[*] Lời Editor: Đây là chương không nằm trong truyện, mọi người có thể lướt sang.
Đây chỉ dùng để tóm tắt ngắn gọn thiết lập thế giới Khung Kính.
1.
Tuyến thời gian.
Mười hai thuộc địa được sắp xếp theo số thứ tự, lần lượt gọi là Đặc khu 1 đến Đặc khu 12.
2.
Phân chia cấp bậc cư dân.
3.
Bộ máy chính quyền Đặc khu 7.
Bộ chính vụ: Từ chính vụ bản gốc là 政务, mình chưa tìm ra được tên như thế nào là phù hợp.
Nếu dùng 'chính trị' thì phạm vi quá rộng, mà dùng 'nội vụ' thì phạm vi quá nhỏ nên tạm thời để là 'chính vụ' vậy.
4.
Phân loại hệ dị năng.
5.
Từ điển.
Về cơ bản, truyện này của tác giả có chính trị và quân sự nên trong quá trình edit sẽ có những từ ngữ thuộc về hai mảng trên thường xuyên lặp lại.
Mình đều có chú thích ở mỗi chương nhưng nếu đột nhiên quên các bạn có thể quay về đây.
5.1 Cách gọi tên.
[*] Lời Editor: Hoàn toàn không thể chính xác theo tiêu chuẩn quân đội được, nhưng tương đối truyền tải ý nghĩa của tác giả.
- Hội đồng Đặc khu: đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng.
- Bộ: đứng đầu là Bộ trưởng, kế tiếp là Thứ trưởng (Mỗi lần giới thiệu nhân vật sẽ là Bộ trưởng Bộ Quân sự, Thứ trưởng Bộ Quân sự,...)
- Cục: đứng đầu là Cục trưởng, kế tiếp là Phó cục trưởng (Mỗi lần giới thiệu nhân vật sẽ là Cục trưởng Cục Mật vụ, Phó cục trưởng Cục Mật vụ,...)
- Cơ quan/ Đơn vị: đứng đầu là Thủ trưởng (Mỗi lần giới thiệu nhân vật sẽ là Thủ trưởng cơ quan quản lý cảng Vân Phù...)
- Ban: đứng đầu là Trưởng ban, kế tiếp là Phó ban (Mỗi lần giới thiệu nhân vật sẽ là Trưởng Ban Tác chiến...)
- Trung đoàn Biên phòng là gọi chung cho Trung đoàn 710, 709 v.v.: đứng đầu là Trung đoàn trưởng, kế tiếp là Trung đoàn phó (Mỗi lần giới thiệu nhân vật sẽ là Trung đoàn trưởng 710).
Ngoài ra còn có sĩ quan tham mưu.
- Tiểu đoàn trực thuộc Trung đoàn: đứng đầu là Tiểu đoàn trưởng.
5.2 Từ điển.
- Sư đoàn Lục quân: tổ chức quân đội có từ hai trung đoàn trở lên phục vụ chiến đấu trên bộ.
- Trung đoàn Biên phòng: đơn vị tổ chức quân đội chính quy chuyên phòng giữ biên giới.
- Đội đồn trú: những binh lính đóng quân cố định tại một chỗ.
- Tham mưu: giúp lãnh đạo vạch ra những hướng, kế hoạch để giải quyết tốt một vấn đề, hay công việc chuyên môn gì đó một cách nhanh chóng, kịp thời đúng pháp luật.
- Sát hạch: Xét theo từng từ đơn lẻ thì "sát" là xem xét, "hạch" là xét hỏi.
Do đó, sát hạch là kiểm tra thực tế để đánh giá trình độ cũng như chất lượng của cá nhân tốt hay xấu, giỏi hay dở.
(Thật ra có thể dùng từ đánh giá, nhưng Việt Nam mình hay dùng từ sát hạch cho một cuộc đánh giá của công nhân viên chức, mà bối cảnh cũng đang thế nên mình dùng từ này)
- Đặc phái viên: Người được cử đi làm một việc đặc biệt.
Trong từ điển thì 'Đặc phái viên' hay được dùng trong chính trị, như: Đại diện của nguyên thủ quốc gia hay của thủ tướng được cử đến một nước khác để thực hiện một nhiệm vụ trong quan hệ với nước ấy.
Đặc phái viên phải là một viên chức cao cấp: bộ trưởng, đại sứ hay viên chức cấp tương đương.
(Nguồn: Từ điển Luật học trang 147) Ở đây không hẳn là sang nước khác nhưng cũng do Chủ tịch Hội đồng cử xuống.
- Uỷ viên: uỷ: giao việc; viên: người làm công tác.
(Uỷ viên tuần tra của Bộ Quân sự)
- Căn cứ: Nơi tập trung những phương tiện cần thiết cho việc tiến hành chiến tranh (Như căn cứ 7085).