Tôi đã tập hôn như thế nào


Mỗi mùa xuân, hoa tử đinh hương vẫn nở
Khi gặp khó khăn, chúng ta ai cũng muốn được người khác yêu thương.
Jamie Yellin, 14 tuổi
Hôm nay (tâm trạng ngán ngẩm khiến tôi phải thở dài) là một trong những ngày tệ hại của tôi. Mọi thứ dường như không theo ý tôi muốn, nhất là môn tâm lý trong tiết học kế tiếp. Lớp tôi phải thực hiện một đề tài mà ai cũng cho là ngớ ngẩn nhất trong năm học. Cô giáo buộc mỗi học sinh trong lớp phải mang theo một tấm hình của chính mình hồi còn nhỏ với một tâm trạng thật sự vui vẻ.
Điều này không có gì khó vì tôi biết ngay là phải chọn tấm ảnh nào, đó là tấm ảnh chụp bà ngoại Sherrie (đã mất) và tôi (lúc lên tám) được đóng khung để trên bàn. Bà ngoại đã dắt tôi đón chuyến xe buýt đường dài đến dự lễ hội hoa tử đinh hương vào mùa xuân. Suốt cả buổi chiều, chúng tôi cứ cúi người xuống, mắt nhắm nghiền để ngửi những bông hoa tử đinh hương nở thơm ngát. Hai bà cháu được một bác phó nháy lớn tuổi và rất vui tính chụp cho một tấm ảnh. Bác ấy đã kể cho hai bà cháu nghe những câu chuyện hài hước trên đường đi đến bãi xe buýt khi chiều xuống. Rồi sau đó hai bà cháu không còn gặp bác ấy nữa, nhưng khi ngắm ảnh, tôi nghĩ biết đâu bác ấy đã say mê bà ngoại Sherrie của tôi.
Ngồi ngắm bức ảnh trong khi chờ giờ cơm trưa, tôi nhận thấy bà ngoại không đẹp lắm – tóc bạch kim ngắn và thẳng, đôi mắt màu nâu, to nhưng hơi lồi mũi thì quá to, còn trán thì lại hơi dồ. Ngoại hơi thấp người và khá đẫy đà. Đứng bên cạnh nắm tay bà, tôi giống như một bản sao của bà, chỉ có điều là nhỏ hơn và trẻ hơn mà thôi. Hai bà cháu còn giống hệt nhau từ bàn chân: nhỏ, gầy và các ngón chân thì dài ngoằng một cách kỳ lạ. Khi bà mất đi, không ai có thể làm cho tôi bật cười được trừ hai bàn chân ngộ nghĩnh của tôi mà thôi. Mất bà, tôi như mất đi một phần bản thân mình.
Vì thế đây là bức ảnh duy nhất mà tôi có thể giới thiệu với cả lớp. Tôi không thể bỏ lỡ cơ hội để gợi lại những hồi ức đáng nhớ về bà trong cuộc sống của tôi. Thậm chí tôi còn biết rằng ít nhất cũng sẽ có một vài đứa bạn ủng hộ món quà mà tôi sẽ hăm hở giới thiệu.
Đến lớp, tôi ngồi xuống ghế và cảm thấy nhẹ nhõm vì không đứa bạn nào hỏi han quấy rầy. Chẳng biết tại sao lớp học lại là nơi tôi cảm thấy lạc lõng nhất. Khi bị đám bạn vây quanh, tôi càng ý thức nhiều hơn về khoảng cách xa xôi giữa tôi và tụi nó. Tôi chẳng có đứa bạn nào để cùng nhau chơi đùa hay tán gẫu. Ngày nào tôi cũng gặp lại những khuôn mặt này, thỉnh thoảng cũng có nói chuyện, nhưng tôi chẳng biết gì về tụi nó. Tụi nó cứ như những người khách lạ qua đường, thậm chí có khi gặp nhau cũng không thèm nhìn nhau nữa.
Khi cả lớp lục tục kéo vào, tôi cứ ngồi m gọn bức ảnh vào lòng. Những ý nghĩ lởn vởn trong đầu: Tại sao mình lại không mang bức ảnh khác? Tại sao mình lại chắc mình có thể thuyết phục được cả lớp?
Cô giáo bước lên bục giảng. Tôi chẳng mấy thích cô, còn cô có lẽ cũng không ưa gì tôi. Tôi biết cô thích những học sinh nào ở lại sau buổi học để nói với cô về chuyện bạn trai và sự cấm đoán của gia đình. Tôi cũng ở lại sau buổi học, nhưng để trình bày với cô phương pháp mới chữa trị tính tự kỷ. Tuy thế, tôi muốn cô mến tôi, ngay cả khi tôi không ngưỡng mộ cô cho lắm.
Cô hỏi có ai muốn xung phong lên trình bày trước hay không. Rồi cô lại nhìn tôi đang ngồi ở hàng ghế đầu và cười chờ đợi. Tôi miễn cưỡng đứng dậy, “người sau-cùng- xung phong-đi- trước”. Có tiếng xì xầm sau lưng tôi: “Tớ dám cá rằng con nhỏ đó mang một tấm ảnh về bộ từ điển bách khoa đầu tiên của nó.” Tôi thầm nghĩ: Không đâu, xin lỗi nhé, cái đó đang được đóng khung trên lò sưởi ấy.

Tất cả những con mắt trong lớp nhìn chằm chằm vào tôi với ánh nhìn trống rỗng, không biểu lộ sự chăm chú hay suy nghĩ gì. Tôi bắt đầu nói:
“Đây là bức ảnh chụp bà ngoại Sherrie và tôi khi tôi tám tuổi. Bà và tôi đang dự lễ hội hoa tử đinh hương. Đây là một sự kiện diễn ra hàng năm. (Sự kiện? Lẽ ra tôi nên dùng một từ khác). Ở lễ hội này có đủ các loại hoa tử đinh hương, từ những loại quý hiếm tôi chưa từng gặp cho đến những loại thông thường với đủ màu hồng, tím và trắng. Thật là tuyệt vời.” (Chán ngắt).
Tôi nhìn xuống bức ảnh. Một bà lão và một đứa con gái đang nắm tay nhau đứng trước một hàng rào cao, điểm đầy những cành hoa tử đinh hương màu tím. Trong đôi giày đi bộ thật bền chắc, cả hai bà cháu trông như sẵn sàng diễu hành và chinh phục cả thế giới. Tôi nói tiếp:
“Mỗi khi nhìn vào bức ảnh này, tôi tưởng như đang ngửi thấy hương hoa tử đinh hương. Đặc biệt là bây giờ, đang vào mùa xuân. Thật là một cuộc dạo chơi tuyệt vời. Sau đó bà cháu tôi trở về nhà; bà làm cho tôi món mì ống, và còn cho tôi ăn kem lạnh có rắc những hạt sô-cô-la nhỏ lên trên nữa, ngon lắm…” (Hình như hơi lạc đề rồi. Tôi đang để mất khán mà tôi cố gắng thuyết phục).
“Nhưng đó là một ngày thật tuyệt vời… như tôi đã nói. Sau này lớn lên, tôi chưa thấy có ngày nào đáng nhớ như thế. Khi tôi được chín tuổi thì ngoại ngã bệnh…”, bỗng nhiên tôi thấy trên má đầy nước mắt, “… và ngoại không bao giờ ngồi dậy để dẫn tôi dự lễ hội tử đinh hương được nữa.” Tôi nghĩ đã đến lúc phải bỏ chạy, trốn đi, hay ít nhất là phải ngồi xuống.
Tôi ngồi phịch xuống ghế, ôm bức ảnh vào lòng. Không một tiếng vỗ tay. Cô giáo vui vẻ gọi ngay đứa khác. Cuối cùng tiết học cũng kết thúc, tôi có cảm giác như đã trải qua mười, hay hai mươi năm gì đó. Tôi thoát vội ra khỏi cái đám lố nhố ồn ào ở ngoài hành lang.
Thật là một ngày chẳng hay ho gì.
Như người ta vẫn nói, luôn luôn có ngày mai. Nhưng với tôi điều đó có nghĩa là thật phí công khi cố làm mọi cách cho ngày hôm nay trôi qua nhanh, bởi vì ngày mai cũng chẳng hơn gì hôm nay.
Tôi đang đứng đây, ngày mai, ở trước cửa lớp học làm cho tôi rối trí, với cảm giác như mình vừa rời khỏi nó. Chỉ đến hôm nay, có thể đã khá muộn màng, tôi mới có thể quẳng cái gánh nặng lo nghĩ đi. Dường như cả lớp đang nhìn tôi. Ngày hôm qua tôi đã phá vỡ hai quy luật quan trọng: tôi đã bày tỏ quá chân thành nỗi xúc động về một người bình thường như bà ngoại, tôi cũng không sợ rồi một ngày nào đó tôi cũng sẽ biến mất như chưa từng có mặt trong sự lạnh nhạt của mọi người. Cả hai việc đều xuất phát từ những hoàn cảnh sống không đáng để tâm. Tôi đi về phía bàn của mình. Có một cái túi mua hàng bằng giấy nằm trên ghế. Cho rằng đó chỉ là một bộ đồ đồng phục tập thể dục bốc mùi và một đôi giày đánh quần vợt của đứa nào đó để bừa, tôi thờ ơ nhìn vào trong túi.
Chúa ơi. Tôi tưởng mình như đang nằm mơ.
Cái túi đầy ắp những cành hoa tử đinh hương. Hương hoa tỏa ra thơm ngát làm hồi sinh phần tâm hồn mà tôi tưởng đã khô héo từ lâu rồi. Tôi vẫn tồn tại trong uộc sống sao? Tôi nhìn lên, mấy đứa chung quanh vẫn đang nhìn tôi một cách thản nhiên. Chắc hẳn phải có một trong số tụi nó, một kẻ tinh nghịch ý nhị nào đó giấu mặt đã làm việc này. Là ai thế nhỉ?
Tôi đẩy cái túi qua một bên và ngồi xuống. Có một mẩu giấy được đính vào giữa những bông hoa. Tôi mở ra và thấy có hai dòng chữ:

Chúng ta sẽ tìm thấy cái quyền được tồn tại.
Cho đến lúc đó, tử đinh hương vẫn nở vào mỗi
mùa xuân.
Cô giáo tằng hắng:
“Chúng ta bắt đầu chứ, các em? Những bài giới thiệu của các em hôm qua sẽ được tính điểm…”
Tạp chí BLUE JEAN
Giá trị của hai mươi xu
Năm đó tôi khoảng mười ba tuổi. Vào mỗi chiều thứ bảy, ba tôi thường lái xe đưa tôi dạo chơi đây đó trong thành phố. Khi thì chúng tôi gh vào công viên, khi thì ra bến sông để ngắm những chiếc du thuyền, nhưng thích hơn cả là khi ba đưa tôi vào các cửa hiệu mua bán đồ điện c để ngắm các vật dụng đời cũ, thỉnh thoảng hai cha con chọn mua một món nào đó với giá 50 xu chỉ để tháo tung nó ra cho biết mà thôi.
Trên đường về nhà, có khi ba tôi ghé vào tiệm kem Nữ Hoàng để mua vài cây kem thật ngon với giá 10 xu một cây. Không phải lúc nào cũng được ăn kem, nên ngay từ khi ba bắt đầu lái xe ngang cái góc đường có tiệm kem đó, tôi thầm hồi hộp băn khoăn không biết ba tôi sẽ ngừng lại để mua kem hay là chạy xe thẳng về nhà. Do đó, với tôi, cái góc đường này bao hàm hai ý nghĩa: đê mê ở đầu lưỡi hoặc là tiu nghỉu suốt đường về.
Có vài lần ba trêu tôi bằng cách lái xe sang con đường vòng để đi về nhà. “Ba muốn đi con đường này để thay đổi không khí ấy mà”, ba thường nói như thế mỗi khi không cho xe chạy ngang qua tiệm kem Nữ Hoàng như thường lệ. Đó chỉ là một trò chơi, và tôi thì được nuôi dạy chu đáo rằng “Miếng ăn là miếng tồi tàn”, nên miễn bàn đến chuyện ấm ức ở đây.
Thường thì vào ngày đẹp trời, nếu bỗng nghe ba hỏi bằng cái giọng hào hứng: “Con muốn ăn kem không?”, thế nào tôi cũng sung sướng đáp ngay không một chút do dự: “Thật tuyệt vời, ba ạ!”. Tôi khoái kem sôcôla, còn ba tôi thì thích kem vani. Ba đưa cho tôi 20 xu và bảo tôi chạy vào mua hai cây kem ưa thích. Hai cha con tôi ngồi trong xe cùng nhau vui vẻ ăn kem. Lúc đó tôi càng yêu ba hơn, và dĩ nhiên, yêu cả kem nữa – cuộc đời bỗng chốc khác nào thiên đường.

Thế rồi vào một buổi chiều không thể nào quên, trên đường trở về nhà sau chuyến dạo chơi, tôi đang thầm mong được nghe lời đề nghị dễ thương của ba, thì được như ý ngay: “Hôm nay con muốn ăn kem không?”
“Ồ tuyệt quá, ba ạ!”
Nhưng sau đó ba lại nói: “Ba cũng thấy tuyệt nếu được ai đãi, con trai ạ. Hôm nay con muốn mời ba mấy cây kem đây?”
Hai cây kem hai mươi xu! Hai mươi xu! Trí tôi cuống cuồng cả lên. Tôi có đủ số tiền ấy chứ. Hàng tuần với 25 xu được mẹ phát cho tiêu vặt, cộng với ít tiền công làm một số việc lặt vặt, tôi để dành được một món tiền kha khá. Nhưng tiết kiệm tiền là một cần thiết, ba đã từng nói với tôi như thế kia mà. Cho nên kem là thứ vô bổ không đáng đem tiền để dành ra mua.
Trong tâm trạng tính toán một cách ti tiện, tôi đã nói với ba những lời thật khiếm nhã mà từ đó đến nay, lúc nào tôi cũng nghe vang vọng bên tai: “Ba à, bây giờ tự nhiên con không muốn ăn kem nữa.”
Ba tôi chỉ nói: “Được thôi, con trai.”
Nhưng trên đường về nhà, khi kịp nhận ra lỗi lầm tệ hại này, tôi hết lời năn nỉ ba quay lại: “Ba ơi, con muốn đãi ba một lần.”
Nhưng ba chỉ nói: “Thôi con à, chúng ta thực sự không cần ăn kem đâu” và chăm chú lái xe, làm như không nghe thấy những lời cầu xin của tôi.
Sau đó, ba không một lời rầy la cũng chẳng hề tỏ ra thất vọng, thế nên tôi lại càng xấu hổ về sự tính toán bất hiếu của mình. Tôi nghĩ hẳn ba vẫn còn đang buồn lòng và từ đây, có lẽ sẽ không bày ra nhiều trò để làm tôi vui nữa.
Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao lúc ấy tôi đã không bày tỏ tình yêu đối với người cha vô cùng rộng lượng của tôi? Tại sao tôi không thể nghĩ là ba đã cho tôi rất nhiều thứ còn giá trị hơn cả hàng chục hàng, trăm cây kem, mà tôi thì lại chưa hề mua cho ba một cây kem nào? Thế mà tất cả những gì mà tôi có thể nghĩ tới chỉ là “phải tốn 20 xu!”
Sau chuyện đó, tôi rút ra được một bài học về lòng độ lượng và sự biết ơn. Biết ơn đâu cần phải nói ra thành tiếng “cảm ơn”, còn độ lượng không đơn giản là tha thứ mà còn khiến người ta ăn năn. Trong ngày hôm ấy, lẽ ra chỉ cần 20 xu, tôi đã có thể bày tỏ lòng biết ơn cha một cách hồn nhiên và đơn giản, lại còn được tận hưởng hương vị mát lạnh ngọt ngào mà tôi hằng ưa thích
Nhưng may sao tôi vẫn còn cơ hội chuộc lỗi. Tuần lễ sau đó ba vẫn đưa tôi dạo chơi như lệ thường, và khi ba lái xe đi ngang cái góc đường quen thuộc đó, tôi đã nói với ba: “Ba ơi, hôm nay con đãi ba ăn kem, ba nhé?
RANDAL JONES

Như cần được thở
Thuở ấy có một cậu bé, vì nóng lòng muốn đạt được sự thông thái và trí khôn ngoan, bèn đến gặp Socrates, người thông thái nhất trong vùng. Cậu bé hỏi nhà hiền triết làm cách nào để cậu cũng thông thái như ông. Không nói một lời, Socrates dẫn cậu bé ra bãi biển, rồi vẫn mặc nguyên quần áo như thế, ông bước thẳng xuống biển. Cậu bé rón rén thận trọng bước theo ông cho đến khi nước dâng đến tận cằm. Không nói không rằng, Socrates đưa hai tay đặt lên vai cậu, chăm chú nhìn vào đôi mắt cậu, rồi bỗng nhiên nhấn đầu cậu bé xuống nước. Cậu bé vùng vẫy cuống cuồng, đến khi gần hụt hơi mới được thả ra. Cậu bé trồi lên, sặc sụa vì nước biển, thở hổn hển, hít lấy hít để và dáo dác tìm Socrates để hỏi tội. Nào ngờ lúc ấy, nhà hiền triết lại đang ung dung ngồi chờ cậu trên bãi cát. Lên đến nơi, cậu hét vào mặt nhà hiền triết một cách giận dữ: “Tại sao ông lại nhấn nước tôi đến suýt chết?”. Ông già thông thái thản nhiên hỏi: “Này cậu bé, khi ở dưới nước và cầm chắc cái chết thì con mong muốn điều gì nhất?”
Cậu bé ngập ngừng suy nghĩ một lúc, rồi nhỏ nhẹ trả lời: “Con muốn thở.” Bấy giờ Socrates mới nở một nụ cười rạng rỡ, âu yếm nhìn cậu bé và nói: “Thế đấy! Nếu con thật sự mong muốn và cố gắng để đạt được điều gì hệt như khi con muốn thở lúc này, thì thể nào con cũng đạt được điều ấy”.
ERIC SAPERSTON kể lại
Chiến thắng của “người thua cuộc”
Đối với Sparky, có một việc hầu như không thể nào hoàn thành tốt là học tập. Sparky phải ở lại lớp chín vì thi hỏng tất cả các môn. Lên lớp mười, Sparky bị điểm không môn vật lý, đại số, tiếng Latinh và tiếng Anh. Học tập đã thế, thể thao lại còn tệ hơn. Mặc dù cố gắng để được vào đội tuyển golf của trường, Sparky đã thua trận đấu tranh giải nhất nhì, rồi tiếp tục thua nốt trận tranh giải khuyến khích.
Suốt thời trung học, Sparky là một người nhút nhát vụng về. Không hẳn bạn bè ghét bỏ Sparky, mà thực ra chẳng ai thèm để ý đến sự có mặt của anh. Vì thế thật đáng ngạc nhiên nếu có một anh bạn nào đó chào tạm biệt Sparky sau giờ học. Ai nấy băn khoăn không biết khi nào thì anh mới có người yêu. Sparky chưa từng rủ được một cô bạn nào đi chơi, vì anh sợ nếu người ta từ chối thì thật là ê mặt.
Cuối cùng “người thua cuộc” trở thành danh hiệu của Sparky. Không biết từ bao giờ, Sparky có ý nghĩ rằng một người ngớ ngẩn như anh thì không thể làm được việc gì cho ra hồn. Hay nói cách khác, Sparky chấp nhận mình là một người tầm thường tệ hại khó thay đổi.
Tuy nhiên Sparky say mê vẽ tranh và rất tự hào về năng khiếu hội họa của mình. Đáng buồn là chẳng một ai nhìn thấy khả năng nghệ thuật ấy của anh. Năm học lớp mười một, Sparky gửi một vài mẩu truyện tranh cho ban biên soạn sách niên giám, nhưng không được chọn in. Mặc kệ, Sparky vẫn tự tin đến nỗi quyết tâm trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Sparky viết thư cho Công ty Walt Disney. Người ta yêu cầu Sparky gửi một vài bản vẽ mẫu của anh, và một truyện tranh theo chủ đề mà họ đưa ra. Sparky đã dồn hết mọi khả năng, tâm trí và thời gian vào công việc. Thế nhưng, xôi hỏng bỏng không. “Người thua cuộc” lại một lần nữa thất b
Thế là Sparky quyết định thực hiện cuốn tự truyện bằng tranh mô tả một cách chân thực nhất thời thơ ấu của chính mình – một cậu bé lúc nào cũng thất bại, một học sinh yếu kém thâm căn cố đế. Nhân vật truyện tranh đó chẳng mấy chốc trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Sparky, một cậu bé học hành chậm chạp và luôn bị từ chối hết lần này đến lần khác, chẳng ai khác chính là họa sĩ nổi tiếng Charles Schultz. Ông là cha đẻ của loạt truyện tranh hài hước “Đậu phộng” với nhân vật là cậu bé tí hon Charlie Brown được không thể nào thả nổi một con diều và chưa bao giờ đá một quả banh cho ra hồn.
EARL NIGHTINGALE


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui