Tôi Là Ba Của Nam Chính

Nông dân không có thói quen ăn cơm trưa. Nhưng bây giờ công việc đồng áng không nhiều nên đầu giờ trưa mọi người sẽ về nhà uống nước và nghỉ trưa.

Năm nay hình như ông Cố đã già đi rất nhiều, râu tóc đã bạc, trên mặt có nhiều nếp nhăn hơn, lưng càng gù thêm.

Hai vợ chồng anh cả vẫn như trước, nhưng biểu cảm trên mặt cũng không hề nhẹ nhàng. Mấy năm nay mùa màng không tốt, không ai có thể vui vẻ được.

Đến khi Lý thị nói lần này vợ chồng thằng hai mang về mười lăm ký gạo, vẻ mặt của hai người mới trở nên thoải mái hơn. Trên có ba mẹ già, dưới có ba đứa trẻ muốn nuôi, gánh nặng này thực sự rất nặng. Không giống cả nhà thằng hai, không những tìm được việc làm ở thị trấn mà chỉ có một đứa con trai, việc nuôi dạy rất dễ dàng.

Trong nhà không có thứ gì ngon có thể lấy ra chiêu đãi. Ngoài nước nóng ra chỉ có một ít táo chua, nói là táo chua nhưng thực ra vẫn chưa chín, ăn vào không có vị ngọt hay chua gì cả, tức là vừa mất đi vị chát đã cho người lên núi hái xuống, ít nhiều cũng xem như món ăn vặt.

Thiết Đản ở nhà có kẹo đậu phộng ăn, mấy ngày nay lại thường xuyên ăn canh trứng. Cho nên không có hứng thú với táo chua nhạt nhẽo này, chỉ ăn thử một trái.

"Thiết Đản quen ăn đồ ngon ở nhà, dĩ nhiên không thích ăn táo chua hái trên sườn núi. Đáng tiếc trong nhà bác không có đồ ngon cho cháu." Chị dâu nói với giọng điệu chua chát. Thiết Đản và Cẩu Thặng chỉ cách nhau hai tháng. Vốn dĩ ăn mặc đều giống nhau, chiều cao và ngoại hình cũng không có nhiều sự khác biệt. Nhưng chỉ sau một năm, Cẩu Thặng vẫn giống như trước, trong khi Thiết Đản lại cao hơn Cẩu Thặng một cái đầu. Không chỉ cao hơn mà gương mặt và thân hình rõ ràng có da có thịt hơn, tóc được buộc gọn gàng, trên quần áo không có một miếng vá nào, trông giống như Bé Phúc trắng nõn.

Hoàn toàn khác Cẩu Thẳng của ả, một người ở trên trời, một người ở dưới đất.


Nếu chỉ bản thân mình khổ một chút cũng không sao. Nhưng giữa bọn trẻ có quá nhiều sự khác biệt, trong lòng ả thực sự không thể chịu đựng được nên nói chuyện khó tránh khỏi mang theo gai góc.

"Trước khi bọn em lên đường đã ăn no. Lúc này nó tất nhiên không đói." Tôn thị bình tĩnh nói. Thành thật mà nói, nhìn dáng vẻ hiện tại của cháu trai làm cô nhớ lại trước đây con trai đã trải qua cuộc sống như thế nào. Cô không thể nói là không đau lòng, nhưng dù có đau lòng đến đâu thì cô cũng chỉ là thím, không làm được gì. So với cháu trai, đương nhiên là chồng và con trai cô quan trọng hơn.

"Ngoài ruộng trên cơ bản không còn việc gì, chị và anh cả của em có thể tự làm được. Nếu chú hai thực sự thương cha mẹ, có thể đón cha mẹ qua ở một thời gian, cùng em hưởng phúc."

Chị dâu cũng không dành nhiều sự chú ý lên đứa trẻ nữa, ngược lại nảy ra ý đồ với cha mẹ chồng. Dù sao hiện tại đã kết thúc vụ thu hoạch, việc ngoài đồng có thể từ từ làm cũng được, không quá gấp. Nếu vợ chồng chú hai có thể đón cha mẹ đi, trong nhà cũng có thể tiết kiệm được nhiều lương thực hơn.

Nếu là chú ba và chú út, ả nhất định sẽ không nói những lời như vậy. Bởi vì nói cũng vô dụng, bọn họ cũng không phải là đứa con hiếu thảo như chú hai. Nhưng bọn họ cũng sẽ không mang gạo đến, ngày lễ tết có thể mang đến mấy quả trứng gà đã không tệ rồi.

Người nghèo mới có nhiều tính toán, suy cho cùng vẫn là nghèo gây ra.

Nhưng Cố Xuyên cũng không muốn bị người tính kế như vậy. Hắn sợ cha mẹ không đủ gạo ăn nên đã mang gạo đến, nhưng không có lý do gì đón người đi. Chị dâu thật giỏi tính toán, nhưng không thể xem người khác là kẻ ngốc.

"Rồi ở đến đầu xuân, khi cần người cày ruộng thì mới đưa cha mẹ về sao?" Cố Xuyên hỏi ngược lại, đã muốn cha mẹ già phụ giúp công việc nhưng lại không muốn lo cơm nước cho cha mẹ già. Dưới bầu trời này làm gì có mua bán như vậy.


"Xem chú hai nói kìa, em không muốn đón thì thôi. Sao lại nói chuyện khác làm gì?" Chị dâu nhìn chằm chằm xuống đất nói. Ả biết suy nghĩ của mình không lên được mặt bàn, nhưng đây là chuyện không có cách nào. Nếu chồng ả có được bản lĩnh như chú hai thì không cần ả phải tính kế như vậy.

Cố Xuyên không nhìn chị dâu, ngược lại nhìn chằm chằm vào anh cả hắn. Hắn là chú em chồng, không có tư cách dạy bảo chị dâu, muốn xen vào cũng là anh cả hắn dạy bảo. Chẳng qua đáng tiếc là anh cả nhìn đứa trẻ, nhìn mặt đất, nhìn nóc nhà, nhìn ngoài cửa mà không nhìn Cố Xuyên, thái độ của y muốn biểu đạt có thể nói là rất rõ ràng.

Nể mặt cha mẹ già, Cố Xuyên cũng không muốn nói thêm gì nữa, tránh gây cãi nhau, khó chịu và xấu hổ nhất chính là cha mẹ già.

Ông Cố và Lý thị đều không nói gì. Lúc này nói cái gì cũng không đúng, cả nhà đã tách ra ở riêng. Theo lý mà nói, bọn họ phải đi theo nhà thằng cả. Đây chính là thằng hai hiếu thảo nên mới mang gạo và quần áo đến. Trong lòng vợ chồng già bọn họ cũng không phải không cảm động, nhưng dù có cảm động đến đâu cũng không thể giúp thằng hai mà nói thằng cả. Dù sao người phải nuôi bọn họ về già và đưa tang vẫn là vợ chồng thằng cả.

Về nhà chưa đến một tiếng, Cố Xuyên đã dẫn vợ con đi. Dù sao ở lại lâu hơn chỉ làm cho bầu không khí càng thêm căng thẳng.

"Nơi này cách thị trấn khác xa, không có việc gì thì đừng cứ trở về, cũng không cần may quần áo cho cha mẹ. Sau này có tiền thì để dành cho Thiết Đản đi." Ông Cố hiếm khi nói được mấy câu. Làm cha mẹ đều hiểu rõ trong lòng con trai mình có hiếu thảo hay không, càng là như vậy ông mới càng dặn dò thằng hai. Tay không thể quá buông thả, hãy nghĩ đến gia đình nhỏ của mình nhiều hơn.

Chị dâu trực tiếp trợn mắt ở một bên, không có ý muốn tránh mặt người khác chút nào. Đây là sự khác biệt giữa ở riêng và chưa ở riêng. Trước khi chưa ở riêng biết phải khom lưng cúi đầu, sợ chia đồ cho bọn họ ít. Nhưng sau khi ở riêng, người làm chủ gia đình chuyển từ cha chồng sang chồng ả, nắm tiền và lương thực trong tay, địa vị tự nhiên cũng sẽ khác.


Tức giận với người như vậy, Cố Xuyên đều cảm thấy mất mặt. Nhưng hắn cũng biết sau này còn phải giao tiếp nhiều. Nhưng thực sự muốn xem sắc mặt người khác để ăn cơm chính là cha mẹ già, sau này còn phải chịu đựng. Bọn họ mang đến mười lăm ký gạo có lẽ không nhét được bao nhiêu vào bụng cha mẹ già.

Thực ra đón cha mẹ già đến ở chung với bọn họ cũng không sao, không phải việc thêm miệng ăn sẽ làm bọn họ đói. Chẳng qua không thể lấy lý do 'đón qua ở một thời gian' như vậy, cần phải làm cho cha mẹ già tách khỏi nhà anh cả mới được. Bằng không nhổ củ cải mang theo bùn, đón cha mẹ già chỉ sợ là phải chăm sóc cả nhà anh cả.

Bây giờ hắn không có bản lĩnh đó, cũng không có suy nghĩ đó.

* * *

Sau khi đi xa khỏi thôn họ Cố, lúc này Tôn thị mới nói: "Cũng may không dùng vải bông mịn may quần áo cho cha mẹ. Bằng không thì không biết chị dâu sẽ nói gì."

Bọn họ mang gạo đến vì lòng hiếu thảo và lòng tốt, nhưng không ngờ rằng vẫn chưa chạm đến lòng người đã bị nói với giọng điệu quái gở một hồi. Thật sự là tức chết mà!

"Nàng nói, liệu cha mẹ có thể không sống chung với nhà anh cả nữa mà lên thị trấn sống với chúng tay hay không?" Muốn cha mẹ già buông ra không dễ, muốn nhà anh cả buông ra càng không dễ. Dù sao cha mẹ một người có thể phụ giúp việc ngoài đồng, một người có thể phụ giúp trông con và nấu cơm, đều không phải người ăn không ngồi rồi.

Tôn thị và chị dâu cả làm chị em dâu năm sáu năm, sống chung dưới một mái nhà lâu như vậy, không nói hiểu biết mười phần về người chị dâu này. Nhưng cũng có bảy tám phần: "Không thể, chị dâu không thể đồng ý, chỉ cần chị ta không đồng ý thì chuyện này không thể giải quyết được."

Hơn nữa, cha mẹ cũng không nhất định sẽ đồng ý. Hai vợ chồng già người ta từ lâu đã tính toán để con trai cả dưỡng già đưa tang. Cho dù không có con trai cả thì vẫn còn con trai út. Chồng cô ở trong lòng cha mẹ là xếp hạng chót. Bằng không đến lượt con trai thứ cũng không đến lượt chồng cô.


Hiện tại cha mẹ chồng vẫn có thể làm việc, nên chắc chắn thương đứa con trai nào thì đến nhà đứa con trai đó. Chồng cô chỉ là suy nghĩ quá nhiều.

Được rồi, Cố Xuyên cũng cảm thấy chuyện này không có nhiều chỗ để hành động.

Mấy ngày sau, cả nhà Cố Xuyên lại đến nhà cha mẹ của Tôn thị, cũng để lại đồ rồi ra về, một chén nước nóng cũng chưa uống hết. Nhưng thực sự là uống không nổi. Mặc dù nước được nấu sôi, nhưng trên mặt vẫn có một ít tro bụi nổi lên, có thể là bị gió vô tình thổi vào. Ngoài ra, chén đựng nước hình như không được rửa sạch sẽ, các vết nứt trên thành chén toàn màu đen, nhìn thấy hết muốn uống.

"Vẫn là nhà mình tốt." Tôn thị cảm thán nói. Trước đây vẫn sống như vậy không cảm thấy có gì không ổn, nhưng bây giờ nhìn thấy lại thực sự chịu không nổi.

Cố Xuyên vui vẻ: "Nếu cảm thấy trong nhà tốt thì ở nhà nhiều một chút. Mấy ngày nữa anh đi mua cho nàng mấy con gà. Chúng ta cũng đừng mua gà con, đã vào thu rồi làm gì còn bán gà con, cứ mua loại gà mái đang đẻ trứng. Sau này mỗi sáng mỗi người một quả trứng."

"Không phải chàng nói muốn đưa Thiết Đản đi học sao? Khi nào đi? Đừng kéo dài nữa." Tôn thị quan tâm với thái độ khác thường. Trước kia không có tiền, bây giờ có tiền tất nhiên phải cho con trai đi học. Nhiều thiếu gia nhà giàu đều đi học như vậy thì biết nhất định là chuyện tốt. Hơn nữa, trước đây chồng cô luôn nhắc đến. Nếu không phải chuyện tốt thì làm sao để con trai đi được?

"Trong thị trấn chỉ có một trường học, anh đã nhờ ông chủ trước nói qua với thầy giáo. Ngày mốt anh sẽ mang quà nhập học đến đó." Người thầy này đã thi đậu tú tài từ mấy năm trước, chẳng qua vẫn không thể tiến thêm một bước. Những năm đầu đã hết hy vọng nên dựng một trường học ở thị trấn để dạy bọn nhỏ.

Nhưng cũng chỉ dạy vỡ lòng mà thôi, cũng không phải học vấn không đủ, mà là y không muốn dạy sâu. Dù sao dạy vỡ lòng cho trẻ con trong thị trấn đã có thể kiếm đủ tiền sinh hoạt, còn có thể dạy học tương đối nhẹ nhàng.

Cho nên nếu muốn tham gia kỳ thi huyện. Sau khi học ba bốn năm ở thị trấn, còn phải sang trường khác để học mới được.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui