Trăng Tròn Vừa Lúc Hoa Đã Tàn

Làn sương mù mịt ngày nào của ba tháng trời đông lạnh lẽo giờ đã tan thế chỗ bằng ngàn vạn tia nắng vàng ấm áp của tiết chớm xuân.

Vòm trời u ám cũ giờ đây cũng đã mang một màu nền xanh trong vời vợi. Ngọn gió xuân dịu dàng đưa mây trắng bồng bềnh trôi đi khắp bốn phương lại mang ngàn hương hoa ngào ngạt toả khắp nhân gian.

Trăm dãy lụa sắc màu rực rỡ giăng khắp lối Thiên kinh để nơi kinh kì thêm phần hoa lệ. Vạn vật đất trời như thay áo mới đều hân hoan vui vẻ nhưng cớ sao đâu đó trong một góc nhỏ ở chốn thâm cung lại có nụ đào hồng còn vương vấn mãi ngọn đông phong lạnh lẽo?

“Khung thương kia vốn đã tách biệt từ lâu. Nắng vàng mây trắng dệt thành tháng năm dài đằng đẵng. Nếu đã là hữu duyên vô phận thì chỉ nguyện cầu cho người đời này hạnh phúc bình an.”

Đầu cọ vừa nhấc lên hoàn thiện nét chữ cuối cùng cũng là khi cõi lòng Vân Nhiên chợt tĩnh lặng đến lạ kì.

Thoáng chốc đã nửa tuần trăng trôi đi kể từ lần gặp gỡ cuối cùng của nàng và Sở Tuân tại ngự hoa viên.

Sau ngày hôm đó thì mỗi ngày với nàng lại dài thêm mãi tựa ba thu.

Nỗi nhớ, nỗi đau, từng hồi ức kỉ niệm hay tiếng nói của người thương vẫn còn vang vọng trong tâm trí nàng thiếu nữ, giày xéo nàng từng chút đến đỗi tâm tàn tâm phế.

Nửa tháng trước nàng nghe nói Sở Tuân bị bệnh không thể lên triều mới rặn hỏi A Lan tìm ra nguyên cớ.

Nghe đến đoạn hắn bị kẻ khác đâm một trên vai mà lòng nàng ngỡ như có vạn tiễn xuyên tim. Nhưng biết rồi thì đã sao, nàng cũng chẳng thể ở cạnh chăm sóc cho hắn được. Nhưng thiết nghĩ có lẽ hắn cũng sẽ chẳng cần.

Mọi sự xảy ra nàng sớm đã đoán được từ trước rồi, chỉ là trăm tính vạn suy cũng không ngờ lại đau đến vậy!


Nàng yêu hắn từ trước đến giờ chưa một lần hối hận, dù có quay lại từ đầu nàng vẫn sẽ chọn yêu hắn.

Nhưng kết cục của đoạn tơ tình này có lẽ đã là tốt với Sở Tuân nhất.

Không có nàng thì con đại bàng ấy sẽ có thể sải cánh bay cao giữa vạn dặm sơn hà. Anh hùng chí tại muôn phương mà, sao có thể bị trói lại bởi tơ tình nhi nữ.

Hơn thế Sở Tuân còn nặng gánh nghiệp thù gia tộc trên vai, nàng và y sao có thể ở cạnh nhau được chứ.

Là nàng ích kỉ làm khó hắn rồi. Đến thời khắc này nàng cũng hiểu cả rồi.

Ba tháng sau là đến ngày mãn tang của hoàng thái hậu cũng là ngày thánh chỉ liên hôn hai nước Yến - Ninh được ban xuống trước cửa Đường Vi cung.

Mối hôn sự này xem ra đã chẳng thể nào thoát được, thế thì thôi, dùng phần đời ngắn ngủi còn lại đáp đền ơn giang sơn tổ quốc vậy.

Đoạn kí ức thởu còn bên nhau kề cận có lẽ đã đủ để nàng sống đến lúc hơi tàn.

Hàng lông đen mấp máy lay động giương mắt nhìn xa đến đoá mẫu đơn ngoài cửa. Nắng vàng chiếu vào giọt sương còn đọng lại khiến cánh hoa mỏng trở nên lấp lánh lung linh.

Hoa tàn hoa nở đều là thuận theo tự nhiên cả. Nhân sinh như mộng kịch tản người tàn sau có thể tránh khỏi chia ly.

Chỉ mong vào một ngày bình dị của nhiều năm nữa có thể cùng tri kỉ tri âm của đời này thưởng tách trà thơm đối ẩm chuyện nhân sinh.

Vạn sự trên đời dù là cửu biệt trùng hay duyên tan duyên hợp tất cả vốn đều dựa vào nhân quả kiếp trước đã khắc sẵn trên đá Tam Sinh. Vậy thì cứ thuận theo thiên mệnh, người đến ta sẽ đặt bút viết tâm tình, người đi ta sẽ hoạ lại bức tranh hồi ức.

…----------------…

Làn sương mờ mịt của một sớm ngày xuân giăng khắp trên tầng tầng mái ngói của chốn kinh kì lại có vầng trăng khuyết như đang treo lơ lửng giữa giữa vòm trời.

Nơi cuối góc phía đông hiện dần những ánh bình minh đầu tiên chiếu lên cánh buồm trắng của những con tàu nơi bến Hoàng Giang rộng lớn.

Tia dương quang rọi lên nóc của những cổ xe ngựa xa hoa đang nối đuôi thành một hàng dài giữa hai hàng kị binh nghiêm nghị để chúng thêm phần lấp lánh tựa như được dát vàng.

Đi đâu trên một hàng dài xe ngựa được điêu khắc tỉ mỹ kia là xa giá của đương kim thánh thượng.

Chính giữa xa giá ấy là long tiễn được làm bằng gỗ quý sơn son thếp vàng chạm khắc tinh sảo. Bên trên long tiễn lại là ngai vàng được chạm trổ long phượng uy nghi mà không biết bao người mơ ngồi lên nó.


Tám con ngựa phía trước dùng để kéo long tiễn cũng mặc trên mình những bộ giác rực rỡ và trang trí bằng những dãy tua rua đầy màu sắc.

Hai hàng quân hộ vệ và cung nữ người hầu cầm lọng che cũng từng nhịp từng nhịp bước đều ngay sau. thể hiện sự nghiêm trang lễ giáo của hoàng thất Hạ triều hay có thể xem như là sự uy quyền giàu có của cả một đất nước.

Đi được một đoạn thì cuối cùng cũng đã đến trước ngự thuyền. Con thuyền ấy độ chừng cungydài gần thước thước cao đến mấy mươi trượng đồ sộ khổng lồ trên dòng Hoàng Giang phẳng lặng.

Ở tầng trên cùng trên thuyền là dãy khung cửa nhỏ của những gian phòng dành cho hoàng thất và đoàn sứ thần Tây Châu. Còn tầng dưới là phòng của chư vị đại thần quyền uy chức trọng.

Nếu lại gần một chút có thể thấy từng đôi long phượng trên hàng cột bằng gỗ quý đều đã được phủ lớp mạ vàng mỏng sáng bóng khiến đoàn sứ thần phương xa phải sáng mắt kinh ngạc.

Nhìn sơ qua cũng đã hiểu giá trị của ngự thuyền kia chắc cũng phải trăm ngàn vạn lượng mà hụt không ít ngân khố của quốc gia.

Nhưng từng chút một đều được Hoàng Vi tính qua cả rồi. Sau trận bại chiến với Minh Thành vài tháng trước Tần quốc đã phải bồi thường số ngân lượng không nhỏ cho Yến quốc. Nếu chi trả phục dựng lại mọi thứ sau chiến tranh thì vẫn còn du một khoảng tiền khá lớn vừa đủ bù vào phần bị hụt này.

Mục đích chính của chuyến đi mà hắn muốn chính là một lần dò xét nơi địa hình phong thủy của vùng ven bờ Hoàng Giang.

Từ lâu hắn đã nuôi ý dời kinh đô của Yến quốc đến một nơi khác ra khỏi Thiên thành nhưng do những lão thần cổ hữu một lòng ôm khư khư nào ao tù nước đọng đó mãi mà kế sách vẫn chẳng thể hoàn thành.

Trăm năm về trước thởu con chiến loạn thì xung quanh Thiên thành là núi non trùng điệp dễ phục kích từ trong lại khó có thể tấn công từ ngoài vào, là một nơi địa thế thuận tiện.

Nhưng nay chiến tranh hết nếu muốn đất nước giàu mạnh thì chốn kinh đô phải là nơi long mạch địa linh nhân kiệt thuận tiện giao thương.

Lần này tuần du một chuyến xem xét lại tất cả chỉ chờ sau khi hai nước Ninh - Yến liên hôn thì chiếu dời đô cũng sẽ ngay chốc hạ xuống.

Cánh buồm lớn của ngự thuyền đồ sồ giờ đã chuẩn giương ra chuẩn bị khởi hành cho lần tuần du này cũng như khởi đầu cho một ván quyền mưu thiên hạ.


Buồm giương, neo gỡ.

Thượng tuần, Lạp Nguyệt, năm Thái An thứ 7 Minh Thanh Đế cùng gần một trăm tông thất hạ triều, quyền quan chức trong và đoàn sứ giả Tây Châu đã lên ngự thuyền mà rời khỏi bến Hoàng Giang bắt đầu chuyến tuần du để lại dấu ấn khó phai trên dòng lịch sử của Yến quốc về sau.



Góc nhỏ giải đáp:

- Thượng tuần, Lạp Nguyệt là gì?

Đây là khoảng thời gian từ mùng 1 đến mùng 10 âm lịch ở tháng 12.

- Ngự thuyền có phải là của Trung Quốc? Hoàng Giang là địa danh của Trung Quốc?

Đây là tác phẩm do trí tưởng tượng của tác giả viết nên và chỉ có một vài địa danh đời thực, nhưng Hoàng Giang thì không.

Ngự thuyền theo miêu tả là con thuyền lớn dành để vua tuần du, mở yến tiệc, hoặc là đó sứ thần phương xa và đa số các nước phong kiến thời xưa đều có được.

• Sau chương này thì các sự kiện ở dòng thời gian quá khứ sẽ được lật lại để khai mở, giải đáp những nút thắt sự kiện nên mong quý độc giả thân yêu đừng nhầm lẫn.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui