Trần Hi Chân thật sự là một vị đại hiệp nổi tiếng trong giới giang hồ.
Luận công lực lão đã đạt tới cảnh giới tông sư, có thể coi như là cao thủ thực sự. Trong trường hợp đó, công phu luyện được cũng không phải tầm thường. Y học cả văn lẫn võ, đầu thân cho vương gia nhưng vẫn mãi lận đận. Trong suy nghĩ của Trần Hi Chân thì nếu chỉ có công phu sẽ không có được vinh quang. Trong tư tưởng của y vẫn có suy nghĩ làm quan.
Đáng tiếc cả đời lão lại không có được lấy một chút quan chức.
Có điều nếu nói về sự trung thành với triều đình thì Trần Hi Chân thật sự không thua bất cứ ai.
Nghe nói Nhu Phúc đế Cơ tới đây, sự nhiệt tình của Trần Hi Chân đối với tiên triều cũng giảm đi rất nhiều.
Khi đi vào đình viện lão sửa sang lại trang phục. Một lão giang hồ còn như vậy chứ đừng nói là cha con Long Đằng.
Ba người cẩn thận đi vào trong sân. Vốn Ngọc Doãn để cho họ ngồi ghế trên nhưng Trần Hi Chân không đồng ý.
Vả lại vị trí bên trên là những ai?
Lý Dật Phong, Cao Nghiêu Khanh, Chu Huyến và đám người trong nha nội.
Lần lượt còn lại là Thái học sinh còn có An Đạo Toàn và Lăng Chấn đang ngồi. Xuống chút nữa còn có Tiếu Khôn và đám quan nhỏ phủ Khai Phong.
Tiểu Ất thật sự đã có thanh danh.
Có điều nếu không như vậy thì làm sao mà hắn có thể lập nên cơ nghiệp lớn như thế.
Vốn Trần Hi Chân cũng muốn ngồi cùng đám người tiếu Khôn nhưng bị Ngọc Doãn kéo tới ngồi ghế thứ.
Mấy chỗ này còn có An Đạo Toàn và Lăng Chấn.
Sau khi Trần Hi Chân ngồi xong, An Đạo Toàn đột nhiên cười nói:
- Trần đại hiệp! Bao nhiêu năm không gặp vậy mà tinh thần của ngài càng ngày càng tốt.
- Ngươi là..lão An?
Trần Hi Chân không nhận ra An Toàn Đạo ngay. Có điều nhìn An Toàn Đạo vê râu cười nói, lão đột nhiên nhớ ra lai lịch của đối phương. Trong lòng lão lập tức vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, kéo tay An Toàn Đạo nói liên tục.
Lão cũng lập tức hiểu ngay tại sao Ngọc Doãn lại thăng tiến nhanh như vậy.
Có lão già này ở đây, tốc độ của Ngọc Doãn cũng không có gì là lạ.
Cũng chính vì sự có mặt của An Toàn Đạo nên Trần Hi Chân cũng không còn câu nệ.
Yến Nô kéo Tử Huyên lên lầu. Còn Long Đằng thì lủi vào một góc. Những người ngồi bàn trên đều là huynh đệ của Ngọc Doãn. Đám người Dương Tái Hưng, tỷ phu Trương nhị cũng đủ khiến cho Long Đằng cảm thấy áp lực.
Thời gian cứ thế trôi đi, buổi trưa đã tới.
Rượu và thức ăn được đưa lên khiến cho mọi người từ từ trở nên cởi mở hơn.
Hai người Cao Nghiêu Khánh và Chu Tuyến thảo luận đội của Chu Tuyến mà hứng trí bừng bừng. Còn Lý Dật Phong ăn được một chút liền chạy tới bàn của Trần Đông nói chuyện Đại Tống. Trần Hi Chân và An Toàn Đạo cũng không để ý tới đám Thái học sinh bên cạnh chỉ bàn luận chuyện cũ. Còn cha con Lăng Chấn thì chạy tới bàn của đám người Tiếu Khôn.
Ngồi bên bàn An Toàn Đạo bàn luận với đám Thái học sinh thật sự hơi khó chịu, chẳng thoái mái b sang bàn của Tiếu Khôn.
Ít nhất nếu nói về phẩm cấp thì trong cả bàn, địa vị của Lăng Chấn là cao nhất.
Ngọc Doãn bưng chén rượu đi lại uống với mọi người.
Có điều khi hắn tới mời rượu đám hàng xóm quanh miếu Quan Âm bọn họ có chút nơm nớp. Có lẽ ở bên cạnh Ngọc Doãn bọn họ không quen lắm. Vì vậy mà sau khi Ngọc Doãn đi được một vòng liền định trở về vị trí.
- Tiểu Ất! Taị sao không mời ta?
Nơi đầu ngõ lại có mấy người nữa tới. Người dẫn đầu chính là Liễu Thanh.
Đi theo sau Liễu Thanh còn có hai người Ngưu cao vào Sài Lâm.
Ngọc Doãn bước ra đón tiếp dẫn đám người Liễu Thanh vào bên trong.
Sau lưng bọn họ vang lên những tiếng xì xầm.
- Người béo kia là ai mà sao ta thấy hơi quen?
- Đúng vậy. Ta cũng cảm thấy hơi quen như đã gặp ở đâu đó. Đúng rồi! Ta nghĩ ra rồi. Hắn chẳng phải là Đông chủ của Trân Bảo các hay sao? Nghe người ta nói thì Trân Bảo các vô cùng giàu có, Đông chủ của họ có rất nhiều mánh khóe.
- Thì ra là vậy...ta đã nói rồi, khách của tiểu Ất ca tại sao lại chỉ có vậy?
Trải qua vô số những sự kinh ngạc, đám hàng xóm quanh miếu Quan Âm đều chết lặng.
Xét về mặt của cái, Liễu Thanh có khả năng không bằng vị thương nhân Tư Mã Tĩnh đứng sau lưng Phan lầu. Nhưng nếu nói lớn không lớn mà nhỏ cũng không nhỏ. Mặc dù Liễu Thanh khiếm thốn nhưng ở phủ Khai phong có thể nói là một trong những phú ông. Quan trọng hơn đó là người này có rất nhiều thủ đoạn, kết giao toàn với những kẻ quyền quý đương triều. Cho nên ngoài mặt nhìn y so ra kém hơn với Tu Mã Tĩnh nhưng trên thực tế nếu không có mối quan hệ với Lý Sư Sư, Liễu Thanh có thể đuổi Tư Mã Tĩnh ra khỏi Đông Kinh.
Đương nhiên cả hai người cũng không có xung đột hay mâu thuẫn cho nên Liễu Thanh cũng không đối phó với Tư Mã Tĩnh.
Vào trong sân, Liễu Thanh nhìn thấy đám khách ngồi trong đó cũng giật mình.
Khi nghe thấy Ngọc Doãn nói trên lầu còn có Nhu Phúc Đế Cơ và muội muội của Thái tử phi, Liễu Thanh càng thêm cẩn thận.
Cao Nghiêu Khánh dường như biết Liễu Thanh nên kéo y về chỗ ngồi.
- Liễu mập! Lúc trước ta nhờ ngươi tìm rượu ngon Tây Vực cho ta, tại sao tới hơn nửa năm vẫn chưa có tin gì?
Liễu Thanh liên tục xin lỗi.
- Nha nội chớ trách. Rượu ngon Tây Vực không phải khó tìm, chỉ có điều do chuyện của Bát Lạp Sa nên thật sự không an toàn lắm. Ta định tháng sau tới Tây vực một chuyến vì việc của nha nội. Nào ngờ nghe nói người tộc Hồi ở Tây châu nổi loạn, lại nghe người Liêu xâm nhập vào Tây Châu đánh cho người Hồi Cốt phải bỏ chạy. Tiếp theo lại thêm chuyện của Bát Lạp Sa nên nơi này hết sức nguy hiểm. Vì vậy mà tiểu đệ đành phải bỏ.
- Chẳng phải người Liêu bị người Nữ Trực đánh bại hay sao? Liêu Da Luật bị bắt làm tù binh thì còn có tàn dư ở đâu?
Chu Huyến nghe thấy vậy liền lên ti hỏi.
Ngọc Doãn nghe thấy dân tộc Hồi Cốt Tây châu thì cảnh giác, chạy tới.
Liễu Thanh gãi đầu, cười nói:
- Cái này thì ta cũng không rõ lắm.
Chỉ có điều tin tức từ Tây châu đưa về nói Liêu Da Luật có một người con gái tên là...tên là Da Luật...?
- Đa Luật Dư Lý Diễn?
- A! Đúng là cái tên này. Tại sao Tiểu Ất cũng biết?
Liễu Thanh kinh ngạc nhìn Ngọc Doãn nhưng không ngờ Ngọc Doãn cũng giật mình, trong đầu xuất hiện một tia sáng.
- Tiểu Ất! Tiểu Ất...
- A! Có việc gì?
Ngọc Doãn bừng tỉnh thấy Chu Huyến và Cao Nghiêu Khanh đang tò mò nhìn mình.
Liễu Thanh hỏi:
- Ta đang hỏi làm sao tiểu Ất lại biết Da Luật Dư Lý Diễn?
Ngọc Doãn đảo mắt một cái rồi trả lời:
- Chuyện này cũng chẳng có gì ngạc nhiên. Lúc trước khi Da Luật Duyên Hi bị người Nữ trực đánh bại, Giảng sử tiên sinh ở Ngõa tử có kể lại, đồng thời cũng nhắc tới cái tên đó. Lão nói Da Luyện Dư Lý Diễn là con gái của Da Luật Duyên Hi. Lúc đó ta thấy cái tên này hơi lạ cho nên để tâm. Ta không chỉ biết Da Luật Dư Lý Diễn mà còn biết Da Luật Ngao Lô Oát, Da Luật Nhã Lý, Da Luật Tập Nê Liệt.
- Giảng sử tiên sinh nói?
Liễu Thanh gãi đầu cười nói:
- Không ngờ trong cái ngõa tử của phủ Khai Phong lại có người kiến thức như vậy.
- Đừng có nói nhiều nữa, nói mau Tây châu thế nào.
Ngọc Doãn nói hợp tình hợp lý như vậy khiến cho Chu Huyến và Cao Nghiêu Khánh đều mất hứng.
Liễu Thanh vội vàng xin lỗi rồi nói nhỏ:
- Nghe nói Da Luật Dư Lý Diễn sau khi tới Tây châu đã nhờ Bát Lạp Sa kéo đồng tông liên thủ tấn công người Hồi Cốt Tây châu. Lại thêm sự giúp đỡ âm thầm của Tây Hạ nên người Hồi Cốt có khả năng không trụ được. Ta thấy trừ khi là người Nữ Trực xuất binh thì người Hồi Cốt mới có cơ hội thở một chút. Có điều hiện nay thành Khả Đôn bị Uông Cổ Nhân chiếm được, người Nữ Trực muốn xuất binh tới Tây châu cũng có chút rắc rối. Sớm muộn gì Tây châu cũng sẽ bị Da Luật Dư Lý Diễn tóm được. Nếu như vậy thì cơ nghiệp mà tiểu đệ lập nên ở Tây châu bao nhiêu năm có lẽ sẽ không còn. Vì vậy mà mấy ngày nay tiểu đệ đang lo lắng, không biết nên giải quyết như thế nào.
Hiển nhiên là Cao Nghiêu Khánh và Chu Huyến không quan tâm tới vấn đề của Liễu Thanh. Nên khi nghe Liễu Thanh nói vậy, họ cũng không để ý.
- Đại quan nhân! Nếu con đường buôn bán ở Tây châu khó khăn như vậy thì ngươi định làm thế nào?
Ngọc Doãn vẫn để ý nên lên tiếng hỏi.
Liễu Thanh lặng đi một chút, nhấp chén rượu rồi cười khổ:
- Còn làm sao được? Chỉ có thể nghĩ cách. Hiện nay Tây châu đang loạn, người Liêu và người Hồi Cốt chưa phân thắng bại cho nên thì biết tạm thời thờ ơ. Chờ khi tình hình Tây châu ổn định một chút thì phái người tới đó thu xếp. Dù sao thì tiền mãi lộ bắt buộc phải có. Nếu may mắn tìm đúng người thì tốt. Nếu không may tìm nhầm người thì chuẩn bị sẵn chuyện gặp rủi ro. Chẳng lẽ lại bỏ qua việc buôn bán? Từ đời tổ phụ nhà ta đã bắt đầu kinh doanh tại Tây châu tới nay đã được ba đời nên không thể bỏ được. Có điều hiện tại chưa có cơ hội nên phải đợi thêm một chút. Ta dự định tới phủ Thái Nguyên tìm kiếm con đường buôn bán lên Mạc Bắc... Nếu thật sự không được thì tới Tây Hạ một chuyến nói không chừng còn tìm ra cách. Có trời mới biết được Tây Hạ sẽ loạn tới bao giờ.
Liễu Thanh nói tới đây liền thở dài. Tuy nhiên ánh mắt Ngọc Doãn lại trở nên sáng ngời:
- Đại quan nhân muốn tới phủ Thái Nguyên sao?
- Đúng vậy.
- Nói tới phủ Thái Nguyên, nhà ta có vị bằng hữu. Vốn nhà ta có một vị thế giao tên là La Tứ Lục. Lúc trước vì có chuyện nên bị xâm chữ lên mày đày tới phủ Thái Nguyên. Con trai của lão tên là La Đức. Khi lão tới phủ Thái Nguyên lại được sự coi trọng của Đoàn Luyện sử, nên đang làm thư lại. Ngoài ra ta cũng có một vị bằng hữu rất có thể diện. Ta đang định gửi mấy thứ tới đó nhưng chưa có cơ hôi. Nếu đại quan nhân tới phủ Thái Nguyên, tiện đường không biết có được không. Ta có thể viết một phong thư gửi cho họ, không chừng có thể giúp cho đại quan nhân được một chút.
Liễu Thanh hết sức mừng rỡ. Hàng năm y toàn tới Tây Vực cho nên không quen thuộc lắm đường lên Mạc Bắc, mà phủ Thái Nguyên lại càng không quen ai.
Theo như Ngọc Doãn nói thì bằng hữu của hắn dường như có chút lợi thế, có thể làm ít mà công to.
- Tiểu Ất đúng là phúc tinh của nhà ta. Nếu lần này có thể mở được con đường buôn bán lên Mạc Bắc thì sẽ chia cho tiểu Ất.
Ngọc Doãn mỉm cười, cũng không khách khí nói thêm với Liễu Thanh mấy câu.
Hắn còn định gọi Cao Sủng tới thì chợt nghe bên ngoài viện có người hô:
- Bạch Thế Minh của lầu Phong Nhạc tới chúc mừng tiểu Ất ca.
Bạch Thế Minh của lầu Phong Nhạc?
Ngọc Doãn nghe thấy thế thì lặng người đừng dậy đi ra ngoài thì thấy một người thanh niên đang bước đi vào trong.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...