hậu đồ), thiếp thân từng xem qua, vì sao nam nhân lại có tâm tư xấu xa như vậy.

Hoàng đế Nam Đường Lý Dục sau khi đầu hàng quân Tống thì được đưa về Đông Kinh giam lỏng.

Hoàng hậu của Lý Dục là Tiểu Chu Hậu vì là mỹ nhân tuyệt sắc thiên hạ, vì thế mỗi lần Tiểu Chu Hậu vào cung "tham bái hoàng hậu", Tống thái tông đều giữ lại vài ngày, nhưng ông ta không thỏa mãn lễ tết mới được sủng hạnh nàng, ông ta nghĩ ra chủ ý biến thái, sai họa sư ngự dụng trốn ở trong cung, đợi khi Tiểu Chu Hậu tới thì vẽ lại quá trình ân ái.

Tiểu Chu Hậu trước đó vì sinh tồn mà phải nhẫn nhục, khi hành sự nhìn thấy mấy lão già râu sơn dương từ thò đầu nhìn đá văng Tống thái tông, bất kể thế nào cũng không chịu làm chuyện khuất nhục đó, Tống thái tông nổi giận sai cung nữ bắt nàng, sau đó cưỡng bức. Đây là bức xuân cung đồ nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc.

Vân Tranh mỉm cười: - Đó là chuyện thái tông Triệu gia mới làm, có điều ta cũng nghe nói Lý Dục cũng vẽ một bức Bồ Tát Man miêu tả chuyện này, đều chẳng phải là thứ tốt đẹp.


Lam Lam trầm tư: - Triệu gia thái tông? Xem ra chàng đã bắt đầu cắt đứt với Đại Tống rồi.

- Phải làm thế, nếu mang suy nghĩ lìa ngó ý còn vương tơ lòng thì không ai an tâm.

- Lâu lắm rồi không thấy chàng nhắc tới Vân Nhị, Khinh Doanh, Thu Yên và các con.

Vân Tran chỉ trái tim mình: - Họ ở đây, mỗi ngày đều thấy nên không cần nhắc tới.

- Thiếp cũng ở đó chứ?

- Không có, chắc vì ở gần nàng quá nên không cần cho vào đó tưởng nhớ.

Bảo Lam Lam ngủ tiếp, Vân Tranh ra gian ngoài xem công báo, lần trước công báo nói Vương Thông mắc bệnh hoa liễu, chẳng bây giờ đã chết chưa, công bao còn đường hoàng đăng sáu bài thơ hâm mộ Vương Thông, chẳng biết hâm mộ thật hay muốn người ta chết nhanh.

Lật xem công báo hai lần mà chẳng có tin thêm về Vương Thông, có lẽ tên này thối rữa rồi, trên công bao dài đưa tin dằng dặc di di dân hướng nam.

Chẳng biết ai giờ hô hào lấy đấy đai khai khẩn phương nam đổi lấy nhà ở dân nghèo Đông Kinh, thổi phồng phương nam thành thiên đường, Đông Kinh miêu tả thành địa ngục.

Ngáp! Đông Kinh bây giờ chán quá rồi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui