Đại học đã dạy bạn điều gì
1. Đừng bao giờ nhìn một người với ánh mắt cố hữu. Đừng bao giờ coi thường bất kì ai.
2. Trốn tiết, chép bài chưa chắc là không thích học. Có những người có kế hoạch đầy đủ cho mình, đó là bằng lòng bỏ thời gian làm những chuyện mà bản thân cảm thấy có ý nghĩa, dù là học môn này môn kia, tham gia hội này hội kia. Bỏ tiết không gọi là trì trệ, bết bát, cả ngày trốn tiết chơi game, ngủ nướng mới gọi là trì trệ.
3. Sự chênh lệch về thành tích có thể quyết định trong vòng hai tuần cuối cùng của học kì, còn chênh lệch giữa người với người là do 18 tuần còn lại. Nghe có vẻ khoa trương nhưng nó có đạo lý của nó.
4. Tập hình thành ít nhất một thói quen tốt, bạn sẽ được lợi cả cuộc đời, ví dụ như ngủ sớm, dậy sớm, ví dụ như chăm tập thể dục, ví dụ như viết nhật kí...
5. Thực tế hóa mục tiêu, sau đó kiên trì hoàn thành nó.
6. Ý kiến của người khác đương nhiên là quan trọng nhưng không cần sống vì người khác, nhất là những chuyện liên quan đến quyết định của chính bản thân, mong bạn hãy tự làm nó, cũng đừng cả nể, chiều theo ý người khác trong những việc trọng đại.
7. Phải chấp nhận sự thật bạn chỉ là một người bình thường, không phải bạn làm gì cũng có thể thành công, đừng nghĩ chỉ cần cố gắng là sẽ làm được, có những người ngay cả khả năng cố gắng cũng không có.
8. Dù thực sự không thích ngành mình đang học cũng như ngôi trường mình đang học, nhưng cũng phải cam đoan không nợ môn, cố gắng lấy cho được cái bằng, hoặc là học tiếp lên cao, hoặc là đi du học.
9. Phải cố gắng hết sức vào năm nhất thì sang năm hai mới đường mà lựa chọn.
10. Tiếng Anh thực sự rất quan trọng.
11. Đừng bao giờ lười. Vừa lười một cái là được tặng kèm cả đống mụn, và cả đống tính từ miêu tả sau tên như: xấu, béo, ngốc...
12. Những việc được lên kế hoạch quá kỹ càng bạn sẽ chẳng bao giờ hoàn thành được. Vậy nên là thích thì làm thôi. Cho dù là lúc nào vẫn chưa muộn. Vậy nên là thích thì làm thôi.
13. Luôn có người đẹp hơn bạn, thông minh hơn bạn, dáng đẹp hơn bạn, giàu hơn bạn, có chỗ dựa hơn bạn, tài hoa hơn bạn, hài hước hơn bạn, hào hoa hơn bạn, vậy nên không cần so sánh, hãy cứ là chính mình.
14. Ở cấp nào cũng vậy, kiến thức luôn rất quan trọng. Dù sau này đi làm cần kỹ năng nhiều hơn là lý thuyết suông, nhưng bạn vẫn phải đảm bảo mình có đủ kiến thức.
15. Đừng bao giờ trốn những môn như Toán, Anh, Tin học cơ bản... Bởi vì dù sau này bạn có làm gì thì vẫn cần đến chúng.
16. Hoạt động đoàn hội tích cực là tốt, nhưng không nhất thiết phải tham gia hết câu lạc bộ này đến câu lạc bộ khác. Chọn một hai nơi để trải nghiệm là đủ rồi.
17. Xác định hướng đi của mình sớm một chút. Năm hai là bắt đầu suy nghĩ xem tương lai mình sẽ làm gì: Học cao học? Xuất ngoại? Đi làm? Mỗi một con đường đều cần những chuẩn bị khác nhau. Trình độ giữa sinh viên thuộc năm nhất, năm hai cơ bản là không quá khác nhau, tất cả mọi người đều lên lớp giống nhau, làm bài tập giống nhau, chương trình học áp lực rất lớn, cơ bản không có thời gian rảnh. Bắt đầu từ năm ba, mọi người sẽ có nhiều thời gian rảnh hơn, cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn, vì lúc này, chương trình học là do bạn tự lựa chọn. Năm ba là năm bắt đầu có sự chênh lệch thành tích rõ ràng giữa các sinh viên với nhau, lúc này bạn phải hiểu được con đường mình muốn đi, để có thể chuẩn bị tốt nhất cho nó.
18. Kĩ năng tự học rất quan trọng. Học Đại học rồi, không ai quản bạn có nghe giảng hay không, bạn phải tự biết nghe, sau đó tự học ở nhà. Mà kĩ năng tự học là gì? Nếu khi cả kí túc bạn đứa chơi game, đứa hát hò, bạn vẫn có thể tắt máy tính, nghiêm túc học, vậy bạn đã có kĩ năng tự học. Kĩ năng tự học cũng bao gồm cả khả năng kiềm chế, bạn có thể khống chế mình không hùa theo bạn bè mỗi khi họ chơi đùa.
19. Người khác không thích bạn thì sẽ không thích bạn, chỉ cần bạn có năng lực, tới lúc ấy họ ắt phải nhờ cậy bạn.
20. "Lên Đại học là được chơi thoải mái" - Đây là một trong những câu lừa người kinh điển. Mỗi một giai đoạn đều có áp lực tồn tại, chẳng qua giai đoạn khác nhau, áp lực cũng khác nhau.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...