Tống Thì Hành

Bất giác đã lặng lẽ tiến vào năm Tĩnh Khang thứ hai.

Giang Nam khắp nơi đều hồi xuân.

Tái bắc vẫn giá lạnh như cũ, cây đào trong viện tuy rằng đã trổ màu lục, nhưng chạc cây trụi lủi lại làm cho người ta cảm thấy có chút tịch liêu.

Ngọc Doãn ngồi ở cửa hiên, ngón tay vô thức phật qua dây đàn.

Khô Mộc Long Ngâm phát ra than vãn sâu kín, trong viện mờ mịt cũng làm cho người ta có một cảm thụ không chân thực.

Mùa xuân đến rồi!

Trận chiến núi Trục Lộc bao gồm hai nơi chiến trường là Trục Lộc và sông Tang Can. Quân Tống trong trận chiến có thể nói là thu hoạch thắng lợi lớn. Hoàn Nhan Tông Hàn và Hoàn Nhan Lâu Thất bị giết, làm cho Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi quá sợ hãi. Mà tứ Thái Tử Kim Ngột Truật, ở núi Kê Minh bị quân Tống đánh lén, cũng chết ở trong loạn quân.

Chủng Sư Trung nghe nói Ngọc Doãn đánh lén núi Kê Minh thì cũng giật mình kinh hãi, vội vàng bảo Ngọc Doãn truyền mệnh lệnh Ngô Giới và Thân quân Thái Tử rút khỏi núi Kê Minh, lui về phía sau trăm dặm đóng trú tại thị trấn Vĩnh Hưng. Trị trấn Vĩnh Hưng này chính là huyện Trục Lộc của tỉnh Hà Bắc hậu thế. Chiến sự đã đến tình trạng như này, Nữ Chân đã thất bại không nghi ngờ gì nữa. Nếu tiếp tục chiếm cứ núi Trục Lộc, thế tất sẽ làm cho Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi phản phác lại. Dù sao núi Kê Minh này quan hệ đến sự liên lạc giữa Đại Đồng phủ Tây Kinh và Trung Kinh.

Chỉ cần núi Kê Minh không bị quân Tống chiếm lĩnh, Tây Kinh cũng sẽ không trở thành cô quân. Sở dĩ Chủng Sư Trung quyết định như vậy là đề phòng Tây Liêu có ý kiêu ngạo. Nếu Tây Liêu chiếm lĩnh Đại Đồng Tây Kinh, tất nhiên thực lực tăng nhiều. Một Nữ Chân, đã khiến Đại Tống đau đầu không ngừng, nếu thêm một Tây Liêu nữa...Chẳng bằng để lại Đại Đồng phủ Tây Kinh cho người Nữ Chân, để bọn họ tiên hành đánh cờ với Tây Liêu, mới có thể duy trì thế cân bằng ở Bắc Cương.


Trần Quy giải thích ý tưởng của Chủng Sư Trung cho Ngọc Doãn, Ngọc Doãn cũng không dị ngị gì. Lúc trước khai chiến với người Nữ Chân, là vì để Tây Liêu binh tiến Mạc Bắc. Hiện tại, Da Luật Dư Lý Diễn đã binh lâm Mạc Bắc, hắn cũng đã hoàn thành lời hứa lúc trước. Về phần kế tiếp Tây Liêu và Nữ Chân đánh cờ như thế nào, cũng không phải là hắn có thể quyết định.

Tuy nhiên, khiến Chủng Sư Trung thật sự tức giận, không phải là Ngọc Doãn tự tiện đánh lén núi Kê Minh. Mà là Tôn Hải tại Tang Can, bên sông chém giết toàn bộ tám ngàn tù binh, máu tươi nhuộm đỏ cả sông Tang Can.

Sau khi việc này phát sinh, khiến cho Bắc Cương chấn động. Dựa theo cách nói của Ngọc Doãn, Tôn Hải và người Nữ Chân có thâm cừu đại hận, cho nên mới có hành động điên cuồng như này. Sau khi chém giết tù binh Nữ Chân, Tôn Hải cũng tự tận bỏ mình. Bởi vì y cầm binh phù, cho nên đám người Cao Sủng buộc phải nghe theo mệnh lệnh của y. Chủng Sư Trung đương nhiên hiểu rõ huyền cơ trong đó, nếu không có Ngọc Doãn hạ lệnh, Thân quân Thái Tử ở bên trong, ai có thể chỉ huy những kiêu binh mãnh tướng là Cao Sủng Hà Nguyên Khánh chứ? Cho dù là Ngô Giới, chỉ sợ cũng không thể điều động Bối Ngôi của Cao Sủng.

Nhưng đầu Tôn Hải đã được đưa tới rồi! Máu đầm đìa không rõ mặt.

Trong lòng Chủng Sư Trung vô cùng hiểu rõ, đây quyết không phải là đầu của Tôn Hải.

Trận chiến núi Trục Lộc đã chết người nhiều như vậy. Trời mới biết Ngọc Doãn là từ chỗ nào chém đủ số đầu người Hán Yến Vân.

Tôn Hải kia chỉ sợ sớm đã bỏ trốn rồi.

Có thể biết rõ ràng nhưng làm được gì đây? Chủng Sư Trung không thể bởi vì việc này mà trở mặt thành thù với Ngọc Doãn. Không nói đến ông trừng trị không được Ngọc Doãn, mà dù có thể trừng trị hắn, chỉ sợ huynh trưởng ông cũng sẽ không đồng ý. Chủng Sư Trung chỉ phải nghiêm chặt trách cứ. Mệnh Ngọc Doãn chỉnh đốn Thân quân Thái Tử, cũng bảo hắn rút khỏi Úy Châu, lui về Ngân Thành Phương nghỉ ngơi và chỉnh đốn.


Thật sự không thể để hắn đến tiền tuyến nữa! Thằng nhãi này to gan lớn mật, ngay cả việc bắt giết lớn như vậy mà cũng dám làm.

Núi Kê Minh là thông lộ liên lạc duy nhất Tây Kinh, nếu Thân quân Thái Tử tiếp tục đóng quân ở Vĩnh Hưng, chưa biết chừng sẽ gây ra chuyện gì. Cho nên. Chủng Sư Trung hạ lệnh sai Nhạc Phi suất bộ tiếp nhận Ngọc Doãn đóng ở Vĩnh Hưng. Đồng thời lại để cho Ngưu Cao đóng quân ở Định An, giám thị liên quân Tháp Lĩnh ở bờ bắc sông Tang Can, hình thành cục diện tương trợ lẫn nhau với Nhạc Phi.

Sở bộ của Bàng Vạn Xuân điều hướng Doanh Châu, phong Bàng Vạn Xuân làm Đô Giám binh mã Doanh Châu.

Trần Quy cũng bị điều khỏi Thân quân Thái Tử, đảm nhiệm chức Thủ bị Bình Châu, quản lý Bình Châu, Doanh Châu và Loan Châu, làm lá chắn phía Đông Yến Sơn phủ. Kể từ đó, phía Đông có Trần Quy, Tây Bộ có Nhạc Phi, hơn nữa trung bộ đóng quân Hàn Thế Trung tại Cổ Bắc Quán. Phòng ngự Yến Sơn phủ có thể nói là rất kinh người. Vốn, Chủng Sư Trung còn muốn đòi Ngô Giới từ trong tay Ngọc Doãn ra, nhưng lại bị Ngọc Doãn dùng lời lẽ nghiêm khắc cự tuyệt.

Phải biết rằng, dựa theo ý tưởng của Ngọc Doãn, sớm muộn gì hắn cũng bứt ra khỏi thân quân Thái Tử. Mà Ngô Giới trong suy nghĩ của hắn là người tiếp nhận thích hợp nhất. Còn nữa, bản thân Ngô Giới cũng không muốn rời khỏi Thân quân Thái Tử, cho nên Ngọc Doãn liền thuận lý thành chương cự tuyệt Chủng Sư Trung. Nhưng Chủng Sư Trung vẫn chưa từ bỏ ý định, thấy Ngô Giới không đi, liền đòi hỏi Ngô Lân với Ngọc Doãn.

Đối với Ngô Lân, ngược lại Ngọc Doãn lại không có ý kiến gì. Nhắc đến, Ngô Lân vốn chính là thành viên Tây Bắc Quân, mà huynh trưởng Chủng Sư Trung là Chủng Sư Đạo có địa vị rất cao ở tại Tây Bắc quân. Tiểu Chủng Kinh Lược tướng công trong năm Chính Hòa là chỉ Chủng Sư Đạo.

Tuy nhiên từ lúc Chủng Sư Đạo nhập chủ Xu Mật Viện, tại trận chiến Khai Phong làm thanh danh truyền xa, ông tuổi tác đã cao, nên từ Tiểu Chủng Kinh Lược tướng công biến thành Lão Chủng Kinh Lược tướng công. Chủng Sư Trung cũng nguyên nhân đảm nhiệm chức Chế Trí Sứ An Phủ Hà Bắc Đông Lộ, mà được danh hiệu Tiểu Chủng tướng công. Cho nên nói rốt cuộc, ở trong lòng Ngô Lân, cũng có lòng trung thành đối với Chủng Sư Trung.

Tình huống gã và Ngô Giới không giống nhau, không tham gia trận chiến thành danh Thân quân Thái Tử. Sau này mặc dù tham gia trận chiến Yến Sơn, cũng chỉ là cướp lấy Linh Khâu, chém giết Ngột Lâm Đáp A Lỗ. Cho nên, so sánh với Ngô Giới, Ngô Lân không có lòng trung thành với Thân quân Thái Tử. Gã thấy, Thân quân Thái Tử sớm muộn gì sẽ trở về Đông Kinh, chẳng bằng ở lại Yến Sơn phủ, cùng lúc có thể tiếp tục giao thủ với người Nữ Châu, mặt khác có thể hiệu lực cho Chủng Sư Trung.


Nếu Ngô Lân không phản đối, Ngọc Doãn không ngăn cản. Cố giữ lại một người không có lòng trung thành với Thân quân Thái Tử, dù là năng lực người đó có cao đến mấy, thì Ngọc Doãn cũng sẽ không yên tâm...

Cứ như vậy, Chủng Sư Trung cảm thấy mỹ mãn chiếm được Ngô Lân, mệnh Ngô Lân đóng ở Cư Dung quan.

Ngọc Doãn vốn tưởng rằng sự tình cứ như vậy chấm dứt, ai biết Chủng Sư Trung lại được một tấc lại muốn tiến một thước, đòi hỏi binh mã của Ngọc Doãn.

- Trong tay Chủng công chẳng lẽ không có binh mã để dùng?

Ngọc Doãn nghe vậy khó hiểu.

Chủng Sư Trung trị hạ Hà Bắc Đông Lộ, mà nay chí ít có mười hai vạn binh mã, sao còn đòi binh mã của hắn?

Chủng Sư Trung cười nói:

- Nay Yến Sơn phủ có mười hai vạn binh mã, nhưng Thân quân Thái Tử của ngươi lại gần hai vạn. Vương Uyên cho ta mượn tám ngàn binh mã, Hoàng Tiềm Thiện cho ta mượn hai vạn binh mã, còn có hơn một vạn binh mã của Tông soái...Những binh mã này sau này vẫn phải trả lại. Kể từ đó, Yến Sơn phủ ta chỉ còn lại năm vạn. Nếu là trước kia, thì là đủ dùng. Nhưng ngươi đánh hạ Úy Châu, được huyện Lục, cũng cần binh mã đóng quân. Ngươi còn chưa tính phủ Tích Tân của ngươi còn có bao nhiêu binh mã đây? Ba châu Bình Châu tổng cộng có mười ba ngàn người, Cổ Bắc Quán ước tám ngàn người, còn có huyện Vĩnh Hưng cũng đóng quân tám ngàn. Như vậy, Tích Tân phủ chỉ có hai vạn người, bên trong còn có mấy ngàn thợ thủ công của Hỏa khí doanh. Binh mã này sao mà đủ được? Cho nên kính xin Tiểu Ất giúp đỡ.

Nếu tính toán như vậy, Yến sơn phủ đích xác binh lực quá mỏng.

Ngọc Doãn nhíu mi nói:


- Nhưng từ nghĩa dũng từ các nơi chạy đến cũng có hơn vạn người mà.

- Những người đó phần lớn là đám ô hợp, sao có thể trọng dụng? Tiểu Ất ngươi chớ cho rằng ta có dụng ý khác. Thật ra làm như vậy đối với ngươi mà nói, cũng là một chuyện tốt. Thân quân Thái Tử ngươi lần này công lao thế lớn, binh lực đã đạt hơn hai vạn. Nhiều binh mã như vậy, dù là sau lưng còn có Thái tử làm chỗ dựa cho ngươi, cũng khó tránh khỏi bị người tính kế. Tám ngàn...tám ngàn chính binh Thân quân Thái Tử, tạp binh bảy ngàn. Nếu vượt hơn thi cũng không phải là chuyện tốt. Ta cũng không cần nhiều, chỉ cần tám ngàn tạp binh là đủ.

Tám ngàn tạp binh? Lão tiểu tử này thật có can đảm nói ra...Tám ngàn tạp binh, đều là một ta ta huấn luyện ra, ngươi nói muốn là cầm đi sao?

- Tiểu Ất, ngươi có thể từ trong nghĩa dũng điều động ra ba nghìn người đến dưới trướng để làm việc. Cứ như vậy, sẽ không có ai để ý nữa.

Ta cũng biết ngươi đã tốn bao tâm huyết và tiền của cho số binh mã này, ta không lấy không tám ngàn binh mã của ngươi đâu. Ta và Tháp Lĩnh cũng có chút quan hệ, nếu ngươi sau này đi Tháp Lĩnh thương lộ, ta sẽ tận lực phối hợp. Ha hả, ngươi thấy được không?

Tháp Lĩnh?

Đó là Mông Cổ đời sau!

Ngọc Doãn biết, đây chỉ là Chủng Sư Đạo muốn tranh một cái bánh lớn thôi. Có thể thành hay không, còn chưa rõ. Nhưng Chủng Sư Trung đã nói đến mức này rồi, Ngọc Doãn cũng thực không thể cự tuyệt.

- Một khi đã vậy, thì cứ làm theo lời Chủng công.

Ngọc Doãn rời khỏi Tích Tân, rầu rĩ không vui.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui